Thủ tục tái thẩm vụ án dân sự

22/03/2023
Tái thẩm dân sự là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án bị kháng nghị do mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà toà án và các đương sự đã không biết được khỉ toà án giải quyết vụ án. Tái thẩm cũng là thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự như thủ tục giám đốc thẩm. Trong đó, toà án có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có kháng nghị. Tuy vậy, việc xét lại bản ăn, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục này là dựa trên cơ sở mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án chứ không phải trên cơ sở phát hiện được sai lầm, vi phạm pháp luật.của toà án trong việc giải quyết vụ án. Tính chất của tái thẩm dân sự được quy định tại Điều 351 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.

1- Khái niệm và ý nghĩa tái thẩm dân sự

a) Khái niệm tái thẩm dân sự

Trên thực tế, có nhiều trường hợp sau khi bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mới phát hiện được những tình tiết có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vụ án nhưng lúc ra bản án, quyết định, các đương sự và toà án đã không thể biết được. Do mới phát hiện được những tình tiết của vụ án mà trước đó các đương sự và toà án đã không biết được làm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án trở nên không phù họp với thực tế khách quan của vụ án, không đúng đắn. Đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật này vẫn cần phải được xét lại. Khi phát hiện được những tình tiết mới, người có thẩm quyền của toà án cấp trên, viện kiểm sát cấp trên có quyền kháng nghị yêu cầu toà án có thẩm quyền xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án. Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong trường hợp này được gọi là thủ tục tái thẩm.

Tái thẩm dân sự là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án bị kháng nghị do mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà toà án và các đương sự đã không biết được khỉ toà án giải quyết vụ án.

Tái thẩm cũng là thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự như thủ tục giám đốc thẩm. Trong đó, toà án có thẩm quyền kiểm tra tính hợp pháp của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có kháng nghị. Tuy vậy, việc xét lại bản ăn, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục này là dựa trên cơ sở mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án chứ không phải trên cơ sở phát hiện được sai lầm, vi phạm pháp luật.của toà án trong việc giải quyết vụ án. Tính chất của tái thẩm dân sự được quy định tại Điều 351 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015.

Thủ tục tái thẩm lần đầu được quy định trong Luật tổ chức toà án nhân dân năm 1981. Sau đó được quy định tại Luật tổ chức toà án nhân dân năm 1992, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2004. Hiện nay, thủ tục tái thẩm được quy định tại Chương XXI Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật này.

b) Ý nghĩa tái thẩm dân sự

Tái thẩm dân sự có ý nghĩa quan trọng đối với cả việc giải quyết vụ án dân sự của toà án và việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm giúp cho toà án khắc phục được những thiếu sót trong những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không phụ thuộc vào thời gian bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và được thi hành từ bao giờ. Vì vậy, tái thẩm dân sự cũng bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong công tác xét xử của toà án. Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm bảo đảm cho bản án, quyết định của toà án có căn cứ và hợp pháp, từ đó có tác dụng bảo vệ được các quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án.

2- Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm dân sự

a) Khái niệm kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Để bảo đảm bản án, quyết định của toà án đã tuyên là hợp pháp và có căn cứ trong trường hợp bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật mới phát hiện được các tình tiết quan trọng làm thay đổi nội dung vụ án thì người có thẩm quyền của toà án, viện kiểm sát có quyền yêu cầu toà án có thẩm quyền xét lại bản án, quyết định đó. Hoạt động này được gọi là kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
Kháng nghị theo thủ tục tái thấm là hoạt động của người có thăm quyên của toà án, viện kiêm sắt trong việc yêu cầu toà án có thẩm quyền xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật do phát hiện được tình tiết mới làm thay đổi nội đung vụ án dân sự.

b) Người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Thủ tục tái thẩm bảo đảm cho bản án, quyết định đã tuyên hợp pháp và có căn cứ. Tuy vậy, việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lục pháp luật theo thủ tục tái thẩm không được tuỳ tiện làm mất tính ổn định của bản án, quyết định. Hơn nữa, để nâng cao trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong việc tổ chức kiểm sát, giám đốc việc xét xử thì chỉ những người đó mới có quyền kháng nghị yêu cầu toà án xét lại bản án, quyết định theo thủ tục tái thẩm. Đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác chỉ có quyền phát hiện các tình tiết là căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm và thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị. Trong trường hợp phát hiện tình tiết là căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, viện kiểm sát, toà án phải thông báo bằng văn bản cho những người có quyền kháng nghị biết để họ xem xét việc kháng nghị.

Căn cứ vào Điều 354 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 thì những người sau đây có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp cao; bản. án, quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

- Chánh án toà án nhân dân cấp cao, viện trưởng viện kiểm sát cấp cao có quyền kháng nghị bản án, quyết định đắ có hiệu lực pháp luật của toà án nhân dân cấp tỉnh, toà án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
 
Người đã kháng nghị bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm có quyền yêu cầu hoãn thi hành án và có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Việc quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được tiến hành khi đã kháng nghị hoặc trong quyết định kháng nghị.

c) Đối tượng kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Đối tượng kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án trước đó toà án và các đương sự không thể biết được khi giải quyết vụ án dân sự. Giống như ở thủ tục giám đốc thẩm, đối tượng kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bao gồm tất cả các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tuy vậy, khác với đổi tượng kháng nghị giám đốc thẩm, những bản án, quyết định là đổi tượng kháng nghị theo thủ tục tái thẩm trong quá trinh giải quyết vụ án dân sự, toà án có thể không có sai lầm, vi phạm pháp luật. Nếu không phát hiện ra được những tình tiết quan trọng của vụ án dân sự mà toà án, đương sự đã không thể biết được khi giải quyết vụ án và không xác định được mối liên quan của nó với việc ra bản án, quyết định thì những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật này vẫn được coi là đúng đắn.

d) Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Để tiến hành kháng nghị, người có thẩm quyền kháng nghị phải dựa trên những căn cứ nhất định do pháp luật quy định. Những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được pháp luật quy định dựa trên cơ sở mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án dân sự mà trước đó toà án và đương sự đã không thể biết được. Các căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thầm hiện được quy định tại Điều 352 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau:

Một là mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án. Khi xác định những tình tiết nào mới được phát hiện là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì phải xét tới các vấn đề sau:
- Tình tiết mới được phất hiện phải là tình tiết đã có vào lúc toà án giải quyết vụ án mà toà án và đương sự đã không thể biết được. Những tình tiết mới phát sinh sau khi toà án giải quyết vụ án thì không phải là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, có chăng chỉ có thể là căn cứ để khởi kiện một vụ án khác.
- Tình tiết tiết mới được phát hiện phải là những tình tiết quan trọng, liên quan đến vụ án, làm thay đổi hẳn nội dung vụ án, làm cho bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không hợp pháp, không có căn cứ. Đối với những tình tiết tuy mới được phát hiện nhưng không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật giữa các đương sự, không có mối quan hệ nhân quả đối với quyết định của toà án tái thẩm thì cũng không là căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
- Những tình tiết mới được phát hiện làm căn cử để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm phải là những tình tiết toà án muốn xác định được phải qua quá trình xét xử lại. Những tình tiết đã có sẵn trong hồ sơ vụ án, toà án không đánh giá sử dụng hoặc những tình tiết đã có vào lúc toà án giải quyết vụ án nhưng do sai lầm nên toà án không phát hiện được, không yêu cầu đương sự cung cấp thì không được coi là tình tiết mới.

Hai là có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng. Bằng chứng, kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch là những phương tiện quan trọng được toà án sử dụng để xác định sự thật của vụ án. Trong nhiều trường hợp, nó mang  tính chất quyết định đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Vì vậy, khi có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng thì phải kháng nghị xét lại bản án, quyết định theo thủ tục tái thẩm.

Ba là thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật. Thẩm phán, hội thẩm nhân dân và kiểm sát viên là những người có trách nhiệm trong việc giải quyết vụ án. Nếu họ đã cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cổ tình kết luận trái pháp luật thì vụ án sẽ được giải quyết không đúng với bản chất của nó. Vì vậy, nếu đã phát hiện được thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cổ tình kết luận trái pháp luật thì phải kháng nghị xét lại bản án, quyết định theo thủ tục tái thẩm. Tuy vậy, trên thực tế nhiều người có thể không đồng ý với quyết định của toà án, họ có thể vu khống người này trong việc giải quyết vụ án. Do đó, khi xác định “thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kểt luận trái pháp luật” là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, người có thẩm quyền kháng nghị cần thận trọng xem xét thật kĩ trước khi kháng nghị. Chỉ nên kháng nghị khi các hành vi lạm quyền trên của thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên đã được xác định trong bản án, quyết định của toà án hoặc quyết định cùa cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật và là nguyên nhân cho việc giải quyết vụ án không đúng.
 
Bốn là bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà toà án đã căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ.

Một sự kiện pháp lí nếu đã được xác định trong bản án, quyểt định của toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì khi giải quyết vụ án, toà án có thể căn cứ vào đó để giải quyết vụ án mà không cần phải xác định lại. Tuy vậy, nếu việc xác định sự kiện này của toà án hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước đó có sai lầm nên bản án, quyết định của toà án đã dựa vào để giải quyết vụ án đã bị huỷ thì phải kháng nghị để xét lại bản án, quyết đinh của toà án vì lìó đã giải quvết vu án không đúng với bản chất của nó.
 
Để xác định căn cứ kháng nghị, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm có thể dựa vào những tin tức nhận được, của các đương sự, các công dân, các tổ chức kinh tế, xã hội, các cơ quan nhà nước v.v. và cả phản ánh của toà án đã giải quyết vụ án. Trường hợp đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện được tình tiết mới của vụ án thì thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm. Trường hợp viện kiểm sát, toà án phát hiện được tình tiết mới của vụ án thì cũng phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị. Hậu quả của việc kháng nghị sẽ dẫn đến việc toà án có thẩm quyền xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và tạm đình chỉ việc thi hành án. Vì vậy, người có thẩrụ quyền kháng nghị phải xác minh kĩ trước khi kháng nghị. Đối với bản án, quyết định nếu kháng nghị cũng không sửa chữa được thì không nên kháng nghị.
Trường hợp viện kiểm sát muốn nghiên cứu hồ sơ vụ án để xem xét việc kháng nghị thì việc mượn hồ sa, nghiên cứu hồ sơ của viện kiểm sát ở thủ tục này cũng được tiến hành như ở thủ tục giám đốc thẩm.

đ) Thời hạn kháng nghị, thay đổi, bổ sung và rút kháng nghị

Để sớm xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bảo đảm cho bản án, quyết định của toà án phù hợp với thực tế khách quan thì phải sớm kháng nghị khi đã phát hiện được căn cứ để kháng nghị. Từ đó, Điều 355 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm kể từ ngày phát hiện được tình tiết là căn cứ kháng nghị. Người đã kháng nghị tái thẩm có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị quy định tại Điều 355 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Người đã kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định kháng nghị trước khi mở phiên toà hoặc tại phiên toà tái thẩm (Điều 335, Điều 357 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015).

e) Hình thức kháng nghị và gửi quyết định kháng nghị

Việc kháng nghị theo thủ tục tái thẩm cũng được tiến hành bằng vàn bản. Quyết định kháng nghị tái thẩm phải được gửi ngay cho toà án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các đương sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị. Trong trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc chánh án toà án nhân dân cấp cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ trong thơi hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn đó, viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án cho toà án có thẩm quyền tái thẩm. Trong trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho toà án có thẩm quyền tái thẩm.

f) Hoãn và tạm đình chỉ thi hành án

Trong trường hợp cần phải hoãn việc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xem xét việc kháng nghị thì người có quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền hoãn thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xem xét việc kháng nghị. Trong trường hợp cần phải tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị để tránh hậu quả có thể xảy ra không thể khắc phục được, người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu ỉực pháp luật cũng có quyền tạm đình chỉ việc thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm. Tuy nhiên, việc tạm đình chỉ thi hành án chỉ được thực hiện khi đã kháng nghị hoặc trong quyết định kháng nghị.

0 bình luận, đánh giá về Thủ tục tái thẩm vụ án dân sự

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.19910 sec| 1007.422 kb