Tin tức

Những nội dung cơ bản của hợp đồng đối tác công tư
Hợp đồng dự án PPP là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP theo quy định của pháp luật. Hợp đồng PPP cần có những nội dung cơ bản được quy định tại điều 40 Nghi dinh so 63/2018/NĐ-CP.

Khái quát về hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư
Hợp đồng đối tác công tư (hợp đồng PPP) là một trong các hình thức đầu tư theo hợp đồng mà nhà đầu tư có thể lựa chọn khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Các quy định về hợp đồng PPP với tính chất là một hình thức đầu tư trước hết được quy định trong Luật đầu tư năm 2014, sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2017, 2018, 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành bao gồm: Nghị định số 63/2018/NĐ-CP; Thông tư số 09/2018/TT-BKHĐT ngày 28/12/2018 của Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 63/2018/NÐ-CP ngày 04/5/2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư(sau đây viết gọn là Thông tư số 09/2018/TT-BKHDT). Bên canh đó, vì hợp đồng PPP có sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước trong quá trình thực hiện dự án PPP, nên hợp đồng PPP còn chịu sự điều chỉnh Luật đầu tư công năm 2014,sửa đổi, bổ sung năm 2018, Luật Đấu thầu năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2016,2017,2019,Nghi dinh so 30/2015/NÐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư. Không chỉ thế, mục tiêu của các dự án PPP thường là những dự án đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trong các lĩnh vực cụ thể như giao thông, y tế, giáo dục, v.v. nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì vậy, bên cạnh những văn bản pháp luật quy định chung, quá trình đàm phán, giao kết và thực hiện hợp đồng PPP còn chịu sự điều chỉnh của những văn bản pháp luật chuyên ngành như Luật Xây dựng, Luật Điện lực, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giáo dục, Luật Bảo vệ môi trường, v.v..

Nhận diện hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư
Ở các quốc gia trên thế giới, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa là động lực chính cho sự phát triển. Theo đó, khi hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia được phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Chính vì vậy, nhu cầu về vốn đầu tư phục vụ cho việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở moi quốc gia luôn được đặt ra hết sức cấp thiết trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước. Về nguyên tắc, hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội thuộc về trách nhiệm của Nhà nước. Tuy nhiên, đây thực sự là một thử thách không hể nhỏ cho Chính phủ Việt Nam, khi mà nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA hiện tại chỉ đáp ứng được khoang 1/2 nhu cầu nói trên. Để giải quyết vấn đề này, việc cái thiện đầu tư công đồng thời xây dựng những điều kiện phù hợp đê thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng là những giải pháp quan trọng để giải quyết những thách thức về cơ sở hạ tầng ở nước ta hiện nay.

Chủ thể đầu tư theo hợp đồng PPP
Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) 2020 gồm 101 điều có hiệu lực từ 01/01/2021. Chủ thể đầu tư của hợp đồng đầu tư sẽ là chủ thể chung của đầu tư và cũng có một số đặc điểm riêng. Hợp đồng PPP sẽ có các điều khoản về quyền mà Nhà nước nhượng lại, giao cho nhà đầu tư với tư cách là chủ thể đầu tư theo hợp đồng PPP. Hợp đồng cũng cần làm rõ mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án, thời gian xây dựng công trình dự án. Quyền của chủ thể đầu tư theo hợp đồng PPP là những nội dung đáng chú ý.