Tin tức
Hiến pháp năm 2013
Hiến pháp nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIII là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước.
Hiến pháp có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014, là sự đảm bảo chính trị - pháp lý vững chắc cho dân tộc ta, nhân dân ta và nhà nước ta vượt qua những thách thức khó khăn, vững bước tiến lên trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Hiến pháp vừa kế thừa được giá trị to lớn của các bản Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992, vừa thể chế hoá các quan điểm, phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001
Những chủ trương mới mà Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra, đòi hỏi phải sửa đổi Hiến pháp để thể chế hóa, hiến định trong Hiến pháp; vừa khắc phục được những điểm bất cập nảy sinh trong thời gian qua, vừa tạo cơ sở thực hiện cho phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, góp phần đưa đất nước vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn đó.
Hiến pháp năm 1992
Hiến pháp năm 1992 đánh dấu một mốc quan trọng trong chính sách giáo dục và đào tạo của Nhà nước ta, thể hiện đúng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Hiến pháp năm 1992 ra đời đã kịp thời thể chế hoá đường lối đổi mới toàn diện của Đảng trong những năm đầu đổi mới, tạo cơ sở pháp lí hiến định quan trọng và hết sức cần thiết cho bước chuyển biến mang tính cách mạng của xã hội Việt Nam ở những năm cuối cùng của thế kỉ XX, từ cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, hành chính, bao cấp, sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện cải cách bộ máy nhà nước, dân chủ hoá một bước cơ bản mọi mặt đời sống xã hội, đã trực tiếp góp phần đưa xã hội Việt Nam ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài và ngày nay đang chuyển mạnh sang thời kì mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Hiến pháp Việt Nam năm 1980
Tháng 9 năm 1980, Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp kỳ đặc biệt để xem xét và cho ý kiến bổ sung, sửa chữa Dự thảo Luật Hiến pháp trước khi trình Quốc hội thảo luận, thông qua. Sau một thời gian thảo luận, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá VI đã nhất trí thông qua Hiến pháp năm 1980.
Hiến pháp năm 1959
Hiến pháp năm 1959 gồm có lời nói đầu và 112 điều, chia làm 10 chương. Lời nói đầu khẳng định nước Việt Nam là một nước thống nhất từ Lạng Sơn đến Cà Mau, khẳng định những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Lời nói đầu ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), đồng thời xác định bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Vị trí, vai trò của Ngành luật hiến pháp
Hệ thống pháp luật Việt Nam được tạo thành bởi nhiều ngành luật khác nhau. Mỗi ngành luật đều có vị trí độc lập tương đối do được hình thành trên cơ sở nhóm đối tượng điều chỉnh riêng mà chúng điều chỉnh. Trong số đó, ngành luật hiến pháp có một vị trí đặc biệt. Ngành luật hiến pháp không chỉ là một ngành luật độc lập mà còn có vị trí là ngành luật chủ đạo của toàn hệ thống.
Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật hiến pháp
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến Pháp là những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản riêng của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến Pháp bao gồm: (i) Phương pháp trao quyền;(ii) Phương pháp cấm; (iii) Phương pháp bắt buộc