Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001

23/03/2023
Everest Law Firm
Everest Law Firm
Những chủ trương mới mà Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra, đòi hỏi phải sửa đổi Hiến pháp để thể chế hóa, hiến định trong Hiến pháp; vừa khắc phục được những điểm bất cập nảy sinh trong thời gian qua, vừa tạo cơ sở thực hiện cho phù hợp với tình hình mới. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là để bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, góp phần đưa đất nước vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn đó.

1- Sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992

Sau khoảng 10 năm có hiệu lực, Hiến pháp năm 1992 đã phát huy được hiệu quả của một đạo luật cơ bản của nhà nước. Hiến pháp năm 1992 đã thực sự tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xây dựng bộ máy nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, mở rộng giao lun và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới phù hợp với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá của thế giới hiện đại. Tuy nhiên, sau một thập kỷ, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội có những thay đổi nhất định đòi hỏi Hiến pháp phải được bổ sung, sửa đổi nhằm phát huy hơn nữa hiệu lực và hiệu quả của nó trong việc điều chỉnh các QHXH. Dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ IX đã ban hành Nghị quyết số 43/2001/QH10 ngày 29/6/2001 về việc thành lập Uỷ ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992. Bản dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 đã được đưa ra thảo luận rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân. Sau khi tổng hợp các ý kiến đóng góp của nhân dân, bản dự thảo đã được chỉnh lý, bổ sung nhiều lần. Sau một thời gian làm việc khẩn trương với sự bàn bạc, thảo luận dân chủ, công khai, ngày 25/12/2001, Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ X với đa số tuyệt đối đã nhất trí thông qua Nghị quyết số 51/2001/QH10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992.

2- Nội dung cơ bản của những vấn đề được sửa đổi, bổ sung trong Hiến pháp năm 1992

Theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001, có 24 vấn đề được sửa đổi, bổ sung trong Hiến pháp năm 1992. Cụ thể:

- Những sửa đổi, bổ sung trong Lời nói đầu:

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống nồng nàn yêu nước, nhờ truyền thống yêu nước này mà chúng ta đã làm nên những trang sử vẻ vang cho nước nhà như đã nhiều lần đánh thắng các kẻ thù xâm lược mạnh hơn ta nhiều lần, đó là giặc Tống, Nguyên, Minh, Thanh và hai thực dân, đế quốc lớn thời hiện đại là Pháp và Mỹ. Vì vậy, phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa lớn trong thời đại ngày nay. Nhận thức sâu sắc về vấn đề này, Quốc hội đã nhất trí bổ sung cụm từ “phát huy truyền thống yêu nước” vào đoạn cuối của Lời nói đầu. Đoạn cuối của Lời nói đầu được viết như sau: “Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân Việt Nam nguyện phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường xây dựng đất nước, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp, giành những thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đối mới, xây dựng và bảo vệ Tố quốc.”

- Những sửa đổi, bổ sung trong Chương I - Chế độ chính trị.

Chương Chế độ chính trị được sửa đổi, bổ sung 4 điều. Đó là các điều 2, 3, 8, 9:

+ Ngày nay, các nước tiến bộ trên thế giới đều xây dựng nhà nước pháp quyền. Khái niệm nhà nước pháp quyền (Rule of law, L’Etat de droit) đã trở thành một khái niệm phổ biến trong đời sống chính trị - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới. Xây dựng nhà nước pháp quyền là xây dựng một nhà nước mà ở đó tất cả các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức nhà nước kể cả các quan chức cấp cao trong bộ máy nhà nước đều hoạt động theo đúng các quy định của hiến pháp và pháp luật. Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật không những là công cụ để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội mà còn là công cụ để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình và để giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước. Khẳng định tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta, Điều 2 Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”.

+ Mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mục tiêu này cần phải được thể hiện trong Hiến pháp. Vì vậy, Điều 3 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi đã ghi nhận: “Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn mình, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân”.

+ Sau hơn 15 năm (kể từ năm 1986) thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức của những mặt trái của nền kinh tế thị trường, trong đó có nạn tham nhũng trong bộ máy nhà nước. Đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước trở thành một trong những vấn đề được Nhà nước và xã hội quan tâm sâu sắc, vì vậy Hiến pháp sửa đổi đã đưa vấn đề đấu tranh chống tham nhũng lên nhiệm vụ hàng đầu.

Điều 8 Hiến pháp sửa đổi đã quy định: “Các cơ quan nhà nước, cán bộ, viên chức nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền”.

+ Đại đoàn kết toàn dân là một trong những truyền thống quý báu nhất của dân tộc Việt Nam. Nhờ tinh thần đại đoàn kết toàn dân mà dân tộc ta tuy nhỏ yếu đã đánh thắng thực dân, đế quốc hùng mạnh. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay luôn luôn là một tổ chức tập họp và đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, các lực lượng xã hội trong và ngoài nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam càng ngày càng tỏ ra là một tổ chức quan trọng trong hệ thống chính trị ở nước ta, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Để khẳng định và nâng cao hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Điều 9 Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Mặt trận Tô quôc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước.

Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả.

- Những sửa đổi, bổ sung trong Chương II - Chế độ kinh tế.

Chương Chế độ kinh tế được sửa đổi, bổ sung 5 điều: Điều 15, Điều lố, Điều 19, Điều 21, Điều 25.

+ Cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI với những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ mà loài người đã đạt được, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng. Ngày nay, nền kinh tế thị trường đã mang tính chất quốc tế hoá, bất cứ hàng hoá gì người ta cũng có thể mua, cũng có thể bán bất cứ ở đâu trong phạm vi toàn cầu. Như vậy, thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng hoá giờ đây không bó hẹp trong một quốc gia mà đã ở phạm vi toàn cầu. Trong điều kiện đó, bất kì một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế đều buộc phải hội nhập quốc tế, chấp nhận luật lệ chung trên cơ sở thoả thuận giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế, đồng thời phải bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia mình. Xác định rõ các nguyên tắc và định hướng trên đây, Điều 15 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi đã quy định: “Nhà nước xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong cơ sở phát huy nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thế là nền tảng”.

+ Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng, tuy nhiên muốn phát huy mọi tiềm năng kinh tế của đất nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong sản xuất, kinh doanh đều phải được phát triển lâu dài và bình đẳng trước pháp luật. Thể hiện tư tưởng này, Điều 16 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi đã quy định: “Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước là làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế gồm kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức, thúc đẩy xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và giao lưu với thị trường thế giới.

Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền lành tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phản kinh thể được sản xuất, kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.

Nhà nước thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Điều đáng lưu ý là trong Điều 16 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi đã bổ sung hai thành phần kinh tế là kinh tế tiểu chủ và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, theo quy định tại Điều 16 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi nước ta có 7 thành phần kinh tế.

+ Nhằm xác định rõ định hướng XHCN trong lĩnh vực kinh tế, Điều 19 Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Kinh tê nhà nước được củng cố và phát triển, nhất là trong các ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân".

+ Điều 21 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi được bổ sung thành phần kinh tế tiểu chủ cho phù hợp với Điều 16, theo đó Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được thành lập doanh nghiệp, không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế dân sinh.

Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển.

+ Về hoạt động đầu tư về Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Điều 25 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi quy định: “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước”.

- Những sửa đổi, bổ sung trong Chương III - Văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ.

Chương này được sửa đổi, bổ sung trong 4 điều: Điều 30, Điều 35, Điều 36, Điều 37.

+ Trong thời đại hội nhập và toàn cầu hoá, việc xây dựng một nền văn hoá Việt Nam hiện đại, vừa tiếp thu được những tinh hoa văn hoá nhân loại, vừa giữ được bản sắc của văn hoá dân tộc là một nhiệm vụ hết sức quan trọng có ý nghĩa chiến lược. Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, vì vậy phải thể hiện rõ tư tưởng chủ đạo trên đây. Vì vậy, Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân.
Nhà nước thống nhất quản lý sự nghiệp văn hoá. Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hóa phản động, đồi trụy; bài trừ mê tín, hủ tục”.

+ Giáo dục và đào tạo thường gắn liền với nhau. Phát triển giáo dục là nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, như vậy theo nghĩa rộng giáo dục bao gồm cả đào tạo, còn đào tạo có nghĩa hẹp hơn giáo dục. Đào tạo có nghĩa là giáo dục nghề nghiệp. Neu nâng cao dân trí là nhu cầu không có giới hạn, thì đào tạo nghề nghiệp lại theo những nhu cầu nhất định, theo sự cần thiết của phân công lao động xã hội. Vì vậy, Quốc hội đã nhất trí sửa đổi quy định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” thành "phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu.” (Điều 35 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi).

+ Sau hơn 15 năm đổi mới, Việt Nam không những đạt được những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực kinh tế, mà trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cũng đã đạt được những tiến bộ lớn. Chúng ta về cơ bản đã phổ cập giáo dục tiểu học và xoá nạn mù chữ như quy định của Hiến pháp năm 1992. Vì vậy, nhiệm vụ tiếp tục của chúng ta là phải thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Và điều này đã được thể hiện trong Điều 36 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi.

+ Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Khoa học và công nghệ vốn đã giữ vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, giờ đây càng trở nên quan trọng hơn. Phát triển khoa học và công nghệ cũng như phát triển giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu. Quốc hội với đa số tuyệt đối đã nhất trí bổ sung điều này vào phần đầu của Điều 37 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi.

- Những sửa đổi, bổ sung trong Chương V - Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Chương V được sửa đổi, bổ sung tại 2 điều: Điều 59 và Điều 75.

+ Đoạn cuối của Điều 59 trước đây quy định: "Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hoá và học nghề phù hợp”. Đoạn này được sửa đổi và bổ sung lại như sau: "Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hoá và học nghề phù hợp". Việc sửa đổi, bổ sung như vậy là cần thiết vì thuật ngữ “khuyết tật” chính xác hơn thuật ngữ “tàn tật” và ngoài trẻ em khuyết tật còn có những trẻ em đặc biệt khó khăn khác cũng cần phải được sự giúp đỡ của nhà nước và xã hội để được học văn hoá và học nghề như trẻ em mà bố mẹ và người thân đều mất trong tai biến thiên nhiên, tai nạn giao thông hoặc bệnh tật, trẻ em vì nhiều lý do khác nhau bị bỏ rơi mà không thể tìm lại bố mẹ, người thân...

+ Nhằm thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, trong đó có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bảo hộ quyền lợi chính đáng của họ, giúp họ luôn hướng đến quê hương, đất nước, nhớ về cội nguồn của mình, Điều 75 Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung như sau: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đảng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước".

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest

- Những sửa đổi, bổ sung trong Chương VI - Quốc hội.

Trong Chương VI có sự sửa đổi, bổ sung tại Điều 84 (các điểm 4, 5, 7, 13) và Điều 91 (bãi bỏ điểm 8, sửa đổi điểm 9 và đảo lại trật tự nội dung tại các điểm 10, 11, 12).

+ Thực hiện việc phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương theo hướng tăng thẩm quyền cho chính quyền địa phương, điểm 4 Điều 84 trước đây quy định Quốc hội quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế. Nay theo quy định mới, Quốc hội chỉ phân bổ ngân sách trung ương còn phân bổ ngân sách địa phương thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân địa phương. Các thẩm quyền khác quy định trong điểm 4 Điều 84 vẫn giữ nguyên như cũ.

+ Vấn đề tôn giáo ở nước ta cũng như ở các nước trên thế giới là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, vì vậy chính sách tôn giáo phải do Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất quyết định. Nhận thức sâu sắc vấn đề trên, các nhà lập pháp Việt Nam đã bổ sung vào điểm 5 Điều 84, theo đó Quốc hội không những có nhiệm vụ và quyền hạn quyết định chính sách dân tộc như quy định trước đây mà còn quyết định chính sách tôn giáo của Nhà nước.

+ Nhằm tăng cường chức năng giám sát của Quốc hội đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu và phê chuẩn, điểm 7 Điều 84 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi quy định Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

+ Nhằm phân biệt việc phê chuẩn các loại điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký kết và đề nghị Quốc hội phê chuẩn với việc phê chuẩn điều ước quốc tế do Chính phủ ký kết và Chủ tịch nước đề nghị Quốc hội phê chuẩn, điểm 13 Điều 84 Hiến pháp năm 1992 sửa đối quy định: Quốc hội "quyết định chính sách cơ bản về đổi ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp kỉ; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế khác đã được kỉ kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước”.

+ Điểm 8 Điều 91 bị bãi bỏ. Đây là điểm quy định về thẩm quyền của UBTVQH, trong thời gian Quốc hội không họp, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ và báo cáo với Quốc hội trong kỳ họp gần nhất của Quốc hội. Việc bãi bỏ quy định trên đây là hoàn toàn hợp lý, bởi lẽ Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, việc phê chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thành viên của Chính phủ là công việc đặc biệt quan trọng phải thuộc thẩm quyền của Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Kinh nghiệm nước ngoài cũng cho thấy rằng, việc phê chuẩn bổ nhiệm các thành viên Chính phủ và các nhân sự cấp cao trong bộ máy nhà nước thuộc thẩm quyền của Nghị viện (hoặc thượng nghị viện).

+ Việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược cũng là công việc đặc biệt quan trọng, đòi hỏi sự sáng suốt, thận trọng và cần thiết sự suy xét, bàn định của Quốc hội, cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, vì vậy chỉ trong trường họp Quốc hội không thể họp được thì UBTVQH mới có quyền quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh và báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội. Thể hiện tư tưởng trên đây cụm từ “trong thời gian Quốc hội không họp” (điểm 8 Điều 91 Hiến pháp năm 1992) đã được thay thế bằng cụm từ “trong trường hợp Quốc hội không thể họp được” (điểm 9 Điều 91 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi). Điều đó có nghĩa là nếu trong điều kiện Quốc hội có thể họp được thì UBTVQH phải triệu tập phiên họp bất thường của Quốc hội để quyết định vấn đề tuyên bố tình trạng chiến tranh.

- Những sửa đổi, bổ sung trong Chương VII - Chủ tịch nước.

Chương VII được sửa đổi, bổ sung tại các điểm 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 103.

+ Phù hợp với việc bãi bỏ điểm 8 Điều 91, điểm 4 Điều 103 được sửa đổi, bổ sung, theo đó Chủ tịch nước căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.

+ Điểm 6 Điều 103 trước đây quy định Chủ tịch nước căn cứ vào Nghị quyết của UBTVQH, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương, nay bổ sung: Trong trường hợp UBTVQH không thể họp được, ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương.

+ Điểm 7 Điều 103 trước đây quy định Chủ tịch nước có quyền đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH về các vấn đề quy định tại điểm 8, 9 Điều 91 trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày pháp lệnh hoặc nghị quyết được thông qua; nếu pháp lệnh, nghị quyết đó vẫn được UBTVQH biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí, thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất. Điểm này được sửa đổi lại, theo đó Chủ tịch nước chỉ có quyền đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp lệnh vì thẩm quyền của UBTVQH về các vấn đề quy định tại điểm 8 và 9 Điều 91 đã bị bãi bỏ.

+ Điểm 9 Điều 103 về nội dung không có gì khác trước, tuy nhiên được quy định cụ thể hơn.

+ Điểm 10 Điều 103 được bổ sung quy định Chủ tịch nước trình Quốc hội phê chuẩn các điều ước quốc tế đã trực tiếp ký.

- Những sửa đổi, bổ sung trong Chương VIII - Chính phủ.

Trong Chương VIII có sự sửa đổi, bổ sung ở điểm 8 Điều 112, điểm 2 Điều 114, Điều 116.

+ Điểm 8 Điều 112 trước đây chỉ quy định Chính phủ thống nhất quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước; ký kết, tham gia, phê duyệt điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ nay ngoài thẩm quyền trong Chính phủ còn có thẩm quyền đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm 10 Điều 103 (thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước).

+ Phù hợp với việc bãi bỏ thẩm quyền của UBTVQH phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, điểm 2 Điều 114 được sửa đổi, theo đó Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền đề nghị Quốc hội thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ; trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.

+ Điều 116 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi đã bãi bỏ thẩm quyền ban hành văn bản QPPL của thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Chính phủ.

-  Những sửa đổi, bổ sung trong Chương X - Toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân.

Chương X được sửa đổi, bổ sung tại Điều 137 và Điều 140.

+ Trước đây, theo quy định tại Điều 137, VKSNDTC kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác thuộc Chính phủ, các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các VKSND địa phương, các viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệm do luật định. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, do phạm vi kiểm sát rất rộng nên hiệu quả của công tác kiểm sát thấp, hơn nữa giữa cơ quan kiểm sát và thanh tra nhiều khi trùng lặp công việc của nhau. Vì vậy, Hiến pháp năm 1992 sửa đổi đã thu hẹp thẩm quyền của cơ quan kiểm sát, theo đó các cơ quan này chỉ thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

+ Điều 140 Hiến pháp năm 1992 quy định, viện trưởng các VKSND địa phương chịu trách nhiệm báo cáo trước Hội đồng nhân dân về tình hình thi hành pháp luật ở địa phương và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên, do phạm vi thẩm quyền của VKSND bị thu hẹp nên Điều 140 được sửa đổi, theo đó viện trưởng các VKSND địa phương chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân nhưng không phải về “tình hình thi hành pháp luật ở địa phương” như trước đây mà về việc thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương.

Tóm lại, trong 12 chương Hiến pháp năm 1992 chỉ có 4 chương là: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN (Chương IV); Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (Chương IX); Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh (Chương XI); hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp (Chương XII) là hoàn toàn giữ nguyên, còn lại từ lời nói đầu cho đến các chương khác đều có sửa đổi, bổ sung. Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử lập hiến Việt Nam, đánh dấu một bước hoàn thiện chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, củng cố việc tổ chức, phân công và phối hợp các nhánh quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, vì mục tiêu xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá của thế kỉ XXI.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực lao động của Công ty Luật TNHH Everest

0 bình luận, đánh giá về Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.18689 sec| 1059.5 kb