Đối tượng, phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến Pháp
1- Đối tượng điều chỉnh Luật Hiến pháp
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến Pháp là những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản riêng của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp gồm 3 nhóm sau
Nhóm 1: các QHXH nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng, chính sách đối ngoại'. Trong lĩnh vực chính trị, ngành LHP điều chỉnh các mối quan hệ nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất liên quan tới quốc gia, lãnh thổ, quyền lực nhà nước và tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, ví dụ: vấn đề chủ quyền quốc gia, quyền dân tộc cơ bản, bản chất của nhà nước, nguồn gốc của quyền lực nhà nước, hệ thống chính trị V.V.. Khi điều chỉnh các QHXH nền tảng của lĩnh vực chính trị, ngành LHP đồng thời thiết lập nền tảng của chế độ chính trị. Trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng và chính sách đối ngoại, những QHXH nền tảng mà ngành LHP điều chỉnh là những QHXH liên quan tới định hướng phát triển lớn của từng lĩnh vực, ví dụ mô hình phát triển kinh tế, định hướng giá trị phát triển nền văn hoá, khoa học, công nghệ V.V.. Qua việc điều chỉnh các QHXH đó, ngành LHP hình thành các chính sách cơ bản nhất, quan trọng nhất định hướng hoạt động của các cơ quan nhà nước trong từng lĩnh vực.
Nhóm 2: các QHXH nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực quan hệ giữa nhà nước và người dân, hay có thế gọi là các QHXH xác định quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân'. Trong đời sống xã hội, các ngành luật của hệ thống pháp luật Việt Nam quy định cho người dân, trong đó có công dân Việt Nam rất nhiều quyền và nghĩa vụ pháp lý trong các lĩnh vực khác nhau. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân là những quyền và nghĩa vụ nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất của từng lĩnh vực, ví dụ quyền bầu cử, ứng cử trong lĩnh vực chính trị, quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất, tự do kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế, quyền bất khả xâm phạm nhân phẩm, danh dự, tính mạng, tài sản trong lĩnh vực tự do cá nhân V.V.. Những quyền cơ bản này là nền tảng hình thành các quyền cụ thể của người dân trong từng lĩnh vực, ví dụ quyền được đăng ký kinh doanh, quyền được khởi kiện, quyền được yêu cầu bồi thường dân sự ngoài hợp đồng V.V.. Tập họp các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân tạo thành địa vị pháp lý cơ bản của người dân đối với nhà nước.
Nhóm 3: các QHXH nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Đây là các QHXH liên quan tới việc xác định các nguyên tắc tổng thể của bộ máy nhà nước Việt Nam, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam từ trung ương tới địa phương. Đây là nhóm đối tượng điều chỉnh lớn nhất của ngành LHP.
Xem xét ở góc độ khái quát, đối tượng điều chỉnh của ngành LHP có những đặc điểm riêng, qua đó khẳng định tính độc lập của ngành LHP trong hệ thống pháp luật Việt Nam, như sau:
Thứ nhất, đối tượng điều chỉnh của ngành LHP hiện diện ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tới các lĩnh vực dân sự, hình sự, tố tụng. Trong khi đó, đối tượng điều chỉnh của hầu hết các ngành luật khác thường nằm trong một lĩnh vực cụ thể, ví dụ luật thương mại, luật môi trường...
Thứ hai, mặc dù trải rộng trên nhiều lĩnh vực song đối tượng điều chỉnh của ngành LHP chỉ bao gồm các QHXH nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong từng lĩnh vực. Các QHXH cụ thể hơn của từng lĩnh vực thường là đối tượng điều chỉnh của các ngành luật khác, như ngành luật thương mại, hành chính, dân sự, đối với tư liệu sản xuất, tự do kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế, quyền bất khả xâm phạm nhân phẩm, danh dự, tính mạng, tài sản trong lĩnh vực tự do cá nhân V.V.. Những quyền cơ bản này là nền tảng hình thành các quyền cụ thể của người dân trong từng lĩnh vực, ví dụ quyền được đăng ký kinh doanh, quyền được khởi kiện, quyền được yêu cầu bồi thường dân sự ngoài hợp đồng V.V.. Tập hợp các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân tạo thành địa vị pháp lý cơ bản của người dân đối với nhà nước.
2- Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hiến pháp
2.1- Phương pháp trao quyền
Là phương pháp điều chỉnh mà theo đó pháp luật quy định cho các chủ thể một phạm vi quyền hạn hoặc một quyền cụ thể, tương ứng là nghĩa vụ của các chủ thể khác phải tôn trọng việc thực hiện quyền của các chủ thể được trao quyền. Ngành LHP sử dụng phương pháp này chủ yếu để quy định quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, ví dụ Quốc hội có quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật;[1] Chủ tịch nước có quyền công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh;[2] Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ v.v..
2.2- Phương pháp cấm
Là phương pháp điều chỉnh mà theo đó pháp luật áp đặt nghĩa vụ lên chủ thể tham gia quan hệ không được thực hiện một hành vi cụ thể. Ngành LHP sử dụng phương pháp này chủ yếu để bảo vệ các quyền tự do cơ bản không bị xâm hại bởi các cơ quan, tổ chức hay cá nhân, ví dụ các quy định: “không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý”; “không tải được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trải luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được sử dụng để điều chỉnh một số mối quan hệ trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, ví dụ “việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quả mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh” Ỷ “không được bắt, giam, giữ, khởi tổ đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; trong trường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang mà bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức bão cáo đề Quốc hội hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định”.
2.3- Phương pháp bắt buộc
Là phương pháp điều chỉnh mà theo đó pháp luật áp đặt một nghĩa vụ xử sự, hay nói cách khác là nghĩa vụ thực hiện một hành vi nhất định lên các chủ thể tham gia quan hệ. Ngành LHP sử dụng phương pháp này để quy định các nghĩa vụ cơ bản của người dân, ví dụ “mọi người ...có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”'2 “công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc”’,TA “mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định”... Bên cạnh đó, phương pháp này cũng được sử dụng khá phổ biến để quy định về một số khía cạnh hoạt động của các cơ quan nhà nước, ví dụ: “khỉ ban hành quy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng dân tộc”’,]“người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp hoặc tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội”
Ba phương pháp trên đây là những phương pháp điều chỉnh mang tính chất quyền uy, nghĩa là các bên phải tuyệt đối tuân thủ phạm vi quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định mà không được tự thỏa thuận thêm. Các phương pháp này không những được ngành LHP sử dụng mà còn đồng thời được sử dụng bởi một số ngành luật khác như ngành luật hành chính, luật hình sự, luật tố tụng hình sự V.V..



TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm