Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh

15/12/2022
Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong hoạt động hay có những định hướng mới cho hộ kinh doanh của mình thì có thể tạm ngừng kinh doanh. Việc tạm ngừng kinh doanh phải được thực hiện theo đúng thủ tục pháp luật quy định. Hộ kinh doanh có quyền tạm ngừng kinh doanh, tuy nhiên pháp luật có những quy định đối với việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh như: thủ tục tạm ngừng kinh doanh, thời hạn tạm ngừng,…

Trong quá trình kinh doanh ai cũng muốn việc kinh doanh được suôn sẻ và phát triển. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp, chủ hộ kinh doanh muốn tạm ngừng việc kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định vì một lý do nào đó.

Vậy, pháp luật có cho phép các chủ thể tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh không? Thủ tục tạm ngừng kinh doanh được thực hiện như thế nào? Cùng Luật Everset tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây.

1. Hộ kinh doanh là gì ?

Hộ kinh doanh là loại hình kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc do một hộ gia đình làm chủ, được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm cố định, có dưới mười lao động và chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình.

Khi nhắc đến hộ kinh doanh, các chủ thể thường nghĩ ngay đến việc thủ tục thành lập đơn giản: hồ sơ đơn giản và quy trình thực hiện cũng đơn giản hơn rất nhiều so với các mô hình khác.

Việc kinh doanh theo mô hình này sẽ mang lại cho chủ hộ kinh doanh những lợi ích như: chế độ chứng từ, sổ sách đơn giản, được áp dụng chế độ thuế khoán (không phải kê khai thuế hàng tháng) và quy mô gọn nhẹ phù hợp với việc kinh doanh nhỏ lẻ.

Do đó, khi có nhu cầu thành lập mô hình kinh doanh có quy mô nhỏ, đơn giản, không có nhiều phức tạp trong công tác nhân sự, kế toán thì các chủ thể nên lựa chọn mô hình hộ kinh doanh

2. Có được tạm ngừng kinh doanh không ?

Pháp luật có quy định cho phép hộ kinh doanh tạm ngưng hoạt động kinh doanh của mình tại Điều 76 Nghị định 78/2015/NĐ – CP.

Theo đó, hộ kinh doanh cá thể có thể tạm ngừng kinh doanh trong thời gian không quá 01 năm và phải thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền.

Riêng với trường hợp tạm ngừng kinh doanh dưới 30 ngày thì hộ cá thể không cần phải thực hiện thủ tục thông báo này.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, hộ kinh doanh có thể phải tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền khi không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

Khi thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh, hộ kinh doanh phải nộp đủ số thuế còn nợ với cơ quan quản lý thuế đồng thời thanh toán nợ và hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng với khách hàng và người lao động trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa các bên.

3. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh

3.1. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh: 

Khi tạm ngừng kinh doanh hộ trên 30 ngày thì chủ hộ sẽ phải chuẩn bị hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh bao gồm:

– Thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh theo mẫu do Bộ Kế hoạch đầu tư quy định tại Phụ lục III – 4 Thông tư 02/2019/TT – BKHĐT;

– Giấy chứng nhận đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể;

– Bản sao giấy tờ nhân thân của chủ thể nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh;

– Giấy ủy quyền nếu việc thông báo thực tạm ngừng kinh doanh được thực hiện bởi chủ thể không phải người đại diện hợp pháp của hộ kinh doanh.

Chủ thể thực hiện có thể nộp kèm trong hồ sơ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh cho việc tạm ngừng kinh doanh là hợp pháp.

Ngoài ra, tùy vào trường hợp cụ thể, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể yêu cầu thêm một số giấy tờ khác để xem xét giải quyết việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh.

- Đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì nộp thêm bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

3.2. Trình tự thực hiện tạm ngừng kinhn doanh: 

Để đảm bảo việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh không có vấn đề xảy ra thì các chủ thể thực hiện cần phải tiến hành theo thủ tục thông báo bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh

– Xác định trường hợp tạm ngừng kinh doanh của mình có cần phải thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan có thẩm quyền không?

– Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, xin xác nhận và thực hiện công chứng, chứng thực giấy tờ, tài liệu khi cần thiết.

– Xác định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thông báo để chuẩn bị số lượng bộ hồ sơ phù hợp.

– Các chủ thể hoàn thiện hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh bao gồm các giấy tờ nêu trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh 

Các chủ thể nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện và cơ quan thuế trực tiếp quản lý ít nhất là trước khi tạm ngừng kinh doanh 15 ngày.

Cụ thể, các chủ thể phải nộp 01 bộ hồ sơ đến Phòng Tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và 01 bộ hồ sơ đến Chi cục thuế huyện nơi đã đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Nhận kết quả thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kình doanh 

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Phòng Tài chính – kế hoạch sẽ cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh cá thể đăng ký tạm ngừng kinh doanh nếu hồ sơ thông báo đầy đủ và hợp lệ.

Đối với cơ quan thuế, cơ quan thuế không xác nhận việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh mà sẽ hoàn thiện hồ sơ thuế để làm căn cứ tính thuế của hộ cá thể khi đến kỳ hạch toán, quyết toán.

0 bình luận, đánh giá về Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.19827 sec| 950.094 kb