Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh
Qua bài viết này luật Everst sẽ cùng chúng ta sẽ cùng chia sẻ những điều cần phải biết về thủ tục để có thay đổi được nội dung đăng kí hộ kinh doanh :
1. Những nội dung được phép thay đổi trên Giấy đăng ký hộ kinh doanh
Theo quy định của Nghị định 01/2021 khi thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh thông báo nội dung thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi mình đã đăng ký. Những nội dung thay đổi bao gồm:
1) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
2) Ngành, nghề kinh doanh, trong quá trình hoạt động hộ kinh doanh có thể thay đổi, bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh;
3) Số vốn kinh doanh như có thể tăng hoặc giảm vốn kinh doanh;
4) Số lao động;
5) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân
hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
2. Hồ sơ thay đổi đăng ký hộ kinh doanh
Theo Điều 75 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hồ sơ tiến hành thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
Thành phần hồ sơ
- Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh
- Nếu hộ kinh doanh chuyển địa chỉ sang quận/huyện thuộc tỉnh/thành phố khác nơi hộ kinh doanh đã đăng ký, kèm theo thông báo phải có:
+ Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc đăng ký thay đổi địa chỉ đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
+ Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc
người đại diện hộ gia đình.
Lưu ý: Trường hợp không phải chủ sở hữu của hộ kinh doanh trực tiếp đến nộp hồ thì người được ủy quyền phải nộp văn bản uỷ quyền kèm bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:
+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
3. Trình tự thực hiện thay đổi
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Bước 1: Nộp hồ sơ
Có 02 cách thức để nộp hồ sơ, cụ thể:
- Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa UBND cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Tài chính - Kế hoạch.
- Nộp hồ sơ qua Cổng thông tin dịch vụ công của tỉnh/thành phố nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh.
Lưu ý: Trường hợp hộ kinh doanh chuyển địa chỉ sang quận/huyện thuộc tỉnh/thành phố khác nơi hộ kinh doanh đã đăng ký: Hộ kinh doanh gửi thông báo về việc chuyển địa chỉ đến UBND quận/huyện nơi dự định đặt địa chỉ mới.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho người thành lập hộ kinh doanh.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Tài chính - Kế hoạch phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả
Hộ kinh doanh căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ đến nhận kết quả. Khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh mới thì phải nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cũ.
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.
Lệ phí giải quyết: Do HĐND cấp tỉnh quyết định (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC). Thông thường, lệ phí giải quyết là 100.000 đồng/lần.
Như vậy, trên đây là toàn bộ thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Đây là thủ tục dễ dàng thực hiện, hộ kinh doanh chỉ cần chuẩn bị hồ sơ, nộp theo hướng dẫn trên và chờ nhận kết quả.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm