Tính ràng buộc và phương pháp áp dụng án lệ?

13/06/2021
Đào Lê Nhật Hậu
Luật sư cần làm gì để xác định được tính ràng buộc, không ràng buộc và phương pháp áp dụng án lệ thế nào?

Án lệ được thừa nhận là một nguồn vật có giá trị bắt buộc. Vậy tính ràng buộc, không ràng buộc và phương pháp áp dụng án lệ thế nào?

1- Tính ràng buộc và không ràng buộc của án lệ

Trong hệ thống thông luật, án lệ được thừa nhận là một nguồn vật có giá trị bắt buộc. Những án lệ hình thành và phát triển bởi tòa án đã đóng vai trò là nền tảng của pháp luật trong hệ thống pháp luật thông luật như hệ thống pháp luật nước Anh, Án lệ đã được định nghĩa và áp dụng trong thực tiễn gắn với nguyên tắc tuân theo án lệ (stare decisis).

Theo nguyên tắc này “thống luật gắn với quan điểm các quyết định của các vụ án xảy ra trước sẽ có giá trị ràng buộc đội với các thẩm phán xét xử các vụ án tương tự nảy sinh sau. Vì vậy, các thẩm phán và mọi người phải coi các án lệ như là luật.” Khí thông luật lan truyền và ảnh hưởng trên khắp thế giới, học thuyết về yêu cầu tuân theo án lệ đã trở thành nền tảng cho mọi hệ thống pháp luật mang đặc trưng điển hình của hệ thống thông luật.(xem thêm: dịch vụ ly hôn)

Nguyên tắc tuân theo án lệ trong thống luật đã trở thành một nguyên tắc có tính truyền thống và lâu đời trong hệ thống pháp luật Anh, Mỹ và các hệ thống pháp luật thông luật khác.2 Nguyên tắc tuân theo án lệ đòi hỏi các tòa án cấp dưới phải tuân theo án lệ của các tòa án cấp trên trong cùng một hệ thống tòa án. Tuy nhiên, như đã giới thiệu, việc tuân theo án lệ trong các hệ thống pháp luật thuộc truyền thống thông luật chỉ là sự tuân theo đòi hỏi của tập quán mà không phải là của luật thực định. Điều này có thể gây ngạc nhiên cho nhiều luật gia của các nước theo hệ thống dân luật thành văn.

Thực tế, không có bất cứ điều luật nào do cơ quan lập pháp ban hành để bắt buộc các thẩm phán của các nước thông luật phải tuân theo án lệ. “Không giống với hệ thống thông luật, các hệ thống pháp luật dân luật thành văn không chấp nhận nguyên tắc tuân theo án lệ trong hoạt động xét xử của tòa án như các nước thông luật.”. Đây là đặc điểm rất quan trọng để giải thích vì sao các thẩm phán của các nước dân luật thành văn không phải tuân theo án lệ trong hệ thống pháp luật của họ, bản hóa pháp luật của nước họ hình thành những xu hướng tuân theo án lệ.

Chúng ta có thể thấy ở Pháp và Đức trong vòng nhiều thập kỉ qua, trong nhiều lĩnh vực pháp luật của họ, án lệ đã trở t luật quan trọng nhưng không có sự tồn tại của nguyên tắc bắt buộc phải tuân theo án lệ trong pháp luật Đức, Pháp. Hay nói cách khác, thực sự không tồn tại một tập quán rõ rệt trong pháp luật của Pháp và Đức bắt buộc họ phải tuân theo án lệ. Vì vậy, án lệ nhìn chu thừa nhận là một nguồn luật có giá trị không bắt buộc trong thống pháp luật dân luật thành văn, mà chỉ có giá trị tham kh hướng cho hoạt động xét xử của thẩm phán.”

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần có cách tiếp cận linh hoạt nguyên tắc bắt buộc phải tuân theo án lệ trong hệ thống các n thông luật. Hiện nay, không còn sự tồn tại nguyên tắc bắt buộc nh tuân theo án lệ một cách cứng nhắc trong pháp luật của nước Anh kể từ khi Nghị viện Anh đưa ra tuyên bố vào năm 1966 răng không phải tuân theo các án lệ khi thấy án lệ đã lạc hậu và không phù hợp. Khi chúng ta nói rằng án lệ trong các hệ thống thông luật có giá trị bắt buộc, điều này không có nghĩa là án lệ sẽ luôn luôn có giá trị ràng buộc đối với các vụ việc tương tự nảy sinh. Thực chất, án lệ cũng như văn bản quy phạm pháp luật, có thể bị thay đổi, hủy bỏ trong các hệ thống thông luật. Vì vậy, cũng giống như các luật gia của các hệ thống dân luật thành văn khác, các luật gia của Việt Nam không để quá cường điệu sự phân tách thành hai nhóm giữa án lệ có tính buộc và án lệ không bắt buộc trong hệ thống thông luật và cô thành văn, (tìm hiểu: luật sư tư vấn ly hôn)

2- Phương pháp áp dụng án lệ

Đây là một lưu ý quan trọng cho việc phát triển tư duy pháp lý in luật sư ở Việt Nam thông qua tra cứu án lệ. Việc sử dụng án lệ Ang quá trình giải quyết các vấn đề pháp luật có thể coi là một tiêu chí quan trọng để phân biệt giữa phương pháp áp dụng án lệ của hệ thống thông luật và hệ thống dân luật. Richard B. Cappali đã viết: Trong phương pháp áp dụng án lệ của thông luật chúng ta đã nhìn Lấy sự phát triển của các quy phạm pháp luật bằng án lệ”.

Trong hệ thống thông luật, thẩm phán lập luận trong các quyết định của tòa án theo cách quy nạp (inductive method), tức là bắt đầu sự lập luận pháp luật trong bản án từ những án lệ cụ thể. Án lệ là yếu tố quan trong trong lập luận của thẩm phán, luật sư của các nước thông luật. Thậm chí ngày nay, khi văn bản quy phạm pháp luật đã trở nên phổ biến và chủ đạo trong nhiều lĩnh vực pháp luật của hệ thống pháp luật Anh và Mỹ, thẩm phán trong các hệ thống pháp luật nước này vẫn không từ bỏ phương pháp lập luận quy nạp truyền thống trong hệ thống pháp luật của họ. Hầu hết trong các lập luận đối với các vụ án cụ thể, thẩm phán thông luật đều viện dẫn đến các án lệ.

Trong khi đó, thẩm phán của hệ thống dân luật thành văn lại dùng phương pháp diễn dịch (deductive method) để lập luận trong các quyết định của họ trong xét xử bằng cách xuất phát từ căn cứ pháp lý của những quy định chung, các quy phạm pháp luật. Thẩm phán trong hệ thống dân luật thành văn không sáng tạo ra pháp luật trong quá trình xét xử. Họ bắt đầu lập luận của mình trong các quyết định của tòa án với hàng loạt các khái niệm, định nghĩa, nguyên tắc, quy phạm có sẵn trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Phương pháp diễn dịch được các thẩm phán trong hệ thống dân luật thành văn sử dụng để áp dụng các quy định được họ nêu ra với vụ án cụ thể. Trong quá trình áp dụng pháp luật, sự đòi hỏi về tính thống nhất, tính ổn định cũng được đặt ra với các hệ thống pháp luật dân luật thành văn. Vì. thẩm phán của Pháp và Đức thường lưu ý, cân nh. định của các vụ án do tòa án cấp tối cao đã đưa. khảo các bản án của tòa án cấp tối cao như là yếu tố áp dụng pháp luật thống nhất.

Tuy nhiên, khác và trong hệ thống thông luật, các thẩm phán trong hệ thành văn luôn coi các văn bản quy phạm pháp luật là cho các quyết định của họ thay vì dựa vào án lệ như thế hệ thống thông luật. Đối với các thẩm phán trong hệ th thành văn, họ thể hiện sự ngâm hiếu đối với việc phải lưu án lệ trong quá trình ra các quyết định khi xét xử.

Các thẩm phán của các tòa án trong hệ thống dân luật thành văn thông thừa ngắn gọn và sơ sài nếu so sánh với các bản án của các tòa án thống thông luật. Ví dụ, một bản án tiêu biểu của các thể Pháp thường không chứa đựng đầy đủ, chi tiết các thông tin, tình tiết của vụ việc và không có phần lập luận nội dung chi tiết  lý do ra quyết định của thẩm phán. Cách thể hiện này hoàn toàn khi với các bản án của tòa án trong hệ thống pháp luật Anh, Mỹ.

Tóm lại, phương pháp áp dụng án lệ của các thẩm phán dẫn luật thành văn là phương pháp diễn dịch đi từ cái chung đến cái riêng. Ngược lại, phương pháp áp dụng án lệ của các thẩm phán trong hệ thống thông luật là phương pháp quy nạp, được thực hiện bởi sự viện dẫn đến các án lệ trong các quan điểm lập luận dài dòng trong các bản án, miễn là các thẩm phán thấy rằng họ đã đưa ra lập luận thuyết phục trong quyết định của họ.

Liên quan đến khía cạnh coi án lệ như là luật, trong thông luật, sự hiểu biết về bản chất và cách áp dụng về án lệ thực sự là thiết. Để tìm hiểu nội dung và đạt được sự hiểu biết của các tòa án trong hệ thống thông luật gắn với sự vi dòng sự viện dẫn, bình luận đến nhiều án lệ khác nhau có thể là điều bình thường đối với các luật gia trong hệ thống thông luật. Nhưng đối với các luật gia trong hệ thống dân luật thành văn thì thật không đơn giản để họ đọc và hiểu các bản án của tòa án các nước thông luật. Và quan trọng hơn là hiểu được việc án lệ đã được viện dẫn và áp dụng như thế nào.

Như đã phân tích, theo phương pháp truyền thống thì trong một quyết định của tòa án được coi là án lệ khi phần “ratio decidendi” (lập luận về lý do ra quyết định của tòa án) được coi là phần bắt buộc đối với các vụ việc tương tự nảy sinh sau. Ngược lại phân “obiter” (phần chứa các thông tin lập luận không bắt buộc) chỉ có giá trị tham khảo mà thôi.(quna tâm: văn bản đơn ly hôn)

Đối với các luật gia của hệ thống dân luật thành văn, họ không cần có khái niệm phân biệt vừa nêu khi đọc các bản án được coi là án lệ trong hệ thống pháp luật dân luật thành văn. Điều này có thể lý giải bởi hai lý do: Thứ nhất, thẩm phán trong hệ thống dân luật thành văn không đưa ra quan điểm và lập luận dài dòng như thẩm phán của hệ thống thông luật.

Thứ hai, thẩm phán của hệ thống dân luật thành văn lập luận trong các bản án xoay quanh các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật thay vì cách như các đồng nghiệp trong thông luật thường viện dẫn đến các án lệ với sự lập luận tương tự. Sự lập luận tương tự với sự viện dẫn so sánh các án lệ đặc biệt cần thiết trong thông luật. Trong nhiều lĩnh vực pháp luật, trong hệ thống pháp luật thông luật vai trò của các án lệ vẫn được coi là nguồn luật chủ đạo. Ví dụ, luật bồi thường thiệt hại (tort law) trong pháp luật Anh.

Một khía cạnh khác cần đề cập liên quan đến phương pháp áp dụng án lệ, có lẽ luật gia trong hệ thống dân luật thành văn thường cho rằng trong quá trình xét xử các vụ án, các thẩm phán thông luật có sự tùy tiện trong việc ra quyết định hơn so với các thẩm phán trong hệ thống dân luật thành văn".

Bởi vì sự lập luận pháp luật dựa trên cơ sở án lệ dường như đối lập với sự lập luận pháp luật trên cơ sở các điều luật có sẵn trong các văn bản pháp luật đã được pháp điển hóa. Tuy nhiên, điều thú vị là các luật gia của 1 luật đã nhận thấy chính các quy phạm pháp luật với qu chung trong các bộ luật đã trao cho các thẩm phán tr dân luật một sự tùy nghi rất rộng trong hoạt động xét , Như Marryman đã nói về tính tùy nghi của các thẩm ph thống dẫn luật thành văn “Sự chắc chắn là giá trị phá tượng (abstract legal value). Giống như quân “Hậu” trong thể di chuyển bất cứ vị trí nào.”. Thực sự thì các thẩm n thống luật không hề có sự tùy tiện trong quyết định của họ. luôn đưa ra các quyết định trong vụ án trên lập luận rõ ràng và cụ thể nhất nếu có thể.

Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

Phương pháp tóm lược vụ việc khi nghiên cứu hồ sơ

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

(i) Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(ii) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(iii) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.net.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Tính ràng buộc và phương pháp áp dụng án lệ?

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Bình luận
X
0.34618 sec| 845.969 kb