Tổ chức hành nghề luật sư

"Luật sư luôn có cơ hội làm việc tử tế. Nhưng trước hết, bạn cần là một Luật sư tử tế".

- Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH Everest

Tổ chức hành nghề luật sư

Luật sư có thể hành nghề cá nhân hoặc hành nghề trong các Tổ chức hành nghề Luật sư như Văn phòng Luật sư, Công ty luật hoặc Hiệp hội, hoặc trong các cơ quan, tổ chức khác. Tùy thuộc quy định pháp luật của mỗi quốc gia và hình thức Tổ chức hành nghề Luật sư sẽ khác nhau.

Ở Việt Nam, hình thức Tổ chức hành nghề Luật sư là Văn phòng Luật sư và Công ty luật hợp danh và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Một Luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một Tổ chức hành nghề Luật sư. Trong trường hợp Luật sư ở các Đoàn Luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một Công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn Luật sư mà một trong các Luật sư đó là thành viên.

 

Liên hệ

I- HÌNH THỨC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

Tổ chức hành nghề Luật sư ở Mỹ gồm Văn phòng là Công ty luật hợp danh thông thường và c hữu hạn. Trong đó, Công ty luật hợp danh hữu hạn do ít nhất hai thành viên thành lập và có ít nhất một Luật sư chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của Công ty. Tổ chức hành nghề Luật sư ở Pháp lại được quy định dưới hình thức hiệp hội, Công ty dân sự nghề nghiệp hoặc Công ty luật hợp danh. Riêng ở Nhật Bản và Trung Quốc, Tổ chức hành nghề Luật sư chỉ là các Văn phòng Luật sư mà không có hình thức Công ty luật.

Ở Việt Nam, hình thức Tổ chức hành nghề Luật sư được quy định ngày càng mà rộng và đa dạng.Pháp lệnh Luật sư năm 2001 quy định Tổ chức hành nghề Luật sư chỉ là Văn phòng Luật sư và Công ty luật hợp danh. Tuy nhiên, khi Luật Luật sư được ban hành năm 2006 và được sửa đổi, bổ sung năm 2012, Tổ chức hành nghề Luật sư còn được bổ sung hình thức Công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Các quy định của Luật Luật sư năm 2006 như bảo đảm quyền tự do kinh đoành của cá nhân cũng như như đảm bảo sự phù hợp của Luật Luật sư với Luật Đoàn nghiệp. Việc quy định hình thức Công ty luật trách nhiệm hữu hạn cũng là một điểm khác biệt của Luật sư năm 2006.

Theo quy định tại Điều 32 Luật sư năm 2006. hình thức Tổ chức hành nghề Luật sư gồm Văn phòng Luật sư và Công ty luật. Tổ chức hành nghề Luật sư được tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật sư và quy định khác của pháp luật có liên quan như Luật Đoành nghiệp, Luật Thương mại, luật dân sự, các luật thuế... Để bảo đảm quyền lợi của khách hàng, Văn phòng Luật sư và Công ty luật có nghĩa vụ mua bán là trách nhiệm nghề nghiệp cho Luật sư của mình để bồi thường thiệt hại gây ra cho khách hàng.

Luật sư cũng quy định một Luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một Tổ chức hành nghề Luật sư. Trong trường hợp Luật sư ở các Đoàn Luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một Công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn Luật sư mà một trong các Luật sư đó là thành viên. Trong thời hạn 30 ngày, ký từ khi được cấp giấy đỉnh ký hoạt động, các Luật sư thành lập, tham gia thành lập Tổ chức hành nghề Luật sư không phải là thành viên của Đoàn Luật sư nơi có Tổ chức hành nghề Luật sư phải chuyến ví gia nhập Đoàn Luật sư nơi có Tổ chức hành nghề Luật sư hoặc chi nhánh của Tổ chức hành nghề Luật sư. Quy định trên không hạn chế hay mâu thuẫn với phương thức hành nghề tự do và tự do lựa chọn nơi hành nghề của Nghề Luật sư vì tổ chức hành nghề có quyền thành lập chi nhánh đế cung cấp dịch vụ pháp lý trong phạm vi cả nước.

1- Văn phòng Luật sư: 

Văn phòng Luật sư là Tổ chức hành nghề Luật sư do một Luật sư thành lập, được tổ chức và hoạt động theo loại hình đoành nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập Văn phòng Luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của Văn phòng. Văn phòng Luật sư có con dấu, tài khoản theo quy định của pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Luật sư lả Trưởng văn phòng. Tên của Văn phòng Luật sư do Luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật Đoành nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Luật sư".

Việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Luật sư được thực hiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định thay đổi và phải gửi văn bản đề nghị thay đổi người đại diện theo pháp luật và chó sơ đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Hồ sơ gửi đến Sở Tư pháp gồm: 

-    Giấy đề nghị thay đổi người đại diện theo pháp luật;
-    Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng Luật sư, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
-    Văn bản thỏa thuận giữa người đại diện theo pháp luật cũ và người dự kiến là đại diện theo pháp luật đối với việc thực hiỆn các quyền, nghĩa vụ của Văn phòng Luật sư, Công ty luật;
-    Họ, tên, sổ và ngày sinh của người dự kiến là đại diện theo pháp luật.

Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật được thực hiện theo quy định về thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Tổ chức hành nghề Luật sư.

2- Công ty luật: 

Công ty luật bao gồm Công ty luật hợp danh, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Thành viên của Công ty luật phải bao gồm cả thành viên thành lập và thành viên tham gia góp vốn. Công ty luật hợp danh và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải do ít nhất hai Luật sư thành lập. Tuy nhiên, Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn và các thành viên phải chịu trách nghiệm bằng toàn bộ tài sản của minh về mọi nghĩa vụ của  Công ty thành viên của Công ty luật trách nhiệm hữu hạn cho dù là loại hình một thành viên hay hai thành viên trở lên chỉ chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của Công ty trong phạm vi góp vốn của mình. 

Người đại diện theo pháp luật của Công ty luật là Giám đốc công ty. Giám đốc Công ty luật có hai thành viên trở lên phải là thành viên của Công ty và do các thành viên thỏa thuận. Luật sư làm chủ sở hữu Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Giám đốc công ty. Việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của Công ty luật hợp danh được thực hiện giống như đối với Văn phòng Luật sư. Đối với Công ty luật trách nhiệm hữu hạn, thay đổi người đại diện theo pháp luật chỉ cần gửi văn bản đề nghị và Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp. 

Tên của Công ty luật hợp danh, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Đoành nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “Công ty luật hợp danh" hoặc “Công ty luật trách nhiệm hữu hạn". 

II- ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC THÀNH LẬP TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

1- Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư

Thứ nhất, Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập Tổ chức hành nghề Luật sư phim có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho Văn phòng Luật sư, Công ty luật hoăc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức như trong các Ngân hàng, Tống công ty... Thời gian hai năm được tính từ ngày cấp thẻ hành nghề Luật sư.

Thứ hai, Tổ chức hành nghề Luật sư phải có trụ sở làm việc. Đây lả quy định bắt buộc nhằm đảm bảo việc quản lý nhà nước, quản lý của Đoàn Luật sư đối với các tổ chức hành nghề cũng như đảm bảo tính chuyên nghiệp, điều kiện cần thiết cho Tổ chức hành nghề Luật sư hoạt động. Tổ chức hành nghề Luật sư phải chứng minh được việc mình có trụ sở làm việc khi nộp hồ sơ thành lập tổ chức hành nghề. Trụ sở làm việc của Tổ chức hành nghề Luật sư có thể thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân thành viên hoặc có thể đi thuê.

2- Thủ tục thành lập tổ chức hành nghề luật sư: 

Tổ chức hành nghề Luật sư đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn Luật sư và Trưởng văn phòng Luật sư hoặc Giám đốc Công ty luật lả thành viên. Công ty luật do Luật sư ở các Đoàn Luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của Công ty. Tổ chức hành nghề Luật sư được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy ding ký hoạt động.

Tổ chức hành nghề Luật sư phải có hồ sơ đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp. Hồ sơ đăng ký hoạt động của Tổ chức hành nghề Luật sư gồm có: 

- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của Tổ chức hành nghề Luật sư gồm những nội dung chính như: tên Văn phòng Luật sư, Công ty luật; địa chỉ trụ sở; họ, tên, địa chỉ thường trú của Luật sư thành lập, tham gia thành lập; họ, tên, số và ngày cấp Thẻ Luật sư của người đại diện theo pháp luật; lĩnh vực hành nghề.
- Dự thảo Điều lệ của Công ty luật có các nội dung sau: Tên. địa chỉ trụ sở; loại hình Công ty luật; lĩnh vực hành nghề; họ, tên, địa chỉ thường trú của Luật sư thành lập, tham gia thành lập; quyền và nghĩa vụ của Luật sư chủ sở hữu hoặc các Luật sư thành viên; điều kiện và thủ tục tham gia hoặc rút tên khỏi danh sách Luật sư thành viên (đối với Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành tiên trở lên và Công ty luật hợp danh); cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành; thể thức thông qua quyết định, nghị quyết; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; nguyên tắc phân chia lợi nhuận và trách nhiệm của các Luật sư thành viên dổi với nghĩa vụ của Công ty (đối với Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và Công ty luật hợp danh); các trường hợp tạm ngừng, chấm dứt hoạt động và thủ tục thanh lý tài sản; thế thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty luật. Điều lệ Công ty luật phải có chữ ký của Luật sư chủ sở hữu hoặc của tất cả Luật sư thành viên. 

- Bản sao Chứng chỉ hành nghề Luật sư, bản sao Thẻ Luật sư của Luật sư thành lập Văn phòng Luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập Công ty luật.

- Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Tổ chức hành nghề Luật sư.

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, trong thời hạn mười ngày làm việc. Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Tổ chức hành nghề Luật sư. Trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, người bị từ chối cấp Giấy đăng ký hoạt động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. 

Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động, trong thời hạn bảy ngày làm việc, Trưởng văn phòng Luật sư hoặc Giám đốc Công ty luật phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao Giấy đăng ký hoạt động cho Đoàn Luật sư mà minh là thành viên. Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, CQNN khác có thẩm quyền, ủy ban nhân dân quận, huyện...; ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Đoàn Luật sư nơi Tổ chức hành nghề Luật sư đặt trụ sở. 

Tổ chức hành nghề Luật sư phải công bố nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức trên báo hàng ngày của Trung ương hoặc địa phương trong ba số liên tiếp trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày được cấp Giấy Đăng ký hoạt động. 

Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Tổ chức hành nghề Luật sư: Khi có sự thay đổi tên. địa chỉ trụ sở, chi nhánh, Văn phòng giao dịch, lĩnh vực hình nghể, danh sách Luật sư thành viên, người đại diện theo pháp luật của, Tổ chức hành nghề Luật sư cácnội dung khác trong hồ sơ đăng ký hoạt động thì Tổ chức hành nghề Luật sư phải đăng ký với Sở Tư pháp nơi Tổ chức hành nghề Luật sư đăng ký hoạt động. Thời hạn đểđăng ký là mười ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi, trưởng hợp có thay đổi nội dung Giấy ding ký hoạt động. Tổ chức hành nghề Luật sư được cấp lại Giấy đăng ký hoạt động. 

Trong thời hạn mười ngày làm việc, ké từ ngày thay đổi hoặc ké từ ngày nhận được Giấy đăng ký hoạt động cáp lại, Tổ chức hành nghề Luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Đoàn Luật sư về việc thay đổi. 

Trường hợp Giấy đăng ký hoạt động bị mất. bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, Tổ chức hành nghề Luật sư được cấp lại Giấy đăng ký hoạt động.

III- QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ

1- Quyền của tổ chức hành nghề luật sư:

- Thực hiện dịch vụ pháp lý: Nghề Luật sư là nghề cung cấp các dịch vụ pháp lý cho khách hàng, vì vậy, thực hiện dịch vụ pháp lý là quyền cơ bản, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Tổ chức hành nghề Luật sư. Theo quy định của Luật Luật sư, Tổ chức hành nghề Luật sư được cung cấp các dịch vụ pháp lý như tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác.

- Nhận thù lao và các chi phí liên quan đến cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng: Thù lao là khoản tiền bù đắp lại công sức mà bỏ ra để thực hiện dịch vụ pháp lý. Ngoài thù lao, chi phí Luật sư là những khoản tiền mà cán có dễ sử dụng trong khi thực hiện dịch vụ pháp lý như: tiên tàu xe, lưu trú. các chi phí hợp lý khác. Khách hàng của Luật sư phải thanh toán cho Luật sư thù lao và chi phí thực tế khi sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật sư.

Tổ chức hành nghề Luật sư được quyền nhận thù lao từ khách hàng và phải bảo đảm tuân thủ các quy định về thù lao và chi phí được quy định trong Luật Luật sư và trong Quy tắc đạo đức và ứng xử của Nghề Luật sư. Ngoài ra. Tổ chức hành nghề Luật sư phải đảm bảo sự công khai, minh bạch trong việc tính thù lao cho khách hàng. 

- Thuê Luật sư Việt Nam, Luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho Tổ chức hành nghề Luật sư: Đây là quyển cơ bản của một tổ chức, cá nhân kinh đoành được ghi nhận trong hiến pháp và Luật Đoàn nghiệp. Khi thuê Luật sư Việt Nam hay Luật sư nước ngoài cũng như nhân viên. Tổ chức hành nghề Luật sư phải bảo đảm các quy định của Bộ luật Lao động. Đối với Luật sư nước ngoài, Tổ chức hành nghề Luật sư còn phải bảo đảm các quy định của Luật Luật sư về việc hành nghề của Luật sư nước ngoài ở Việt Nam.

- Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà Nước; tham gia tư vấn, giải quốc các vụ việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi được yêu cầu. Đây lả quyến rất đặc thù chỉ có các Tổ chức hành nghề Luật sư của Việt Nam được thực hiện. Là quyền phát sinh từ bản chất, chức năng xã hội của Nghề Luật sư, cũng như là quyền để tổ chức hành nghề thực hiện được vai trò, chức năng của mình trong xã hội. Trong quá trình nhà nước xây dựng các chính sách, pháp luật, Tổ chức hành nghề Luật sư tham gia phản biện, đưa ra các ý kiến đồng góp ở khía cạnh là người áp dụng, thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi của công dân. khách hàng.

- Các quyên khấc bảo đảm quyên tự do kinh đoàn như hợp tác với Tổ chức hành nghề Luật sư nước ngoài; thành lập chi nhánh, Văn phòng giao dịch trong nước; đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài, cử Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý ở nước ngoài...

2- Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư:

Tổ chức hành nghề Luật sư cũng là một tổ chức hoạt động kinh đoành vì vậy phải tuân thủ các quy định, nghĩa vụ của một tổ chức kinh đoành như kinh đoành theo đúng giấy phép, thực hiện đúng các giao kết với khách hàng, thực hiện đầy dù các nghĩa vụ với nhà nước về thuế, phí, tài chính... Tuy nhiên, là một tổ chức cung cấp dịch vụ pháp lý, Tổ chức hành nghề Luật sư có những nghĩa vụ đặc thù và tổ chức kinh tế khác không có như: 

- Các Luật sư của tổ chức minh tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn Luật sư. Tạo điều kiện cho Luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý và tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cho Luật sư. Đây là các nghĩa vụ do chức năng xã hội của Luật sư quy định. Hàng năm, các Luật sư phải thực hiện nghĩa vụ trợ giúp pháp lý bắt buộc; tham gia bào chữa, bảo vệ trong trường hợp chỉ định. Vì vậy, Tổ chức hành nghề Luật sư không được từ chối hay gây khó khăn, cản trở Luật sư thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho là của tổ chức minh theo quy định của pháp luật về kinh đoành bảo hiểm.

- Nhận người tập sự hành nghề Luật sư và từ Luật sư có đủ điều kiện hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho người tập sự được tập sự, giám sáp quá trình tập sự của người tập sự hành nghề Luật sư. Muốn trở thành Luật sư, các cá nhân phải lập sự hành nghề. Việc tập sự hành nghề Luật sư chỉ hiệu quả khi tập sự trong chính Tập sự Nghề Luật sư. Ngoài ra, tránh tình trạng gây khó khăn, hạn chế sự độc quyền, triệt tiêu sự cạnh tranh, tổ chức hành nghề phải nhận, cử người hướng dẫn, giám sáp việc tập sự.

- Thực hiện việc quản lý và bảo đảm cho Luật sư của tổ chức minh tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc điều hành của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Luật sư và Nghề Luật sư - Học viện tư pháp)

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Tổ chức hành nghề luật sư

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.73024 sec| 1140.25 kb