Khái quát tranh chấp về hợp đồng tín dụng

"Niềm tin mù quáng vào nhà cầm quyền là kẻ thù lớn nhất của chân lý".

- Albert Einstein, là một nhà vật lý lý thuyết người Đức

Khái quát tranh chấp về hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng là một loại hợp đồng rất thông dụng trong đời sống kinh tế, xã hội nhưng mang tính chất đặc thù xuất phát từ bản chất của tín dụng ngân hàng và chủ thể thực hiện hợp đồng.

Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng là khi các bên có mâu thuẫn, bất đồng về việc thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng tín dụng mà không thể thương lượng giải quyết được.

Liên hệ

1- Khái niệm hợp đồng tín dụng và tranh chấp các hợp đồng tín dụng: 

Hợp đồng tín dụng là một loại hợp đồng rất thông dụng trong đời sống kinh tế, xã hội nhưng mang tính chất đặc thù xuất phát từ bản chất của tín dụng ngân hàng và chủ thể thực hiện hợp đồng.

Tín dụng ngân hàng là hoạt động kinh doanh đặc thù và riêng có của các tổ chức tín dụng. Theo khoản 14 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017  (sau đây gọi chung là Luật CTCTD), hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng là việc thỏa thuận cho khách hàng, gồm tổ chức và cá nhân, sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền trong một thời hạn nhất định theo nguyên tắc có hoàn trả thông qua nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, thấu chi, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và thẻ tín dụng. Trong số các hoạt động cấp tín dụng thì nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng được thực hiện nhiều nhất và chiếm tỷ lệ lớn nhất. 

Hợp đồng tín dụng đề cập trong khuôn khổ giáo trình này được giới hạn lại là hình thức pháp lý của quan hệ cho vay giữa tổ chức tín dụng với khách hàng vay, gồm tổ chức và cá nhân. Theo Luật CTCTD (khoản 16 Điều 4), cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. về bản chất, hợp đồng tín dụng cũng chính là một dạng của hợp đồng vay tài sản được quy định trong chế định về hợp đồng vay tài sản của BLDS 2015 (Mục 4 Chương XVI Phần thứ ba). Điểm đặc thù tạo nên sự khác biệt giữa hợp đồng tín dụng và các dạng hợp đồng vay tài sản khác là bên cho vay trong các hợp đồng tín dụng bắt buộc là các tổ chức tín dụng và đối tượng của hợp đồng luôn luôn là một khoản tiền.

Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng là khi các bên có mâu thuẫn, bất đồng về việc thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng tín dụng mà không thể thương lượng giải quyết được.

Tranh chấp hợp đồng tín dụng bao giờ cũng có một bên là tổ chức tín dụng. Để bảo đảm người vay hoàn trả đủ và đúng hạn tiền vay cho mình, các tổ chức tín dụng thường yêu cầu người vay phải có tài sản bảo đảm. Với các hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản, tổ chức tín dụng cho vay luôn có quyền ưu tiên trong việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Quyền này của tổ chức tín dụng được xác lập trên cơ sở giao dịch bảo đảm giữa tổ chức tín dụng (bên nhận bảo đảm) với bên bảo đảm là khách hàng vay (bên vay) hoặc chủ thể thứ ba (bên bảo lãnh cho bên vay).

Thông thường, các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng do bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng hạn nghĩa vụ đối với bên cho vay, như: vi phạm nghĩa vụ trả nợ gốc, nợ lãi theo thỏa thuận trong hợp đồng. Bên cạnh đó, cũng có không ít những trường hợp tranh chấp phát sinh do tổ chức tín dụng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng hạn nghĩa vụ đối với khách hàng vay, như: vi phạm nghĩa vụ giải ngân, tính lãi cho vay không đúng theo thỏa thuận, thu hồi nợ hoặc xử lỷ tài sản bảo đảm không đúng thỏa thuận, không đúng quy định của pháp luật. Quá trình giải quyết tại Tòa án, các bên thường thống nhất với nhau về số tiền đã vay, số tiền gốc và số tiền lãi đã trả; số tiền gốc còn nợ. Nhưng phần lớn các vụ án các bên chủ yếu không thống nhất được với nhau về số tiền lãi còn nợ và về việc xử lý tài sản bảo đảm đối với hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản để thu hồi nợ.

Hoạt động tín dụng ngân hàng chịu sự điều chỉnh và liên quan đến rất nhiều ngành luật khác nhau, từ pháp luật dân sự đến các luật chuyên ngành về ngân hàng và các luật chuyên ngành khác có liên quan như doanh nghiệp, đầu tư, thương mại, xây dựng, đất đai, tài nguyên, môi trường, xuất nhập khẩu, thuế, lao dộng, hôn và gia đình, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh... Do vậy, một vụ án tranh chấp về hợp đồng tín dụng thường phức tạp và đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng, Luật sư tham gia giải quyết án tranh chấp này phải có hiểu biết, kiến thức chuyên môn nhất định về hoạt động ngân hàng và nghiệp vụ cho vay.

2- Đặc điển cơ bản của hợp đồng tín dụng: 

Về chủ thể: Chủ thể giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng gồm bên cho vay và bên vay vốn.

Bên cho vay là các tổ chức tín dụng Việt Nam và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, đây là một dạng doanh nghiệp đặc biệt, thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng, bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Hoạt động ngân hàng (nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản) là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nên mọi tổ chức tín dụng phải được cấp phép thành lập bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với những điều kiện rất khắt khe về vốn, về công nghệ, về tiêu chuẩn nhân sự, về năng lực quản trị, điều hành, kiểm soát, năng lực chuyên môn, về địa điểm và các vấn đề liên quan đến đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng. 

Bên vay vốn có thể là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện về cho vay của tổ chức tín dụng.

Về đối tượng: đối tượng của hợp đồng tín dụng luôn luôn là một khoản tiền mà tổ chức tín dụng giao cho khách hàng vay sử dụng trong một thời hạn nhất định. Khoản tiền này có thể là tiền đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ nếu khách hàng thuộc trường hợp được vav ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

Về hình thức: Quan hệ hợp đồng tín dụng bắt buộc phái được thể hiện bằng văn bản. Theo thông lệ, hợp đồng tín dụng bao giờ cũng do tổ chức tín dụng soạn tháo và khách hàng, nếu không phài là những khách hàng lớn và có quyền nàng đàm phán thì đều chấp nhận văn bản hợp đồng do tổ chức tín dụng soạn thảo.

Về nội dung: Nội dung của hợp đồng tín dụng được pháp luật về ngân hàng quy định khá chi tiểt về những vấn đề cơ bản. Theo Điều 17 Quy chế cho vay 1627  và kể từ ngày 15/3/2017, các tổ chức tín dụng bẳt đầu thực hiện theo quy chế cho vay mới được quy định tại Thông tư số 39 2016 TT-NHNN ngày 31/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (Thông tư số 39/2016 TT-NHNN) và Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 31/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính, hợp đồng tín dụng phải có các nội dung cơ bản như: điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay. lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bao đảm, phương thức ưả nợ và những cam kết khác được các bên thõa thuận. Từ quy định này, chủng ta có thể thấy nội dung của hợp đồng tín dụng khác biệt cơ bản với những hợp đồng kinh doanh thương mại hoặc hợp đồng dàn sự thông thường, đặc biệt là những nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vòn vay, bảo đảm tiền vay.

Về biện pháp báo đảm thực hiện hợp đồng: Biện pháp bảo đảm tiền vay hay còn gọi là tài sản bảo đảm là một yếu tố đặc thù luôn gắn liền với hợp đồng tín dụng. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động kinh doanh trên rủi ro, đặc biệt hoạt động cho vay có mức độ rủi ro mấtvốn rất cao. Tài sản bảo đảm thường được các tổ chức tín dụng sử dụng như một giải pháp cuối cùng để hạn chế rủi ro mất vốn.

Theo quy định của pháp luật, các tổ chức tín dụng được cho vay không có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng đều quy định những điều kiện khá ngặt nghèo để một khách hàng có thề được vay vốn mà không phải có tài sản bảo đảm, còn đa phần đều là vay có tài sản bảo đảm. Biện pháp bảo đảm tiên vay được quy định trong hợp đồng tín dụng và đồng thời được thể hiện bằng một hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản, trừ những trường hợp cầm cố tài sản đặc thù như chứng từ có giá hay tiền gửi ngân hàng thì một số tổ chức tín dụng có thể sử dụng phương án chỉ cần quy định cụ thể trong hợp đồng tín dụng, kèm theo thủ tục đăng ký bảo đảm tiền vay.

Về sự đa dạng của phương thức cho vay: Việc cho vay theo hợp đồng tín dụng có thế phân loại theo nhiều phương thức khác nhau và mỗi phương thức có những tính chất đặc thù, dẫn đến tranh chấp phát sinh đối với mỗi loại hợp đồng tín dụng cũng có những đặc thù khác nhau. 

Các phương thức cho vay theo hợp đồng tín dụng, bao gồm: 

(i) Cho vay từng lần (mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và kỷ kết hợp đồng tín dụng từng lần);

(ii) Cho vay theo hạn mức tín dụng (tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định);

(iii) Cho vay theo dự án đầu tư (tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuẩt, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống);

(iv) Cho vay hợp vốn (một nhỏm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay von của khách hàng, trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mỏi dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác);

(v) Cho vay trả góp (khi vay vốn, tẻ chức tín dụng và khách hảng xác định và thoả thuận sổ lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ góc được chia ra đê trả nợ theo nhiều ký hạn trong thời hạn cho vayy,

(vi) Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng (tổ chức tín dụng cam kết bảo đảm sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định, với thời hạn hiệu lực nhất định và có thu phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng, khi khách hàng sử dụng hạn mức tín dụng thì mới phải trả lãi);

(vii) Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng (tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng sô vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hảng hoả, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động ATM hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lỷ của tổ chức tín dụng)',

(viii) Cho vay theo hạn mức thấu chi (tổ chức tín dụng thoà thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng và tính lãi suất trên số tiền chi vượt đó theo số ngày chi vượt thực tế).

II- CÁC DẠNG TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG PHỔ BIẾN 

Có thể nói, các tranh chấp hợp đồng tín dụng rất đa dạng và phức tạp, từ một tranh chấp ban đầu có thế làm nảy sinh nhiều tinh huống tranh chấp được khai thác rộng ra theo nhiều tiêu chí khác nhau. Việc nhận diện được các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng và xác định được những vấn đề mấu chốt liên quan đến đặc thù hoạt động tín đụng sẽ giúp cho Luật sư giải quyết vụ án tranh chấp một cách nhanh chóng, chính xác và bào vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách hiệu quả.

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, tranh chấp hợp done tín dụng giữa tổchức tín dụng với tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và có mục đích lợi nhuận là tranh chấp kinh doanh, thương (khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015). Tranh chấp hợp đồng tín dụng gfc tổ chức tín dụng với tổ chức, cả nhản không có đăng ký kinh doanh nhưng có mục đích lợi nhuận, cũng được xác định là tranh chấp vẻ kinh doanh, thương mại. Các tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hảng khác là tranh chấp dán sự.

Xuất phát từ thực tiễn hoạt động kinh doanh ngân hàng và giài quỵêt án tranh chấp hợp đồng tín dụng, chúng ta có thể nhận diện những dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng phổ biến như sau:

a) Tranh chấp vé hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng tín dụng có thể bị vô hiệu trong một số trường hợp điên hình sau đây:

- Vô hiệu do yếu tố chủ thể

Hợp đồng tín dụng có đối tượng là một khoán tiên được bên cho vay giao cho bên vay sừ dụng, làm phát sinh nghĩa vụ tài chính của bên vay đối với bên cho vay theo thỏa thuận khi phải trả gốc và lãi vay. Vì vậy, hợp đồng này gắn chặt với rủi ro tài chính của bên cho vay nếu không thu đủ hoặc không thu đúng hạn vốn cho vay hoặc lãi cho vay. Đồng thời, trong một số trường hợp cũng làm phát sinh rủi ro tài chính của bên vay nếu như khoản vốn vay vượt quá nhu cầu vốn của bên vay, không được sử dụng một cách hiệu quả hoặc bị thất thoát trong quá trình sử dụng vốn vay. Do đó, ngoài quy định chung của pháp luật về chu thê của hợp đồng, pháp luật chuyên ngành và trong quy định nội bộ của các bên trong hợp đồng tín dụng, nhất là tổ chức tín dụng cũng có những quy định rất chặt chẽ về tính hợp pháp của chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng:

Đối với bên cho vay là tổ chức tín dụng, hợp đồng tín dụng vô hiệu khi người ký hợp đồng tín dụng không có thẩm quyền ký hoặc ký vượt quá thẩm quyền theo quy định của tổ chức tín dụng. Thông thường, các tổ chức tín dụng sẽ có một văn bản nội bộ là quy chế hoặc quy định do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Tổng Giám đốc ban hành đề phân cấp thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, kỷ hợp đồng tỉn dụng cho các cán bộ, nhân viên của tổ chức tín dụng. Đồng thời, người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng sẽ có văn bân ủy quyền cho người được ủy quyền ký hợp đồng tín dụng - trong một số trường hợp, văn bản ủy quyền này có hiệu lực độc lặp cho dù tổ chức tín dụng không có văn bản riêng quy định phàn cấp thẩm quyền hoặc người được ủy quyền không nằm trong danh sách người có thẩm quyền ký hợp đồng tín dụng. Trường hợp vi phạm quy định này của tổ chức tín dụng, hợp đồng tín dụng đã kỷ kết có thể bị tuyên là vô hiệu.

Đối với bên vay là cả nhân, hợp đồng tín dụng đã ký bị vô hiệu khi bên vay là người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 125, Điều 128 và Điều 131 BLDS 2015).

Đối với bên vay là tổ chức, hợp đồng tín dụng có thể bị vô hiệu khi người thay mặt bên vay là tổ chức đứng ra ký hợp đồng tín dụng nhưng không có đủ văn bản ủy quyền hợp pháp của cấp có thẩm quyền của tổ chức đó. cấp có thẩm quyền của tổ chức ở đây bao gồm cả hai đối tượng: thứ nhất là người đại diện theo pháp luật, thứ hai là cấp có quyền phê duyệt giao dịch vay vốn của tổ chức. Trong nhiều trường hợp, hai đối tượng này không trùng nhau vì điều lệ của tổ chức có thể quy định Hội đồng quân trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng đầu tư là người phê duyệt việc vay vốn của tổ chức, đối với những giao dịch vay vốn với giá trị lớn  có thể phải được Đại hội đồng cổ đông, chủ sờ hữu phê duyệt chứ không phải là người đại diện theo pháp luật của tổ chức. Trong trường hợp này, ngoài văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật, còn cần có văn bản phê duyệt giao dịch vay vổn của cấp có quyền phê duyệt giao dịch vay vốn của tổ chức. Bôn cạnh đó, Luật Doanh nghiệp năm 2014 còn quy định công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có the có nhiều người đại diện theo pháp luật; điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (khoản 2 Điều 13). Như vậy, muốn xác định được chính xảc người đại diện nào của doanh nghiệp có thẩm quyền phê duyệt, ký kết hợp đồng tín dụng thì phải dựa trên quy định trong điều lệ công ty và trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Vô hiệu do nguyên nhân từ đối tượng của hợp đồng (đồng tiền cho vay)

Cho vay ngoại tệ mà khách hàng vay ngoại tệ không có đủ điều kiện được cho vay ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ dẫn đến hợp đồng tín dụng bị vô hiệu. Nhằm quản lý ngoại hổi theo chính sách tiền tệ và các mục tiêu cân đối vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành văn bản pháp quy, thường là dưới dạng Thông tư , quy định về việc cho vay ngoại tệ với những điều kiện chặt chẽ đối với bên vay ngoại tệ, như: chỉ cho vay ngoại tệ đối với nhu cầu thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, máy móc, thiết bị nếu khách hàng vay ngoại tệ có đủ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay...Cho vay vàng: trước ngày 01/5/2011, các tổ chức tín dụng được cho khách hàng vay vốn bằng vàng. Tuy nhiên, theo Điều 1 Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/4/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam  thì kể từ ngày 01/5/2011, việc cho vay vàng của tổ chức tín dụng đối với khách hàng là không họp pháp. Điều cấm này áp dụng cả đối với việc giải ngân bàng vàng theo cốc hợp đồng tín dụng đã ký két tnrởc ngày 01 /5/2011 những chưa giải ngân hoặc giải ngân chưa hết và cồ doi với các hình thức cấp tín dụng khác bằng vàng.

- Vô hiệu về hình thức hợp đồng

Pháp luật hiộn hành quy định hựp đồng tín dụng phải được lặp thành văn bàn. Mặc dù phần lớn các hợp đồng tín dụng được lặp thánh văn bân, nhưng trên thực té, vẫn cô một số trường hợp quan hộ vay vốn phái sinh từ hợp dồng vay vốn gốc lại không được lập thành văn bân, do vộy dần đen vô hiệu về hình thức. Diều này xuất phát từ đặc thù của nghiộp vụ tín dụng: theo quy dịnh và thông lộ tín dụng, khi cho vay một khoản tín dụng trung dài hạn để khách hàng đầu tư dự án, tổ chức tín dụng và khảch hàng có thể thỏa thuận việc nhập số ticn lãi phát sinh trong một thời gian nhất định kể từ khi vay vốn cho đen khi hoàn thành dự án đầu tư, có nguồn thu từ dự án để trả nợ thành gốc vay. Trong nhiều trường hợp, thỏa thuận này chỉ mang tính nguyên tắc chung chung, không thỏa mãn quy định về nội dung của hợp đồng tín dụng. Do vậy, không the đương nhiên coi là hợp đồng tín dụng. Trong những trường hợp khác, kể cả khi không có thỏa thuận nhập lãi vào gốc, nhưng vì khách hàng không trả được lãi và tổ chức tín dụng lại muốn tránh khoản nợ bị chuyển thành nợ xấu do lãi bị quá hạn, muốn tính lãi trôn số lãi chậm trả này, nên đã vận dụng để nhập vào gốc đối với số tiền lãi chậm trả mà không ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng. Sau đó, các khoản vay với số tiền lãi nhập gốc như đã trình bày trong các trường hợp trôn được duy trì trong suốt nhiều năm thực hiện hợp đồng tín dụng. Trong những trường hợp này, kể cả khi việc lãi nhập gốc được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật nội dung, thì quan hộ hợp đồng tín dụng đối với phần nợ gốc hình thành từ lãi vay vẫn sẽ bị vô hiệu về hình thức. Luật sư cần lưu ý sự khác biệt trong xử lý giao dịch vô hiệu về hinh thức giữa quy định của BLDS 2005 với những sửa đổi cơ bản của BLDS 2015 các vấn đề này. Cụ thể là, theo quy định tại Điều 129 BLDS 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức, theo đó, giao dịch dân sự ví phạm quy định điều kiộn có hiộu lực ve hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau: (i) Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyêt định công nhận hiệu lực của giao dịch đó; (ii) Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc các công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

- Vô hiệu do vi phạm điều cấm khác của pháp luật

Hoạt động tín dụng bị điều chỉnh bởi rất nhiều quy định của pháp luật, do vậy việc nhận diện hợp đồng tín dụng vi phạm điều cấm của pháp luật là một vấn đề khó đối với cả tổ chức tín dụng, khách hàng và Luật sư.

Pháp luật hiện hành quy định việc vay vốn phải có mục đích và bên vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích. Mục đích vay vốn được trình bày trong Đơn xin vay và Dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc phương án phục vụ đời sống do khách hàng lập và được tổ chức tín dụng thẩm định để xác định tính xác thực, tính họp pháp của nó. Những nhu cầu vốn mà nếu cho vay là vi phạm và hợp đồng tín dụng sẽ bị vô hiệu, gồm: Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi; Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm; Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm; Để mua vàng, trừ trường hợp được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho phép vay vốn mua vàng để sản xuất vàng miếng, sản xuất, gia công vàng mỹ nghệ và cho vay để nhập khâu vàng nguyên liệu theo giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (được bổ sung bởi Điều 2 Thông tư số 33/2011/TT-NHNN ngày 08/10/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Tuy nhiên, không phải lúc nào tổ chức tín dụng cùng bảo đam hợp đồng tín dụng được ký kết có mục đích vay vốn hoàn toàn hợp pháp, về những nhu cầu vốn không được cho vay, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN đã bỏ quy định về “đảo nợ” tại Quy chê cho vay số 1627 và quy định cụ thể một số nhu cầu vốn không được cho vay nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng.

Bên cạnh đó, trên thực tế, trường hợp xảy ra nhiều hon là việc hợp đồng tín dụng có mục đích vay vốn để thực hiện những phương án sản xuất, kinh doanh không phù họp với ngành nghê kinh doanh của doanh nghiệp, chức năng của tổ chức. Trong những trường hợp này, cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đều không thừa nhận hiệu lực của hợp đồng tín dụng và yêu cầu các tổ chức tín dụng phải tiến hành ngay việc thu hồi nợ trước hạn. Như vậy, có thể coi việc không phù họp giữa mục đích vay vốn với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, chức năng của tổ chức là căn cứ để phán quyết hợp đồng tín dụng bị vô hiệu.

b) Tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ trả nợ

Tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ trả nợ là một loại tranh chấp phổ biến nhất trong các tranh chấp hợp đồng tín dụng. Bản chất của tranh chấp này là việc bên khách hàng vay vốn không thực hiện hoặc thực hiện khồng đầy đù nghĩa vụ trả nợ, bao gồm nợ gốc, nợ lãi vay và trong một số ít trường hợp là việc khách hàng vay vốn trả nợ trước hạn không đúng thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không thanh toán phí trả nợ trước hạn cho tổ chức tín dụng.

Theo quy định của pháp luật (khoản 2 Điều 9 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ) và đây cũng là một điều khoản bao giờ cũng có trong hợp đồng tín dụng, khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ tra nợ thì toàn bộ khoản nợ có nghĩa vụ bị vi phạm và các khoản nợ khác của khách hàng tại tổ chức tín dụng đỏ sẽ trờ thành nợ quá hạn. tổ chức tín dụng có quyền áp dụng mửc lãi suất phạt quá hạn và thu hồi nợ tnrờc hạn cho du các khoãn nợ đó chưa đến hạn trã nợ.

Thông thường, khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trà nợ, tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hồi nợ. thâm chi là cơ càu lại thời hạn ưa nợ dài hơn cho khách hàng, chứ chưa lựa chọn giai pháp khởi kiện ra Tòa án để thu hồi nợ vì tỉnh chất phức tạp. tốn kém và kéo dài của quá trình tố tụng. Chi đến khi không thê thu hồi được nợ bâng biện pháp nghiệp vụ. tổ chức tín dụng mới có thẻ lựa chọn phương án khởi kiện ra Tòa án để thu hồi nợ.

c) Tranh chấp vẻ việc áp dụng biện pháp thu hỏi nợ

Theo quy định của pháp luật, việc thu hồi nợ vừa là quyền và cũng là nghĩa vụ của tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với các tổ chức tín dụng có vốn góp của Nhà nước hoặc khoản nợ đã được sử dụng dự phòng đề xử lý rủi ro (Điều 17 Thông tư số 02/2013 'TT-NHNN). Pháp luật hiện nay quy định rất rộng quyền của tổ chức tín dụng được thu hồi nợ trước hạn. tổ chức tín dụng có quyền “chấm dứt việc cho vay. thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung câp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng” (khoản 1 Điêu 95 Luật CTCTD. diêm d khoàn 1 Điều 25 Quy chế cho vay 1627, Điều 21 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN về chấm dứt cho vay, xử lý nợ, miền, giảm lãi tiền vay, phí).
Xu hướng gần đây, các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại thường quy định các điều kiện tín dụng rất chặt chẽ mà khi khôns thực hiện được nó, khách hàng bị coi là vi phạm hợp đồng tín dụng và ngân hàng có quyền áp dụng các biện pháp đê thu hồi nợ trước hạn. Các điều kiện tín dụng thường tập trung vào trách nhiệm chi trả, trách nhiộm thương mại, những cam kết và báo dám; trách nhiêm còng bó thông tin, trách nhiệm liên quan đến quán lý va giá trị tài sản bảo đảm.

Trên thực tế, các tổ chức tín dụng không chỉ quy định rat nhieu trường hợp khi bên khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng sẽ dẫn đến quyền của tổ chức tín dụng được quyết định thu hồi nợ trước hạn, mà còn quy định cà việc khách hàng hoặc bên thế chấp vi phạm hợp đồng bảo đảm tiền vay (hợp đồng thế chấp tài sản) cũng trao cho tổ chức tín dụng quyền thu hồi nợ trước hạn. Đây chính là nguyên nhân làm phát sinh nhiều tranh chấp của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng về việc áp dụng biên pháp thu hồi nợ.

Trong thực tiễn nghiệp vụ tín dụng, các tổ chức tín dụng có thể áp dụng nhiều biện pháp để thu hồi nợ. Các biện pháp đó là đôn đốc để khách hàng trả nợ, trực tiếp quản lý nguồn thu của khách hàng để thu hồi nợ, miễn giảm lãi để khuyến khích khách hàng trả nợ, thu hồi tài sản bảo đảm đê xử lý nợ, phát mại tài sản bảo đảm, nhận chính tài sản bảo đảm thay thế nghĩa vụ trả nợ, khởi kiện ra tòa, thậm chí là tố cáo ra cơ quan công an đối với những hành vi vi phạm pháp luật hình sự của khách hàng. Trong đó, một trong những biện pháp thu hồi nợ hay phát sinh tranh chấp là thu hồi và phát mại tài sản bảo đảm, đặc biệt là khi to chức tín dụng không thực hiện chặt chẽ những thù tục thu hồi và phát mại tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.

d) Tranh chấp về lãi suất

Lãi suất trong quan hệ vay vốn là nội dung được thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay vốn, được quy định rõ trong hợp đồng tín dụng. Thông thường, hợp đồng tín dụng sẽ quy định một mức lãi suất cho vay cố định trong suốt thời gian của hợp đồng hoặc quy định cơ chế lãi suất thả nổi, đồng thời quy định lãi suất áp dụng cho khoản trả nợ quá hạn bằng 150% của lãi suất cho vay. Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, thì: “Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận các lãi suât cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tin nhiêm của khach hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này". Tuy nhiên, đây lại là một trong những tranh chấp khá phổ biến trong quan hệ tín dụng và đang còn tồn tại những cách hiểu, cách giải quyết khác nhau trong thực tiễn xét xử ở Tòa án nhiều địa phương.

Các tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng khá đa dang, trong đó những tranh chấp phổ biến là:
 
- Tranh chấp về việc ảp dụng mức lãi suất cho vay: theo đó, bên vay là cá nhân thường lập luận trên cơ sở hợp tín dụng là hợp đồng vay tài sản được quy định trong BLDS 2015, nên lãi suất áp dụng theo thỏa thuận không được vượt quá 20% năm của khoản tiền  cho vay (Khoản 1 Điều 468 BLDS 2015); còn các tổ chức tín dụng thi lập luận là BLDS 2015 quy định "trừ trường hợp luật khác có liên quan khác" nên lãi suất cho vay áp dụng theo quy định của luật chuyên ngành và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (khoản 2 Điều 91 Luật CTCTD; khoản 2 Điều 13 Quy chế cho vay 1627; Thông tư số 12 2010 TT-NHNN66; Thông tư số 39/2016/TT-NHNN).

- Tranh chấp về mức lãi suất quá hạn: cũng tương tự như trường hợp trên, tranh chấp của các bên cùng xuất phát từ quan điểm khác nhau về việc áp dụng theo quy định của BLDS và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Tranh chấp về việc áp dụng lãi suất quá hạn trên tiên lải chậm trả:  một số tổ chức tín dụng áp dụng cơ chê tính lãi suât quá hạn trên số tiền lãi chậm trả. Quan đièm này xuàt phát từ việc áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 305 của BLDS 2005. Tuy nhiên, hiện nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa có quy định vẽ vấn đề này và BLDS 2015 đã bỏ quy định tại khoán 2 Điẻu 305 của BLDS 2005. do vậy chỉ có thể vận dụng quy định về phạt vi phạm tại Điều 418 BLDS 2015 để thỏa thuận và tính phạt vi phạm trên tiền lãi chậm trả.

 – Tranh chấp về cách tính lãi suất thả nổi hoặc tranh chấp phát sinh khi bên vay cho rằng tổ chức tín dụng đã tự ý điều chỉnh lãi suất không có cơ sở, không đúng trình tự, thủ tục được thỏa thuận, điều chỉnh lãi suất mà không thông báo trước bên vat là không đúng quy định.

d) Tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ giải ngân

Trong thực tiễn hoạt đông tín dụng trong thời gian gần đây, do tiếp thu những điểm tiến bộ trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng nước ngoai, các tổchức tín dụng tại Việt Nam thường chia ra hai loạ, hợp đóng: hợp dóng tín dụng có cam kết vá hợp đồng tín dụng khờng cam kết. Theo đó, đối với hợp đồng tín dụng có cam kết thi gíảí ngân theo hợp dóng lã nghĩa vụ của tổ chức tín dụng, cho dù tổ chức tín dụng có gặp khó khán về nguồn vốn để gíái ngân hoác bị ló do lãi suất khoản giải ngân thấp hon giá vón hay vấn đểkhác, như đã hét hạr. mức cho vay đối với lĩnh vực, ngành nghề.  hóng thương, những (lự án dáu tư trung va dai hạn có sự phụ thuộc lớn vao cam két giai ngân của tổchức tín dụng. Việc vi phạm nghĩa vụ giai ngân của tổ chức tín dụng có the dẫn đen ca dự án đầu tư bị thất bại và thiệt hại đối với khách hàng vay vốn là rất lớn.

Các tranh chấp phó biến xảy ra khi bên khách hang vay vốn cho rằng mình đã tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng tín dụng, nhưng tổchức tín dụng lại giai ngân không đu hạn mức, không đu lượng vốn đáu tư. giai ngân chậm tre số với tiến độ yêu cầu và số với hợp đồng tín dụng, anh hương đen việc thực hiện dự án đáu tư, dẫn đến thiệt hạ: cho khách hang: còn phía tổ chức tín dụng lại cho rằng việc không thực hiên hoặc thực hiên không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ giải ngân của họ là xuất phát từ lợi của khách hang vay vốn.

Tuy nhiên, việc vi phạm nghĩa vụ giải ngân sẽ không đặt ra đối với hợp đồng tín dụng không cam kết. Thông thường, xu hướng hiện nay là hợp g tín dụng không cam kết không quy định trách nhiệm giai ngân của tổ chức tín dụng mà trao cho họ toàn quyền chu động quyết định việc giải ngân hay không giải ngân, giải ngân một phần hay toàn bộ hạn mức tín dụng đã cấp, giải ngân khi nào.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Khái quát tranh chấp về hợp đồng tín dụng

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.43913 sec| 1207.859 kb