Tranh chấp ly hôn, những vấn đề cần lưu ý

24/02/2023
Everest Law Firm
Everest Law Firm
Dù là ly hôn thuận tình hay ly hôn đơn phương thì việc tranh chấp tài sản và giành quyền nuôi con luôn là cuộc chiến của đa số những cặp vợ chồng hết duyên. Để việc ly hôn trả lại tự do cho nhau không bị kéo dài, các cặp vợ chồng nên nhờ luật sư tư vấn hay sử dụng dịch vụ giải quyết tranh chấp tài sản và giành quyền nuôi con tại công ty Luật Everest.

1- Tranh chấp tài sản sau ly hôn là gì?

Tranh chấp tài sản sau ly hôn là tranh chấp về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản riêng của vợ hoặc chồng khi tiến hành ly hôn mà các bên đương sự không thể tự thỏa thuận được về vấn đề tài sản và yêu cầu Tòa giải quyết; hoặc khi ly hôn thì các bên đương sự không yêu cầu giải quyết về tài sản nhưng sau khi ly hôn thì hai bên đương sự lại xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp tài sản, không thể tự thỏa thuận về tài sản sau ly hôn để đưa ra được kết quả chung.

Quy định về tài sản chung, tài sản riêng:

(i) Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Nói tóm lại các tài sản hình thành trong quá trình hôn nhân là tài sản chung (nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác).

(ii) Tài sản riêng là phần tài sản mà cá nhân đã sở hữu từ trước khi kết hôn hoặc phát sinh trong thời kỳ hôn nhân nhưng được tặng cho, thừa kế riêng.

Đối với tài sản là quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được sau khi kết hôn thì sẽ được coi là tài sản chung, trừ trường hợp được xác định là tài sản riêng của vợ hoặc chồng khi tài sản đó được cho riêng hoặc thừa kế riêng.

2- Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

Tài sản sau ly hôn sẽ được chia theo nguyên tắc chia đôi nhưng không phải trường hợp nào cũng chia tài sản theo nguyên tắc 50/50, mà còn phải phụ thuộc vào các yếu tố như sau:

- Yếu tố gia cảnh của vợ, chồng

- Các phần đóng góp của vợ và chồng vào khối tài sản chung trong quá trình chung sống

- Xác định yếu tố lỗi trong việc vi phạm nghĩa vụ vợ chồng đã được Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định

- Đảm bảo cho lợi ích của các bên trong hoạt động sản xuất kinh doanh để tiếp tục hoạt động lao động tạo ra thu nhập

Đối với tài sản riêng thì vẫn sẽ thuộc về chủ sở hữu của tài sản riêng đó.

3- Giải quyết tranh chấp tài sản sau khi ly hôn

Việc giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn thì có thể nhờ vào sự can thiệp của chính quyền địa phương. Tuy nhiên trong trường hợp sau khi đã hòa giải, thương lượng nhưng vẫn không đạt được kết quả thì một trong hai bên đương sự có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.

Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp tài sản sau khi ly hôn gồm:

– Đơn khởi kiện được soạn theo mẫu pháp luật quy định

– Bản sao hợp lệ của chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu của nguyên đơn (vợ hoặc chồng)

– Bản sao hợp lệ chứng minh thư/thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu hoặc những giấy tờ có giá trị pháp lý tương tự được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của bị đơn

– Bản kê khai về tài sản đang tranh chấp về yêu cầu giải quyết (Tài sản chung hoặc tài sản riêng) đã được công chứng hợp lệ

Trong trường hợp tranh chấp về tài sản riêng thì phải cung cấp thêm các loại giấy tờ chứng minh tài sản đó là tài sản riêng

– Bản sao quyết định ly hôn

4- Thủ tục giải quyết tài sản sau ly hôn

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

– Người khởi kiện (Nguyên đơn) chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm có các giấy tờ theo nội dung phía trên

– Nộp án phí theo quy định

Bước 2: Nơi nộp hồ sơLuật sư của chúng tôi có thể đại diện cho khách hàng để giải quyết các công việc: Thu thập tài liệu, chứng cứ, làm việc với cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan.

Bước 3: Giải quyết vụ án Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, tranh chấp về nuôi con, cấp dưỡng khi ly hôn: tư vấn, hỗ trợ pháp lý, tham gia tố tụng tại Tòa án đối với việc giải quyết các tranh chấp về chia tài sản chung, các nguyên tắc khi chia tài sản, các quy định của pháp luật về nuôi con khi ly hôn (việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con), đưa ra các căn cứ, lập luận để khách hàng đạt được quyền lợi tốt nhất…)

Xem thêm: Dịch vụ Luật sư ly hôn

5- Tranh chấp quyền nuôi con sau khi vợ chồng ly hôn

Khi ly hôn, nếu có con chung, các cặp vợ chồng thường gặp vướng mắc trong vấn đề tranh chấp quyền nuôi con. Vậy giải quyết vấn đề tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào? Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.

Theo đó, vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Vợ hoặc chồng muốn nuôi con phải chứng minh các điều kiện về tài chính, nhân phẩm, đạo đức, thời gian...

Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

6- Điều kiện để được giành quyền nuôi con sau ly hôn

Quyền nuôi con được xem xét dựa trên việc bảo vệ lợi ích và sự phát triển tốt nhất cho người con, có thể dựa trên các yếu tố như:

(i) Điều kiện về kinh tế

Điều kiện kinh tế là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất trong những vụ việc tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn. Để nuôi dưỡng con cái tốt nhất thì người nuôi dưỡng cần có điều kiện kinh tế vững chắc để tạo điều kiện cho các con phát triển tốt. Điều kiện kinh tế ở đây gồm: Thu nhập, nhà ở,…

(ii) Thời gian chăm sóc con

Dù một bên vợ/chồng có đủ điều kiện kinh tế nhưng không có thời gian chăm sóc con thì cũng sẽ bị bất lợi trong vụ việc giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn. Thời gian chăm sóc con là cần thiết và luôn được chú trọng đối với việc nuôi dạy, giáo dục trẻ để phát triển tốt nhất.

(iii) Cấp dưỡng cho con

Cấp dưỡng sẽ là một trong những quyền lợi của người trực tiếp nuôi con, người không trực tiếp nuôi con phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho con. Tuy nhiên, người nuôi dưỡng có thể yêu cầu hoặc thay đổi không yêu cầu cấp dưỡng.

(iv) Các điều kiện và yếu tố khác

Trong quan hệ hôn nhân, các yếu tố như trong quá trình sinh sống giữa hai vợ chồng, ai dùng bạo lực gia đình, thời gian chăm sóc con ai có lỗi dẫn đến ly hôn, nguyện vọng của con muốn chung sống với ai sau khi ly hôn,… đều là những yếu tố tác động đến quá trình giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con khi ly hôn.

7- Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn

Căn cứ vào khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, vấn đề tranh chấp về quyền nuôi con sau khi ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp này theo điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.

Thủ tục giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp quyền nuôi con tương tự với việc giải quyết các tranh chấp dân sự khác. Khi muốn giải quyết, một bên vợ chồng phải có đơn khởi kiện gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.

8- Những vướng mắc mà khách hàng gặp phải trong quá trình ly hôn

(i) Một bên vợ hoặc chồng không hợp tác, cố tình không cung cấp các hồ sơ giấy tờ ly hôn

(ii) Một bên vợ hoặc chồng không hợp tác, cố tình vắng mặt trong các buổi làm việc tại Tòa án

(iii) Hai bên không thỏa thuận được vấn đề về phân chia tài sản chung, về người trực tiếp nuôi con, về mức cấp dưỡng...

(iv) Thủ tục ly hôn kéo dài phức tạp, thâm chí vài tháng chưa được Tòa án thụ lý, đi lại nhiều lần do không am hiểu thủ tục tố tụng tại Tòa án

(v) Mất giấy chứng nhận kết hôn bản gốc, thiếu các giấy tờ nhân thân của 02 vợ chồng

(vi) Tòa án gây khó khăn khi giải quyết ly hôn đươn phương với lý do không tống đạt được hồ sơ, văn bản tố tụng đến người còn lại

9- Các công việc cụ thể của luật sư khi cung cấp dịch vụ giải quyết ly hôn đơn phương

(i) Tư vấn pháp luật 

Luật sư tư vấn trình tự, thủ tục ly hôn, đưa ra ý kiến, soạn thảo đơn đơn khởi kiện ly hôn đơn phương, hoàn thành hồ sơ yêu cầu ly hôn, hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu, chứng cứ có lợi cho yêu cầu ly hôn

Xem tại: Dịch vụ pháp lý hôn nhân

(ii) Đại diện theo ủy quyền

Luật sư của chúng tôi có thể đại diện cho khách hàng để giải quyết các công việc: Thu thập tài liệu, chứng cứ, làm việc với cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan.

(iii) Dịch vụ tranh tụng

Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, tranh chấp về nuôi con, cấp dưỡng khi ly hôn: tư vấn, hỗ trợ pháp lý, tham gia tố tụng tại Tòa án đối với việc giải quyết các tranh chấp về chia tài sản chung, các nguyên tắc khi chia tài sản, các quy định của pháp luật về nuôi con khi ly hôn (việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con), đưa ra các căn cứ, lập luận để khách hàng đạt được quyền lợi tốt nhất…)

(iv) Dịch vụ pháp lý khác

Luật sư của chúng tôi giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc về thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại, dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch; giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định.

0 bình luận, đánh giá về Tranh chấp ly hôn, những vấn đề cần lưu ý

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.30386 sec| 988.242 kb