Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Cuộc sống được hợp thành từ những thỏa hiệp".
- Edith Wharton, nhà văn nữ đầu tiên đạt Giải Pulizer
Công ty PTC Inc, có trụ sở tại Boston, Mỹ (viết tắt là: Công ty PTC) - nguyên đơn - trong vụ án: “Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ”, yêu cầu Tòa án buộc Công ty TNHH Nhựa CT, có trụ sở tại tỉnh Thái Bình (viết tắt là: Công ty CT) - bị đơn - bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền tác giả, với số tiền: 12.646.113.100 đồng, tương đương 543.685 USD và buộc Công ty CT xin lỗi công khai Công ty PTC. Sau nhiều lần đàm phán, thương lượng tại Tòa án, Công ty PTC đồng ý giảm mức bồi thường thiệt hại còn: 1.128.193.080 đồng.
Công ty PTC Inc, có địa chỉ tại số 121 Seaport Boulevard, Boston, MA 02210, Mỹ, thành lập vào năm 1985, chuyên viết các phần mềm cho các công việc thiết kế, gia công tự động hóa.
Tại đơn khởi kiện gửi Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình của Công ty PTC (nguyên đơn) đề ngày 26/12/2019, được chứng thực ngày 16/01/2020, hợp pháp hóa lãnh sự ngày 29/01/2020; Đơn sửa đổi đơn khởi kiện ngày 21/07/2020; Đơn sửa đổi đơn khởi kiện ngày 28/10/2020 và lời trình bày của người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn trong quá trình tham gia tố tụng và tại phiên tòa thì nguyên đơn khởi kiện Công ty CT (bị đơn) yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính thuộc sở hữu của nguyên đơn. Công ty PTC trình bày như sau:
Phần mềm với tên gọi Pro Engineer được ra đời đầu tiên và phát hành vào năm 2000. Phần mềm này được Công ty PTC tiếp tục hoàn thiện, bổ sung thêm các tính năng tiện ích sử dụng nhằm tối ưu hóa, nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng năng suất cho người dùng. Theo từng thời gian mà bản phần mềm được hoàn thiện sẽ có phiên bản tiếp theo được Nguyên đơn đặt tên gọi và phát hành.
Năm 2003, phiên bản tiếp theo của phần mềm Pro Engineer với tên gọi là “Pro/Engineer 2001” được Công ty PTC đổi tên thành “Pro/Engineer Wildfire” và từ năm 2004 phiên bản Pro/Engineer Wildfire được bắt đầu đánh số từ “2.0”.
Năm 2011, từ phiên bản Pro/Engineer Wildfire 5.0, Công ty PTC tiếp tục đổi tên phiên bản hoàn thiện tiếp theo thành “Creo”.
Công ty PTC không có văn bản pháp lý nội bộ của Hội đồng quản trị của công ty về việc quyết định đổi tên gọi phần mềm mà việc này do bộ phận kinh doanh và marketing thực hiện và ra thông cáo báo chí. Tuy nhiên, các phiên bản phần mềm Creo có sự kế thừa từ phần mem Pro/Engineer Wildfire 5.0 thông qua các đăng ký quyền tác giả của các phiến bản này. Như vậy, phần mềm với tên gọi “Pro/Engineer Wildfire” và “Creo” là một với các phiên bản hoàn thiện theo dòng thời gian.
Khi Nguyên đon phát hành phiên bản phần mềm mới (phiên bản được hoàn thiện hơn), nguyên đơn sẽ chỉ bán phiên bản mới kể từ thời điểm phát hành. Trong trường họp khách hàng - người sử dụng cuối muốn sử dụng phiên bản phần mềm thấp cấp hơn thì Nguyên đơn vẫn tiếp tục bán phiên bản hiện hành (ví dụ năm 2020, Nguyên đơn đã phát hành phiên bản Creo 7.0 thì Nguyên đơn sẽ bán phiên bản Creo 7.0), nhứng Nguyên đơn cho phép công ty - người sử dụng cuối được sử dụng phiên bản thấp cấp hơn theo nhu cầu của họ.
Về hành vi vi phạm của Công ty CT: Ngày 12/04/2019, Đoàn thanh tra liên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành kiểm tra 28 máy tính đang hoạt động của Công ty CT và phát hiện Công ty CT đã sao chép, sử dụng phần mềm máy tính Pro/Engineer Wildfire 5.0 mà không được phép của Nguyên đơn. Đoàn thanh tra liên ngành đã lập biên bản vi phạm hành chính của Công ty CTc, Công ty CT đã thừa nhận lỗi vi phạm và đã ký biên bản. Ngày 18/4/2019, Chánh Thanh tra Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kết luận thanh tra số 47/KL-Ttr kết luận Công ty CT đã có hành vi sao chép chương trình phần mềm máy tính Pro/Engineering Wildfire 5.0 mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Vì vậy tại Đơn khởi kiện, Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Công ty CT phải chấm dứt hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với phần mềm máy tính của nguyên đơn, loại bỏ phần mềm không bản quyền ra khỏi máy tính; bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn 12.646.113.100 đồng, tương đương 543.685 USD; Xin lỗi công khai 03 kỳ liên tiếp trên ba tờ báo phổ biến của Việt Nam; buộc Công ty CT cam kết tất cả các bản phần mềm máy tính của Nguyên đơn mà Công ty CT chiếm hữu, sử dụng trong tương lai phải là phần mềm được Nguyên đơn cấp bản quyền; buộc Công ty CT phải chịu toàn bộ án phí, lệ phí, chi phí tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Trước khi Tòa án thụ lý vụ án, Nguyên đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu Công ty CT bồi thường 12.646.113.100 đồng, tương đương 543.685 USD; Xin lỗi công khai 3 kỳ liên tiếp trên ba tờ báo phổ biến của Việt Nam. Quá trình giải quyết vụ án, Nguyên đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện, chỉ còn yêu cầu Công ty CT bồi thường 2.184.019.500 đồng và buộc Công ty CT phải xin lỗi công khai 03 kỳ liên tiếp trên ba tờ báo phổ biến của Việt Nam. Tại phiên tòa ngày 03/12/2020, Nguyên đơn yêu cầu Công ty CT bồi thường số tiền 1.618.663.400 đồng và buộc Công ty CT phải xin lỗi công khai 3 kỳ liên tiếp trên ba tờ báo phổ biến của Việt Nam. Tại phiên tòa hôm nay Nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu cuối nêu trên.
Nguyên đơn xuất trình chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của nguyên đơn gồm có: Hồ sơ pháp nhân của nguyên đơn; Bản đăng ký quyền tác giả đối với chương trình phần mềm máy tính của nguyên đơn gồm các phiên bản phần mềm Pro/Engineer Wildfire, Pro/Engineer Wildfire 3.0, Pro/Engineer Wildfire 5.0 và Creo 1.0, Creo 2.0 và Creo 3.0 và bản dịch các tài liệu trên sang tiếng Việt. Hợp đồng mua giấy phép sử dụng phần mềm được Đại lý chính hãng là Công ty TNHH Phần mềm CADCAM (sau đây gọi tắt là CADCAM) ký với Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong vào ngày 26/04/2016, đơn giá là 69.590 USD tương đương với 1.553.944.700 đồng/gói mô đun tính năng thiết kế khuôn và gia công; với Công ty TNHH SR Suntour (Việt Nam) vào ngày 26/11/2019, đơn giá 2.184.019.500 đồng/gói mô đun tính năng thiết kế khuôn và gia công; Kèm theo các hóa đơn giá trị gia tăng, xác nhận của ngân hàng và các chứng nhận CADCAM là Đại lý ủy quyền của Nguyên đơn.
Nguyên đơn lập luận, hai họp đồng này chứng minh Nguyên đơn đã bán giấy phép sử dụng phần mềm cho hai công ty để họ sử dụng - Nguyên đơn luôn đạt được lợi ích vật chất khi bán giấy phép sử dụng phàn mềm và hành vi xâm phạm của Bị đơn là nguyên nhân trực tiếp gây ra khoản thất thu của Nguyên đơn và chứng minh giá chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả đối với chương trình phần mềm máy tính Công ty PTC là giá thực tế đã thực hiện tại Việt Nam.
Nguyên đơn trình bày căn cứ pháp lý cho yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn theo quy định tại Điều 198, 202, 204 và Điểm b khoản 1 Điều 205 Luật Sở hữu Trí tuệ; Khoản 1.3 Điểm 1 thuộc Mục I Phần B Thông tư Liên tịch số 02/2008/TTLT- TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 03/04/2008.
Về lý do thay đổi yêu cầu khởi kiện, Nguyên đơn trình bày: Tại Đơn khởi kện, Nguyên đơn đã xác định phần mềm Pro/Engineer Wildfire 5.0 mà Công ty CT đã xâm phạm quyền tác giả của Nguyên đơn có giá trị là 543.685 USD, tương đương 12.646.113.100 đồng, đây là giá trị cấp phép sử dụng trọn bộ phần mềm Pro/Engineer Wildfire 5.0 (173 mô-đun) mà Bị đơn đã cài đặt sử dụng không xin phép, theo giá bán niêm yết để cấp phép bản quyền của Nguyên đơn. Tuy nhiên, trên thực tế, người sử dụng căn cứ theo nhu cầu, chức năng hoạt động của mình sẽ mua các gói mô đun là một phần của phiên bản phần mềm được Nguyên đơn phát hành ở thời điểm đó mà không nhất thiết phải mua trọn bộ phần mềm. Nguyên đơn chỉ chứng minh được giá bán thực tế ở thị trường Việt Nam vào thời điểm Công ty CT có hành vi xâm phạm qua 02 Họp đồng nêu trên. Nguyên đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện, chỉ yêu cầu Công ty CT bồi thường thiệt hại theo giá trị của họp đồng thực tế Nguyên đơn đã bán giấy phép sử dụng phần mềm cho công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, thời điểm vào tháng 04/2016 - trước thời điểm Bị đơn xâm phạm bản quyền chương trình phần mềm máy tính của Nguyên đơn.
Phần mềm với tên gọi Pro Engineer được ra đời đầu tiên và phát hành vào năm 2000. Phần mềm này được Công ty PTC tiếp tục hoàn thiện, bổ sung thêm các tính năng tiện ích sử dụng nhằm tối ưu hóa, nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng năng suất cho người dùng. Theo từng thời gian mà bản phần mềm được hoàn thiện sẽ có phiên bản tiếp theo được Công ty PTC đặt tên gọi và phát hành.
Năm 2003, phiên bản tiếp theo của phần mềm Pro Engineer với tên gọi là “Pro/Engineer 2001” được Công ty PTC đổi tên thành “Pro/Engineer Wildfire” và từ năm 2004 phiên bản Pro/Engineer Wildfire được bắt đầu đánh số từ “2.0”.
Nǎm 2011, phiên bản Pro/Engineer Wildfire 5.0, Công ty PTC đổi tên phiên bản hoàn thiện tiếp theo thành “Creo”.
Công ty PTC không có văn bản pháp lý nội bộ của Hội đồng quản trị của công ty về việc quyết định đổi tên gọi phần mềm mà việc này do bộ phận kinh doanh và marketing thực hiện và ra thông cáo báo chí. Tuy nhiên, các phiên bản phần mềm Creo có sự kế thừa từ phần mềm Pro/Engineer Wildfire 5.0 thông qua các đǎng ký quyền tác giả của các phiên bản này.
Như vậy, phần mềm với tên gọi “Pro/Engineer Wildfire” và “Creo” là các phiên bản hoàn thiện theo dòng thời gian.
Khi Công ty PTC phát hành phiên bản phần mềm mới (phiên bản được hoàn thiện hơn), Công ty PTC sẽ chỉ bán phiên bản mới kể từ thời điểm phát hành. Trong trường hợp khách hàng - người sử dụng cuối muốn sử dụng phiên bản phần mềm thấp cấp hơn thì Công ty PTC vẫn tiếp tục bán phiên bản hiện hành (ví dụ năm 2020, Công ty PTC đã phát hành phiên bản Creo 7.0 thì Công ty PTC sẽ bán phiên bản Creo 7.0), nhưng Công ty PTC cho phép công ty - người sử dụng cuối được sử dụng phiên bản thấp cấp hơn theo nhu cầu của họ.
[2] Vi phạm của bị đơn:
Ngày 12/04/2019, Đoàn thanh tra liên ngành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành kiểm tra 28 máy tính đang hoạt động của Công ty CT và phát hiện Công ty CT đã sao chép, sử dụng phần mềm máy tính Pro/Engineer Wildfire 5.0 mà không được phép của Công ty PTC. Đoàn thanh tra liên ngành đã lập biên bản vi phạm hành chính của Công ty CT , Công ty CT đã thừa nhận lỗi vi phạm và đã ký biên bản.
Ngày 18/4/2019, Chánh Thanh tra Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kết luận thanh tra số 47/KL-Ttr kết luận Công ty CT đã có hành vi sao chép chương trình phần mềm máy tính Pro/Engineering Wildfire 5.0 mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan số 35/QÐ-XPVPHC ngày 18/4/2019 của Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với Công ty CT về hành vi vi phạm “Sao chép tác phẩm (chương trình phần mềm máy tính) mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, hình thức xử phạt: phạt tiền 30.000.000 đồng. Ngày 06/5/2019, Công ty CT đã thực hiện nộp phạt theo Quyết định 35/QÐ-XPVPHC.
Ngày 21/07/2020, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình thụ lý vụ án số: 02/2020/TLST-KDTM về “Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ” giữa nguyên đơn là Công ty PTC Inc và bị đơn là Công ty CT.
Ngày 28/01/2021, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ”, Bản án số 02/2020/KDTM-ST, Tòa án quyết định: Buộc Công ty CT bồi thường thiệt hại cho Công ty PTC Inc số tiền 1.611.704.400 đồng (Một tỷ sáu trăm mười một triệu bảy trăm linh bốn nghìn bốn trǎm đồng) và buộc Công ty CT xin lỗi công khai Công ty PTC Inc trên Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh niên và Báo Vietnam News (bằng tiếng Anh) ba kỳ liên tiếp về hành vi xâm phạm quyền tác giả của Công ty PTC Inc.
Phần mềm mà nhân viên của Công ty CT tự ý cài đặt trước thời điểm kiểm tra và bị Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập biên bản ngày 12/04/2019 là phần mềm “Pfo Engineering Wildfire 5.0” thể hiện trong kết luận thanh tra số 47/KL-TTr ngày 18/4/2019. Tại các tài liệu mà Nguyên đơn cung cấp làm căn cứ khởi kiện thì trong GÍấy chứng nhận đăng ký, phần mềm thuộc sở hữu của Nguyên đơn là “Pro/ENGINEER Wildfire 5.0”. Từ đó, BỊ đơn thấy rằng phần mềm thuộc sở hữu của Nguyên đơn không phải là phần mềm mà nhân viên của Công ty CT đã tự ý cài đặt để sử dụng: Đề nghị Nguyên đơn cung cấp tài liệu của tổ chức giám định độc lập khẳng định phần mềm của Nguyên đơn là phần mềm đã được nhân viên của Công ty CT tự ý cài đặt, việc xem xét và kết luận phần mềm sao chép phải dựa vào sự so sánh mã nguồn của phần mềm gốc và phần mềm sao chép, việc này phải được tổ chức giám định có chuyên môn độc lập khẳng định.
Căn cứ mà Nguyên đơn sử dụng để chứng minh giá trị của phần mềm là tài liệu số 03-20/CADCAM ngày 06/7/2020 của Công ty TNHH Phần mềm CADCAM, theo đó, phần mềm “PTC Pro Engineer Wildfire 5.0” xác nhận có giá trị 543.685 USD nhưng không có bất cứ tài liệu chứng minh giá bán nào kèm theo, vì vậy không có giá trị làm căn cứ xác định giá trị phần mềm để xác định thiệt hại. Bị đơn cho rằng giá bán của phần mềm này là ngụy tạo, giả mạo bởi theo tìm hiểu của Bị đơn, phần mềm Pro Engineer Wildfire 5.0 đã chấm dứt sự tồn tại vào năm 2009-2010, còn CADCAM được thành lập từ năm 2014, vậy CADCAM không thể xác nhận được giá bán phần mềm khi nó đã không còn tồn tại và bản thân công ty này chỉ là đối tác bán hàng sau khi phần mềm đã không còn tồn tại. Xác nhận giá trị phần mềm của CADCAM đã được nâng khống lên hàng trăm lần, giá phần mềm này chỉ vào
khoảng 2000 USD. Vì vậy, tài liệu xác nhận của CADCAM không thể được coi là chứng cứ chứng minh giá trị của phần mềm.
Bị đon đề nghị Nguyên đon cung cấp các hợp đồng cấp phép, hóa đon giá trị gia tăng, chứng từ chuyển khoản thanh toán cấp phép phần mềm Pro/Engineering Wildfire 5.0 tại thời điểm năm 2019 cho các khách hàng tại thị trường Việt Nam (ít nhất là 02 khách hàng) - thời điểm mà phần mềm Pro/Engineering Wildfire 5.0 được nhân viên của Công ty CT tự ý cài đặt.
Đề nghị Tòa án trưng cầu 01 cơ quan thứ ba có chức năng định giá hoặc thành lập Hội đồng định giá để xác định giá bán của phần mềm Pro/Engineering Wildfire 5.0 cũng như giá trị thiệt hại thực tế của việc sử dụng trái phép (nếu Nguyên đơn chứng minh được phần mem Pro/Engineering Wildfire 5.0 được cho là bị đơn sử dụng trái phép là của Nguyên đơn).
Bị đơn còn cho rằng phần mem Pro Engineer Wildfire và phần mềm Creo không thể là một vì phần mềm Pro Engineer Wildfire 5.0 chỉ tồn tại từ năm 2009 đến trước 2011, trong khi phần mềm Creo được phát triển từ năm 2011 đến nay. Để xác định phần mềm Creo có kế thừa phần mềm Pro Engineer Wildfire 5.0 cần phải được cơ quan chuyên môn có kết luận giám định. Việc nguyên đơn sử dụng giá bán của phần mềm Creo làm giá bán của phần mem Pro Engineer Wildfire 5.0 là không có giá trị. Mặt khác, giá bán của phần mềm Creo mà Nguyên đơn đưa ra cũng không nhất quán, không chính xác, khi thì 543.685 USD, lúc thì 69.590 USD (không giới hạn thời gian), lúc thì 2.184.019.500 USD (thời hạn 3 năm). Trong khi theo Bị đơn tìm hiểu, phần mềm Creo 7.0 mà nguyên đơn đưa ra có 5 mức cấp độ từ 1 đến 5 (tùy thuộc vào mô đun), có mức giá của bản cấp độ 1 là 2.430 USD, bản cấp độ 3 là 11.900 USD và cấp độ 5 là 23.205 USD.
Về mức bồi thường thiệt hại, Nguyên đơn căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ để xác định, vì vậy, cần phải làm rõ thời gian thực tế sử dụng phần mềm trái phép là căn cứ để xác định mức bồi thường. Tuy nhiên, Nguyên đơn không cung cấp được tài liệu nào thể hiện rõ thời gian mà nhân viên của Công ty CT đã sử dụng trái phép phần mem Pro/Engineer Wildfire 5.0 là cơ sở để xác định giá trị bồi thường thiệt hại.
Vì vậy Bị đơn đề nghị Tòa án không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn.
Công ty PTC là chủ sở hữu quyền tác giả toàn quyền đối với chương trình phần mềm máy tính Pro/ENGINEER Wildfire 5.0. Nội dung này được chứng minh bởi Giấy chứng nhận đăng ký do Văn phòng bản quyền Hoa Kỳ cấp ngày 27/8/2012 cho Công ty PTC.
Pro/ENGINEER Wildfire 5.0 là phiên bản phần mềm được phát triển từ Pro/Engineer, Pro/ENGINEER Wildfire và sau này được tiếp tục phát triển, đổi tên thành Creo, được thể hiện tại bản sao Đăng ký quyền tác giả của Nguyên đơn đối với các phiên bản phần mềm Pro/ENGINEER Wildfire, Pro/ENGINEER Wildfire 3.0, Pro/ENGINEER Wildfire 5.0 và Creo 1.0, Creo 2.0 và Creo 3.0, trong đó nêu rõ tên gọi và lịch sử phát triển của các phiên bản phần mềm đó.
Vì vậy, Công ty PTC có quyền sử dụng, cho phép người khác sao chép, sử dụng, ngăn cấm người khác sao chép, sử dụng... chương trình phần mềm máy tính thuộc sở hữu của mình, kể cả trên lãnh thổ Việt Nam, theo quy định tại Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả, ký ngày 27/06/1997 giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, được phê duyệt tại Quyết định số 1130/TTg ngày 26/12/1997 của Thủ tướng Chính phủ và theo quy định Điều 20, 22 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi bổ sung năm 2009 (sau đây viết tắt là Luật Sở hữu trí tuệ). Công ty PTC có quyền khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ.
- Căn cứ vào các chứng cứ:
(a) Biên bản vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan do Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hồi 11 giờ 30 phút ngày 12/4/2019 tại trụ sở của Công ty CT, xác định Công ty CT đã có hành vi sao chép tác phẩm (phần mềm máy tính) mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; Kèm theo Biên bản kiểm tra máy tính của Công ty CT và các bản được in ra từ máy tính số 15 phòng 2, thể hiện phần mềm máy tính được sao chép trọn bộ Pro/ENGINEER wildfile 5.0.
(b) Kết luận thanh tra số 47/KL-TTr ngày 18/4/2019 của Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đã kết luận: Công ty CT đã có hành vi sao chép 08 chương trình phần mềm máy tính mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, trong đó có chương trình “Pro Engineering Wildfire 5.0”. Kết luận thanh tra sửa đổi số 27/KL- TTr ngày 28/12/2020 (đối với Kết luận Thanh tra số 47/KL-TTr ngày 18/4/2019) của Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sửa đổi nội dung “Pro Engineering Wildfire 5.0”, thảnh “Pro/ENGINEER Wildfire 5.0”.
(c) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan số 35/QĐ-XPVPHC ngày 18/4/2019 của Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với Công ty CT về hành vi vi phạm “Sao chép tác phẩm (chương trình phần mềm mảy tỉnh) mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, hình thức xử phạt: phạt tiền 30.000.000 đồng. Ngày 06/5/2019, Công ty CT đã thực hiện nộp phạt theo Quyết định 35/QĐ-XPVPHC.
Như vậy, với các chứng cứ nêu trên, có đủ cơ sở xác định Công ty CT đã thực hiện hành vi sao chép phần mềm Pro/ENGINEER Wildfire 5.0, đã xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (quyền tác giả) của nguyên đơn.
Căn cứ quy định tại Điều 202, 204 Luật Sở hữu trí tuệ thì Công ty CT phải thực hiện việc xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại cho Chủ sở hữu quyền tác giả.
Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ “Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: "1- Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường theo một trong các căn cứ sau đây: ... (b) Giá chuyến giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyến giao quyền sử dụng đổi tượng đó theo hợp đồng sừ dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vỉ tương ứng với hành vỉ xâm phạm đã thực hiện”.
Căn cứ quy định tại Điều 5, 7, 17, 18 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010) của Chính phủ; Khoản 1.3 Điểm 1 thuộc Mục I “về yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 204 và Điều 205 của luật sở hữu trí tuệ)” của Phần B Thông tư Liên tịch so 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 03/4/2008, cụ thể: “Được coi là có tổn thất thực tế nếu có đủ các căn cứ sau đây: (a) Lợi ích vật chất hoặc tỉnh thần là có thực và thuộc về người bị thiệt hại; (b) Người bị thiệt hại có khả năng đạt được lợi ích qưy định tại Điểm a Khoản này; (c) Có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hạỉ sau khỉ hành vỉ xâm phạm xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khỉ không có hành vỉ xâm phạm và hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó”.
Với các chứng cứ mà Nguyên đã đon cung cấp là các Họp đồng mua giấy phép sử dụng phần mềm máy tính giữa Đại lý chính hãng của Nguyên đơn là CADCAM với Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong ngày 26/04/2016; Công ty TNHH SR Suntour (Việt Nam) ngày 26/11/2019; các hóa đơn giá trị gia tăng, xác nhận của ngân hàng và xác nhận của các công ty mua phần phềm máy tính nêu trên, đã chứng minh Công ty PTC luôn đạt được lợi ích vật chất khi bán giấy phép sử dụng phần mềm máy tính và hành vi xâm phạm của Công ty CT là nguyên nhân trực tiếp gây ra khoản thất thu của Nguyên đơn; Như vậy Nguyên đơn đã chứng minh được thiệt hại khi Công ty CT xâm phạm quyền tác giả của Nguyên đơn.
Xét việc tại Đơn khởi kiện, Công ty PTC yêu cầu Công ty CT phải bồi thường giá trị trọn bộ phần mềm bao gồm 173 mô đun. Tuy nhiên, Nguyên đơn không chứng minh được giá trị chuyển giao thực tế tại thị trường Việt Nam đối với trọn bộ phần mềm đó. Nguyên đơn đã thay đổi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu Bị đơn bồi thường thiệt hại là 69.590 USD, tương ứng giá trị của gói phần mềm chuyển giao trước thời điểm Bị đơn xâm phạm gần nhất (Họp đồng với Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong ngày 26/04/2016). Như vậy Nguyên đơn đã chứng minh được giá chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả đối với chương trình phần mềm máy tính là giá thực tế đã thực hiện tại Việt Nam. Vì vậy yêu cầu đó của Công ty PTC là có sơ sở chấp nhận. Tỷ giá hối đoái giữa tiền USD và tiền đồng Việt Nam tại thời điểm ngày 28/01/2021 là 23.160VNĐ/USD. Vì vậy cần buộc Công ty CT phải bồi thường thiệt hại cho PTC 1.611.704.400 đồng.
Đối với đề nghị của Bị đơn về việc cần phải giám định để xác định phần mềm máy tính mà Bị đơn xâm phạm chính là phần mềm thuộc quyền sở hữu của Nguyên đơn. Hội đồng xét xử xét thấy: Tại Giấy chứng nhận đăng ký do Văn phòng bản quyền Hoa Kỳ cấp ngày 27/8/2012, thể hiện Parametric Technology Corporation là tác giả của tác phẩm Pro/ENGINEER Wildfire 5.0. Ngày 11/9/2012, Parametric Technology Corporation sửa đổi Điều lệ công ty, xác định tên công khai của công ty là Công ty PTC Inc. Các tài liệu xử lý vi phạm hành chính về hành vi vi phạm của Công ty CT bị Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát hiện lập biên bản ngày 12/04/2019 đã xác định Công ty CT sao chép chương trình phần mềm máy tính Pro/ENGINEER Wildfire 5.0. Vì vậy có đủ cơ sở để kết luận chương trình phần mềm máy tính Công ty CT xâm phạm chính là chương trình máy tính thuộc quyền sở hữu của Nguyên đơn. Hội đồng xét xử không chấp nhận đề nghị giám định nêu trên của Bị đơn.
Xét đề nghị của Bị đơn về việc đề nghị Tòa án thành lập Hội đồng định giá hoặc trưng cầu tổ chức thẩm định giá để xác định giá trị phần mềm bị xâm phạm. Xét thấy: Ngành công nghiệp phần mềm là lĩnh vực đặc thù, việc đưa sản phẩm từ nhà sản xuất tới người sử dụng đều thông qua hệ thống đại lý được nhà sản xuất ủy quyền và xác nhận. Hệ thống đại lý này ngoài việc cung cấp sản phẩm phần mềm tới người sử dụng còn có trách nhiệm cung cấp dịch vụ hậu mãi cho khách hàng nhằm đảm bảo cho việc sử dụng phần mềm của khách hàng được thông suốt. Vì vậy giá thị trường của sản phẩm phần mềm do nhà sản xuất xác định thông qua hệ thống đại lý. Nội dung này cũng được chính người đại diện theo ủy quyền của Bị đơn xác nhận tại phiên tòa. Công ty TNHH phần mềm CADCAM là đại lý ủy quyền của Công ty PTC, thể hiện tại giấy chứng nhận đại lý do Công ty PTC phát hành mà Nguyên đơn cung cấp. Vì vậy các Họp đồng mua bán giấy phép sử dụng phần mềm máy tính mà CADCAM ký kết với các khách hàng mà Công ty PTC đã cung cấp trong quá trình giải quyết vụ án chính là chứng cứ xác định giá bán thực tế của phần mềm máy tính mà Công ty CT xâm phạm. Mặt khác, tại phiên tòa, người đại diện của Công ty CT xác nhận đã gỡ bỏ phần mềm máy tính của Công ty PTC khỏi máy tính của Công ty CT. Vì vậy Hội đồng xét xử không chấp nhận đề nghị của Bị đơn về việc định giá tài sản đối với phần mềm máy tính của Công ty PTC bị Công ty CT xâm phạm.
Bị đơn còn đề nghị Nguyên đơn cung cấp chứng cứ xác định số ngày mà nhân viên Công ty CT đã xâm phạm quyền tác giả của Nguyên đơn. Thấy rằng: Điểm b khoản 1 Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ “Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” không quy định xác định thiệt hại tính trên số ngày vi phạm. Mặt khác, chính sách cấp giấy phép sử dụng phần mềm của của Công ty PTC cũng không quy định tính theo ngày sử dụng. Hội đồng xét xử thấy việc Công ty CT thực hiện hành vi sao chép tác phẩm không được sự cho phép của Nguyên đơn gây ra thiệt hại về tài sản cho Nguyên đơn đã đủ căn cứ buộc Công ty CT phải thực hiện trách nhiệm bồi thường cho Nguyên đơn. Vì vậy không chấp nhận lập luận này của Bị đơn.
Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm (Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình) từ những phân tích nêu trên: chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn, buộc Bị đơn phải bồi thường cho Nguyên đơn 1.611.704.400 đồng và buộc Bị đơn phải xin lỗi công khai 03 kỳ liên tiếp trên 03 báo: Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh niên và Báo Vietnam News (bằng tiếng Anh) về hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với Nguyên đơn.
Tại cấp phúc thẩm, Nguyên đơn xem xét, tự nguyện giảm bớt các thiệt hại, tương ứng với 30% tổng giá trị mà bị đơn phải bồi thường, không yêu cầu Bị đơn phải công khai xin lỗi 03 kỳ liên tiếp trên 03 báo: Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh niên và Báo Vietnam News (bằng tiếng Anh) về hành vi xâm phạm quyền tác giả. Như vậy, số tiền bồi thường thiệt hại của Bị đơn cho Nguyên đơn giảm còn: 1.128.193.080 đồng.
Sau phiên tòa phúc thẩm, hai bên sẽ tiếp tục có đàm phán, thương lượng, đạt tới mức hài hòa lợi ích của các bên.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm