Trao đổi với người bị buộc tội, bị hại, đương sự khác

31/03/2021
Trao đổi với người bị buộc tội, bị hại và các đương sự khác là công việc luật sư tiến hành tiếp xúc với người bị buộc tội, bị hại, đương nhằm làm rõ các thông tin cần thiết liên quan đến việc bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho thân chủ.

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: (024).66.527.527

1- Mục đích trao đổi

Điều 4 BLTTHS năm 2015 quy định người bị buộc tội bao người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Người bị buộc tội có quyền mời luật sự bào chữa cho mình hoặc tự mình bào chữa, trong trường ho bắt buộc phải có người bào chữa mà người bị buộc tội không mời người bào chữa thì các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tổ tụng sẽ phải chỉ định luật sư bào chữa cho họ. Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sư, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án cũng có quyền nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Trong quá trình bào chữa cho người bị buộc tội hoặc bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự khác, luật sư cần có sự tiếp xúc trao đổi với thân chủ của mình. Khi thấy cần thiết, trên cơ sở đã trao đổi, thống nhất với thân chủ, luật sư có thể gặp và trao đổi với những người tham gia tố tụng khác như khi thấy cần làm rõ một vài chi tiết liên quan đến vụ án còn nhiều điểm nghi vấn hoặc khi cần thương lượng, hòa giải về các vấn đề liên quan đến trách nhiệm bồi thường. Việc trao đổi của luật sư với người bị buộc tội, bị hại, đương sự khác hướng tới một số mục tiêu sau đây:

- Nhằm tìm kiếm, làm rõ các thông tin, tình tiết liên quan đến việc bào chữa, bảo vệ. Thông qua việc trao đổi với người bị buộc tội, bị hại hay các đương sự khác trong vụ án, luật sư sẽ biết được các tình tiết của vụ án, đồng thời làm rõ các thông tin liên quan đến việc bào chữa, bảo vệ

- Nhằm trao đổi, thống nhất với thân chủ về bản chất của sự việc, hướng giải quyết vụ án có lợi nhất trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan, tôn trọng pháp luật;

- Nhằm tư vấn, giải đáp pháp luật cho thân chủ, hướng dẫn họ ứng xử đúng pháp luật, giúp họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp một cách tối ưu nhất, hiệu quả nhất;

- Nhằm thương lượng, hòa giải, bồi thường để phục vụ việc bào chữa, bảo vệ cho thân chủ

2- Yêu cầu khi trao đổi

Khi tìm đến luật sư, khách hàng thường có nhiều tâm trạng, người bị buộc tội thì lo lắng, mong muốn luật sư giúp đỡ để giảm thiểu tối đa về TNHS, mức hình phạt, cũng như bối thường thiệt hại ở mức thấp nhất. Trái với tâm trạng hoang mang, lo lắng, sợ hãi của bị can, bị cáo thì bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan lại ở nhiều tâm trạng khác nhau, có thể họ mong muốn bị cáo phải chịu mức hình phạt cao nhất, “máu phải trả bằng máu, mạng phải đền mạng"; mong muốn được bồi thường ở mức cao nhất, mong muốn được trả lại tài sản... Một số khách hàng là bị hại trong vụ án nhạy cảm không muốn sự thật được phơi bày nhưng lại muốn luật sư giúp đỡ họ lấy lại tài sản đã bị chiếm đoạt trái pháp luật. Ví dụ: Đối tượng quan hệ bất chính bị lấy tài sản; đối tượng quan hệ với gái mại dâm bị cướp, cưỡng đoạt hoặc trộm cắp tài sản... Khi trao đổi, luật sư phải đưa ra chính kiến của mình bằng việc cung cấp cho họ những lời khuyên chân thành nhất, đúng đắn nhất nhưng luật sư cũng phải biết từ chối những yêu cầu không chính đáng, những đòi hỏi không thể chấp nhận được của khách hàng. Vì vậy, khi trao đổi, luật sư cần phải tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc sau đây:

Thứ nhất, tuân thủ pháp luật, tôn trọng sự thật khách quan: Khi trao đổi với người bị buộc tội, bị hại hoặc các đương sự khác liên quan đến vụ án hình sự, luật sư cần thực hiện việc bào chữa, bảo vệ với phương châm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho khách hàng của mình trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan của vụ án, cũng như phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Luật sư không được xúi giục người bị buộc tội, bị hại cũng như những người tham gia tố tụng khác khai báo gian dối, đổi trắng thay đen hoặc xúi giục đổ tội cho người khác. Khi nhận yêu cầu của khách hàng, luật sư có quyền từ chối cung cấp dịch vụ pháp lý nếu thấy yêu cầu của khách hàng không có căn cứ. Nếu yêu cầu Giáo trình Kỹ năng của luật sư khi tham gia của khách hàng vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc việc thực hiện tắc đạo đức yêu cầu đó có thể dẫn đến vị phạm pháp luật hoặc quy nghiệp thì luật sư phải từ chối thực hiện yêu cầu đó.

Thứ hai, bảo vệ lợi ích của khách hàng: Luật sư có trách nhiệm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích cho khách hàng trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Để đảm quyền và lợi ích tốt nhất của khách hàng, luật sư phải tuyệt đối gi mật cho khách hàng về mối quan hệ cũng như công việc của họ. Khi luật sư nắm được thông tin bí mật của khách hàng, luật sư có thể phán đoán được khách hàng đang có ý định muốn làm sai lệch sự thật, ý định đó có thể sẽ làm phương hại đến nhiều người khác, hoặc đạt được lợi ích trước mắt nhưng có thể khiến khách hàng phải đối mặt với những hậu quả rủi ro, thậm chí là phạm tội. Trong trường hợp đó, luật sư cần có biện pháp khuyên can khách hàng của mình, thuyết phục họ từ bỏ ý định đó.

Thứ ba, trao đổi đầy đủ và toàn diện đến việc: Khi trao đổi, luật sư cần trao đổi tất cả các vấn đề liên bào chữa, bảo vệ cho thân chủ của mình, nội dung trao đổi phải toàn diện, đầy đủ dù những chi tiết nhỏ nhất cũng không được chủ quan bỏ qua. Bởi lẽ, đôi khi những chi tiết nhỏ lại quyết định chuyển biến của sự việc sang chiều hướng khác, có lợi cho khách hàng mà mình nhận bào chữa, bảo vệ. Ví dụ 1: Luật sư tiến hành trao đổi với khách hàng là bị can trong vụ án Cố ý gây thương tích bị truy tố theo khoản 1 Điều 134 BLHS năm 2015. Quá trình trao đổi, bị can cho biết: Tôi chỉ ấn nhẹ vào vai bị hại, bị hại không bị ngã. Liền lúc đó, bị hại cầm cuốc giơ lên tấn công tôi. Tôi liền giơ hai tay đỡ, đúng lúc đó mẹ bị hại lao vào vật tôi ngã ngửa, hai me con bị hại ngã lên người tôi, làm tôi bị gãy 05 xương sườn. Tôi hoàn toàn không biết vì sao bị hại bị gãy tay, tôi chỉ biết trước đó 02 tháng tay bị hại bị gãy, nhiều khả năng do bị hại đánh tôi nên vết thương cũ bị tái phá

Theo hồ sơ vụ án, lời khai của bị hại như sau: Tôi bị đạp ngã. Sau khi đạp ngã tôi, bị can giơ cuốc tấn công. Tôi đưa tay đỡ và hai bên giằng co, lúc đó mẹ tôi mới vật bị can ngã ra

Về phía người làm chứng, có lời khai của 04 người làm chứng trong đó có 02 người làm chứng là người quen của bị hại. Nội dung lời khai của những người làm chứng có nhiều mâu thuẫn. Kết luận giám định có nhiều điềm chưa phù hợp, lời khai người tham gia tổ tụng có nhiều mâu thuẫn nhưng CQĐT không cho đối chất, thực nghiệm điều tra. Khi gặp khách hàng là bị can trong vụ án này, luật sư cần trao đối với khách hàng để tìm hiểu về diễn biến hành vi, nguyên nhân diễn ra xô sát, bị can có dùng cuốc không, nguyên nhân vết thương của bị hại và T của bị can...

0 bình luận, đánh giá về Trao đổi với người bị buộc tội, bị hại, đương sự khác

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.89135 sec| 950.742 kb