Trao đổi với người buộc tội trong giai đoạn điều tra

01/04/2021
Gặp, hỏi người bị buộc tội là quyền đầu tiên và quan trọng nhất của luật sự để khởi đầu tiến trình bào chữa cho người bị buộc tội trong gia đoạn điều tra.

 

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: (024).66.527.527

Gặp, hỏi người bị buộc tội là quyền đầu tiên và quan trọng nhất của luật sư để khởi đầu tiến trình bào chữa cho người bị buộc tội trong gia đoạn điều tra. Điểm bất lợi, khó khăn của luật sự khi gặp, trao đổi với người bị buộc tội đang bị tạm giam, tạm giữ là sự giới hạn về thời gian gặp, không gian gặp, nội dung luật sư cần trao đổi với thân chủ của mình

độ bị hạn chế. Mặc dù điểm a khoản 1 Điều 73 BLTTHS năm 2015 có auy định người bào chữa có quyền gặp, hỏi người bị buộc tội có nghĩa gười bào chữa có quyền gặp, hỏi người bị buộc tội ở bất cứ thời điểm nào, tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn những rào cản khiến người bào chữa không thể chủ động tự mình vào nơi tạm giam, tạm giữ để gặp người bị buộc tội khi cần. Theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch số 01/2018/ TTLT/BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 23/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Chánh án TANDTC - Viện trưởng VKSNDTC quy định về quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và VKS có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam (Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT/ BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC) thì khi nhận được văn bản thông báo người bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam của cơ quan đang thụ lý vụ án thì cơ sở giam giữ tổ chức cho người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật. Trường hợp cần phải giám sát cuộc gặp thì Thủ trưởng, người có thẩm quyền của cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với cơ sở giam giữ tổ chức giám sát. Trên thực tế, một số cơ sở giam giữ lấy lý do vụ án thuộc loại án “nhạy cảm" như án ma túy, án xâm phạm an ninh quốc gia... đang trong quá trình điều tra cần có sự giám sát của CQĐT đối với các buổi gặp, làm việc của người bào chữa với người đang bị tạm giam, tạm giữ nên không đồng ý làm thủ tục trích xuất người bị tạm giam, tạm giữ cho gặp người bào chữa. Trong trường hợp này, người bào chữa phải thụ động đợi khi nào ĐTV thông báo vào cơ sở giam giữ xét hỏi người bị tạm giam, tạm giữ thì mới được vào cơ sở giam giữ gặp thân chủ của mình cùng ĐTV. * Thực hiện thủ tục vào cơ sở giam giữ gặp người bị buộc tội Khi đã chốt được thời gian, địa điểm gặp người bị buộc tội, người bào chữa cần chuẩn bị đầy đủ và mang theo Sổ tay ghi chép, BLHS, BLTTHS cũng như các tài liệu cần thiết khác và Thẻ luật sư, Giấy giới thiệu, Văn bản thông báo người bào chữa đã được cơ quan tiến hành tố tụng cấp để làm thủ tục vào cơ sở giam giữ gặp, trao đổi với thân chủ của mình. Dù di độc lập hay đi cùng ĐTV, KSV, luật sư cũng phải xuất trình Thẻ luật sư cho cán bộ trưc ban vào sổ theo dõi ra, vào. Nếu đi độc lập, luật sự cần tim đến Phòng quản lý Hồ sơ người bị tạm giam, tạm giữ xuất trình Thẻ luật sư, Giấy giới thiệu, Văn bản thông báo người bào chữa để đăng ký gặp người bị tạm giam, tạm giữ. Lãnh đạo có thẩm quyền của cơ sở giam giữ

Giáo trình Kỹ năng của luật sư khi căn cứ các giấy tờ hợp lệ do người bào chữa cung cấp sẽ ban hành quyết định trích xuất người bị tạm giam, tạm giữ ra gặp người bào chữa, đóng thời cử cán bộ quản giáo hưởng dẫn người bào chữa đến địa điểm trao đổi với người bị tạm giam, tạm giữ trong khuôn viên cơ sở giam giữ Khi nhận và trả người bị tạm giam, tạm giữ, luật sư đều phải ký, ghi rõ họ và tên luật sư, tên TCHNLS vào sổ quản lý thăm, gặp người bị tạm giam tạm giữ theo quy định. Nếu luật sư đi cùng ĐTV, KSV thì không cần thưc hiện các bước trên đây, ĐTV, KSV có trách nhiệm phải làm thủ tục đăng ký trích xuất, nhận và trả người bị tạm giam, tạm giữ. Lần đầu tiên người bào chữa gặp người bị buộc tội trong cơ sở giam giữ là lần gặp có ý nghĩa rất quan trọng để thiết lập mối quan hệ giữa luật sư với thân chủ của mình nên luật sự cần gây ấn tượng tốt, thể hiện sư chuyên nghiệp từ trang phục, tác phong đến lời nói, cử chỉ hành động của mình. Quá trình gặp, trao đổi với người bị buộc tội phải tạo được sự tin tưởng, tin cậy của thân chủ, chủ động trong trao đổi, giao tiếp, đồng thời phải nghiêm túc, đúng mực, tôn trọng thân chủ, tránh thái độ ban ơn, thương xót càng làm cho thân chủ thêm tự ti, chán nản. * Nội dung và phạm vi trao đổi với người bị buộc tội 0 Do thời gian được gặp, trao đổi với người bị buộc tội bị tạm giam hạn chế nên người bào chữa phải định lượng trước được nội dung và phạm vi trao đổi với người bị buộc tội phù hợp với từng lần gặp. gặp, Ví dụ 3: Lần gặp thứ nhất người bào chữa chỉ trao đổi, phân tích, đánh giá với người bị buộc tội nhận định, quan điểm của người bào chữa về cơ sở pháp lý, việc tuân thủ quy định của cơ quan tiến hành tỏ tụng khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can, về tội danh áp dụng, về biện pháp ngăn chặn, thời hạn tạm giam, tạm giữ đang áp dụng đối với thân chủ của mình. Lần gặp thứ hai người bào chữa tập trung trao đổi, phân tích, đánh giá với người bị buộc tội về các chứng cứ buộc tội của CQĐT, các chứng cứ gỡ tội do người bào chūa thu thập được và do người thân của 21 người bị buộc tội cung cấp. Ở lần đầu gặp thân chủ của mình, luật sư nên chủ động giới thiệu ngắn gọn về luật sư, sự tham gia của luật sư trong vụ án đang giải quyềt bằng việc xuất trình Thẻ luật sư, Giấy mời luật sư của người thân người bị buộc tội, Văn bản thông báo người bào chữa do cơ quan tiến hành to tụng cấp đưa trực tiếp cho người bị buộc tội xem, đọc để tạo sự yên tấm, tin tưởng với người bị buộc tội.

Sau khi giới thiệu về mình, người bào chữa cần dành thời gian khoảng 2-3 phút để trao đổi các thông tin phụ không liên quan đến vụ án như Lải thăm tình hình sức khỏe, điều kiện ăn ở, sinh hoạt trong trại tạm giam, nơi tạm giữ của người bị buộc tội; thông tin cho người bị buộc tội biết về tình hình sức khỏe, tình cảm của các thành viên thân thích trong đình của họ. Người bào chữa cũng cán giải thích cho người bị buộc gia tôi biết về quyền, nghĩa vụ của người bị buộc tội khi tham gia tố tụng, phân tích về lợi ích, ý nghĩa của sự tham gia của luật sư vào vụ án với tư cách người bào chữa cho người bị buộc tội, đồng thời động viên người bị buộc tội hợp tác với người tiến hành tố tụng, khai báo, cung cấp thông tin chính xác, trung thực những gì đã biết và diễn ra trong vụ án, vụ việc. Khác với tính chất có phần căng thẳng, gò bó trong các buổi làm việc, xét hỏi có sự tham gia của ĐTV, KSV, khi người bào chữa gặp người bị buộc tội sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi trao đổi thẳng thắn, trực tiếp với người bị buộc tội để xác định những vấn đề nhạy cảm, tế nhị mà người bị buộc tội e ngại không dám nói ra khi có mặt ĐTV, KSV. Luật sư sẽ trao đổi với bị can các nội dung sau: Trao đổi về các tình tiết của vụ việc, những điểm cần làm rõ, đặc biệt là những tình tiết có tính chất buộc tội, gỡ tội, các tình tiết tăng nặng TNHS, các tình tiết giảm nhẹ TNHS. Người bào chữa cần trao đổi cụ thể với người bị buộc tội những vấn đề về nội dung vụ án như người bị buộc tội có thực hiện hành vi phạm tội như quyết định khởi tố bị can hay không; ý thức chủ quan khi thực hiện hành vi phạm tội là gì; lỗi người bị buộc tội đã thực hiện là lỗi cố ý hay vô ý; nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội; động cơ, mục đích phạm tội; nhận thức về hành vi nguy hiểm cho xã hội đã gây ra; các tình tiết giảm nhẹ TNHS; người bị buộc tội có ý kiến gì về việc bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giam, tạm giữ; có đủ điều kiện được thay đổi biện pháp ngăn chặn sang bảo lĩnh tại ngoại hay không. Ví dụ 4: Người bào chữa chủ động trao đổi với người bị buộc tội trong vụ án hủy hoại tài sản để nhằm làm sáng tỏ một số nội dung quan trọng liên quan đến vụ án, cụ thể: - Có ai xúi giục hoặc ép buộc anh phải thực hiện hành vi đốt xe đạp điện của anh T không? - Vì sao lúc đó anh lại có hành động như vậy?

Giáo trình Kỹ năng của luật sư khi tham gia giải quyết các vụ án hình sự (Phần đào tạo bắt buộc) gdl - Anh T và người thân đã có hành vi, lời nói như thế nào đề kích u động, thách thức anh khiến anh hành động như vậy? i - Anh có được hưởng lợi ích gì từ việc đốt xe đạp điện của anh T không? - Trước khi xảy ra vụ án này, anh đã từng bị khởi tố, điều tra về tội phạm nào trước đó không? Đã có bao giờ vi phạm pháp luật bị xử lý và phạt chưa? - Trước khi xảy ra vụ án, anh có tham gia công tác, phong trào gì ở nhà trường hay dịa phương không? Bản thân anh hoặc bố, mẹ có Gi., khen, Bằng khen, thành tích đặc biệt gì trong học tập, công tác, hoạt đông phong trào không? - Nếu gia đình anh tự nguyện bối thường thiệt hại về dân sự cho anh T thì anh có nhất trí không? Có tự nguyện bối thưởng cho anh T xe đạp điện không? - Quá trình điểu tra xét hỏi anh đã nhận thức rõ được hành vị đã 06 thực hiện của mình là vi phạm pháp luật hay không? - Anh có mong muốn, nguyện vọng đề nghị CQĐT và VKS xem xét ib o thay đổi biện pháp ngăn chặn hay không? - Trao đổi để làm rõ trong quá trình tiến hành tố tụng, ĐTV, KSV có vi phạm gì không. Một trong những nội dung trao đổi rất cần thiết đối với người bị buộc tội là tìm hiểu để xác định việc chấp hành, áp dụng các quy định của BLTTHS từ khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can đến quá trình xét hỏi người bị buộc tội, thu thập chứng cứ, vật chứng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có vi phạm gì ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội hay không; khi bị khởi tố, bị bắt tạm giam có được ĐTV giải thích về quyền, nghĩa vụ của mình khi tham gia tố tụng không; quá trình điều tra xét hỏi có bị mớm cung, ép cung, bức cung, nhục hình không? Nếu có bị mớm cung, ép cung, bức cung, nhục hình thì cụ thể như thế nào, hậu quả ra sao, tên của ĐTV vi phạm, có chứng cứ chứng minh các hành vi vì phạm đó không? - Trao đổi, hướng dẫn thân chủ về việc tham gia tố tụng. Người bao chữa cần trao đổi, hướng dẫn cho người bị buộc tội những vấn đề can lưu ý trước khi kết thúc mỗi buổi làm việc, hỏi cung, phúc cụng, đối chai, nhận dạng, thực nghiệm hiện trường và các hoạt động điều tra khác. CP thể như:

Hướng dẫn thân chủ liên quan tới hoạt động hỏi cung: Trước khi Lết thúc mỗi buổi làm việc, ĐTV có trách nhiệm đọc lại cho người bị buộc tội nghe lại toàn bộ nội dung trong Biên bản làm việc, Biên bản hỏi cung.. và yêu cầu người bị buộc tội ký xác nhận vào từng trang trong Biên bản làm việc, Biên bản hỏi cung đó. Người bào chữa cần trao đổi, hướng dẫn cho người bị buộc tội nên tự đọc lại toàn bộ nội dung trong Biên bản làm việc, Biên bản hỏi cung, kiểm tra kỹ xem nội dung ghi chép của ĐTV đã phản ánh đúng nội dung làm việc, xét hỏi hay chưa. Nếu người bị buộc tôi đọc thấy phần nào còn thiếu cần bổ sung thì có quyền đề nghị ĐTV ghi bổ sung ở cuối trang, phần nào sai thì yêu cầu sửa lại cho đúng hoặc để nghị ĐTV dùng bút gạch đi. Tại gần sát vị trí ĐTV gạch, xóa bỏ nội dung thì ĐTV phải ghi rõ việc gạch, xóa đó. Ví dụ: “Xóa 02 chữ". Đồng thời ĐTV và người bị buộc tội phải ký tên ngay sát vị trí chữ bị gạch, xóa bỏ đó mới hợp pháp. Việc làm này để tránh trường hợp tự ĐTV hoặc người khác có hành vi tác động, can thiệp (xóa bỏ, sửa chữa) vào nội dung của Biên bản làm việc, Biên bản hỏi cung. Người bào chữa cũng cần trao đổi, hướng dẫn cho người bị buộc tội cách thức ký chốt vào Biên bản làm việc, Biên bản hỏi cung. Ký chốt không phải là ký vào cuối trang Biên bản làm việc, Biên bản hỏi cung mà là ký sát vào chữ cuối cùng của dòng chữ cuối cùng viết trên trang Biên bản làm việc, Biên bản hỏi cung đó. Nếu ĐTV không dùng bút gạch chéo phần giấy còn lại trên trang Biên bản làm việc, Biên bản hỏi cung chưa ghi nội dung thì người bị buộc tội có quyền đề nghị ĐTV gạch chéo phần còn lại, tránh trường hợp ĐTV tự viết thêm nội dung khác gây bất lợi cho người bị buộc tội vào Biên bản làm việc, Biên bản hỏi cung đó. + Hướng dẫn thân chủ về việc nhận Bản kết luận điều tra: Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày CQĐT ban hành Bản kết luận điều tra vụ án, ĐTV sẽ trực tiếp vào cơ sở giam giữ tống đạt Bản kết luận điều tra cho bị can mà không cần báo cho người bào chữa biết, cùng vào cơ sở giam giữ để chứng kiến việc tống đạt. Bản kết luận điều tra vụ án có thể gửi cho người bào chữa bằng con đường bưu điện hoặc báo cho người bào chữa đến trụ sở CQĐT gặp ĐTV để nhận trực tiếp bằng 01 biên bản giao nhận. Do không trực tiếp có mặt lúc bị can là thân chủ của mình nhận Bản kết luận điều tra nên trước khi kết thúc giai đoạn điều tra, người bào chữa cần trao đổi, hướng dẫn cho bị can biết cách thức, nội dung ghi ý kiến khi được ĐTV tống đạt Bản kết luận điều tra vụ án để bảo vệ quyền lợi hợp

Giáo trình Kỹ năng của luật sư khi tham gia giải quyết các vụ án hình sự (Phần đào tạo bắt buộe) pháp của mình. Theo biểu mẫu Biên bản giao nhận Bản kết luận điều tra vụ án thì phần nội dung ghi ý kiến của bị can chỉ để trống vài dòng nên người bào chữa tư vấn cho bị can nội dung ghi ý kiến cần ngăn gọn, thể hiện tóm tắt quan điểm của bị can là “Tôi đồng ý với Bản kết luận điều tra hoặc “Tôi không đồng ý với Bản kết luận điều tra" hoặc có thể ghi “Tôi sẽ có ý kiến sau" trong trường hợp Bản kết luận điều tra có nhiều nội dung phức tạp và nhiều trang bị can cần có thêm thời gian để đọc và hiểu hết nội dung. Nếu bị can không có ý kiến gì thì ĐTV sẽ tự viết nội dung “Bị can không có ý kiến gì" vào phần ghi ý kiến của bị can và bị can sẽ k rõ họ tên ở phần người nhận. ion Đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, trong giai đoạn điểu tra, người bào chữa cần phải trao đổi với người bị buộc tội để làm rõ thêm.

- Mức độ nhận thức về hành vi đã thực hiện của người bị buộc tôi ở từng thời điểm trước, trong và sau khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật

- Điều kiện sinh sống và giáo dục của gia đình, nhà trường đối với người bị buộc tội trước khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Có hay không có người đủ 18 tuổi trở lên xúi giục, ép buộc người bị buộc tội thực hiện hành vi phạm tội. - Khi thực hiện hành vi phạm tội, người bị buộc tội có được hưởng lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần gì hay không.

- Những nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, điều kiện, hoàn cảnh dẫn đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.

* Những điểm người bào chữa cần lưu ý khi vào cơ sở giam giữ gặp người bị buộc tội Người bào chữa được mang vào cơ sở giam giữ các văn bản luật, hồ sơ, tài liệu liên quan, Sổ ghi chép, Giấy giới thiệu, Thẻ luật sư, Văn bản thông báo người bào chữa tham gia tố tụng nhưng phải chấp hành quy định kiểm tra an ninh khi cần thiết. Khi chủ động đề xuất, người bào chữa được mang theo thuốc lá điếu cho người bị buộc tội sử dụng tại cho, thể hiện sự quan tâm, thân thiện của người bào chữa đối với thân chu, tuy nhiên vẫn phải xin phép, được cán bộ quản giáo kiểm tra, đồng ý moi được sử dụng. Trường hợp người thân trong gia đình của người bị buộc tội có nhờ người bào chữa chuyển ảnh người thân, chuyển thư động Viê giữ gìn sức khỏe, vận động khai báo thành khẩn (không liên quan đến về án đang điều tra), người bào chữa có thể mang vào cho người bị buộc tội tại chỗ nếu được cán bộ quản giáo đồng ý, sau khi xem xong thì đưa lại cho người bào chữa mang về. Quá trình người bào chữa gặp, trao đổi với người bị buộc tội tại cơ ở giam giữ cần lưu ý không được mang theo vũ khí, chất cháy nổ, chất dộc hại, chất gây nghiện, chất kích thích; không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị ghi âm, chụp ảnh, quay phim. Nếu có mang theo các thiết bị điện tử này, người bào chữa phải xuất trình và gửi cho cán bộ ouản lý cơ sở giam giữ đưa vào tủ lưu giữ và nhận chìa khóa tủ riêng, kết thúc buổi làm việc sẽ được nhận lại, sử dụng ngoài khuôn viên cơ sở giam giữ. Người bào chữa cũng không được cưỡng ép, xúi giục người bị buộc tôi khai báo gian dõi, cung cấp tài liệu sai sự thật, cản trở quá trình điều tra của cơ quan tiến hành tố tụng. Nghiêm cấm người bào chữa đưa cho người bị buộc tội những đồ vật bị cấm trong và sau khi gặp, nếu vi phạm sẽ bị lập biên bản, bị xử lý theo quy định của cơ sở giam giữ.

 

0 bình luận, đánh giá về Trao đổi với người buộc tội trong giai đoạn điều tra

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.18915 sec| 982.516 kb