Trường hợp nào chồng không có quyền yêu cầu toà án giải quyết ly hôn?
Nội dung bài viết
- 1- Từ ngày 1-7, chồng không được yêu cầu ly hôn dù vợ có thai, sinh con với người khác?
- [a] Với trường hợp vợ đang có thai :
- [b] Với trường hợp vợ sinh con:
- [c] Còn với trường hợp vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
- [d] Chồng không được ly hôn khi vợ nuôi con dưới 12 tháng tuổi kể cả là con ruột hay con nuôi.
- [e] Trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì việc xác định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của chồng như sau:
- 2- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
1- Từ ngày 1-7, chồng không được yêu cầu ly hôn dù vợ có thai, sinh con với người khác?
Theo Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐTP của TAND Tối cao, nếu vợ đang có thai, sinh con thì chồng không được yêu cầu ly hôn mà không phân biệt có thai, sinh con với ai.
Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.
Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, theo quy định trên, có 3 trường hợp Tòa án sẽ không thụ lý yêu cầu ly hôn của người chồng, đó là vợ đang mang thai, vợ sinh con và vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Để cụ thể hóa quy định trên, Nghị quyết số 01/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán - Tòa án nhân dân Tối cao đã có hướng dẫn cụ thể các trường hợp chồng không được xin ly hôn vợ.
[a] Với trường hợp vợ đang có thai :
Được giải thích là "khoảng thời gian vợ mang trong mình bào thai và được cơ sở y tế có thẩm quyền xác định cho đến thời điểm sinh con hoặc thời điểm đình chỉ thai nghén". Chồng không được quyền ly hôn dù vợ có thai với ai.
Quy định này nhằm bảo vệ sức khỏe tâm lý và thể chất của người vợ cũng như đứa con chưa chào đời. Thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm đối với phụ nữ, đòi hỏi sự ổn định và hỗ trợ từ người chồng để bảo đảm thai nhi phát triển tốt nhất. Nếu chồng đơn phương ly hôn trong giai đoạn này, nó có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và con.
[b] Với trường hợp vợ sinh con:
Vợ đã sinh con nhưng không nuôi con trong khoảng thời gian từ khi sinh con đến khi con dưới 12 tháng tuổi; vợ đã sinh con nhưng con chết trong khoảng thời gian dưới 12 tháng tuổi kể từ khi sinh con; vợ có thai từ 22 tuần tuổi trở lên mà phải đình chỉ thai nghén. Người chồng không được quyền ly hôn dù vợ sinh con với ai.
[c] Còn với trường hợp vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Khoản 3 Điều 2 của Nghị quyết quy định, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong khoảng thời gian dưới 12 tháng tính từ ngày vợ sinh con nhưng không nuôi con hoặc con chết hoặc ngày đình chỉ thai nghén khi vợ có thai từ 22 tuần tuổi trở lên.
[d] Chồng không được ly hôn khi vợ nuôi con dưới 12 tháng tuổi kể cả là con ruột hay con nuôi.
[e] Trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì việc xác định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của chồng như sau:
- Chồng của người mang thai hộ không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
- Chồng của người nhờ mang thai hộ không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc khi người mang thai hộ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Xem thêm : Dịch vụ luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest
2- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Trường hợp nào chồng không có quyền yêu cầu toà án giải quyết ly hôn? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Trường hợp nào chồng không có quyền yêu cầu toà án giải quyết ly hôn? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm