Tư vấn pháp luật về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp 

23/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp Luật sư có thể tư vấn pháp luật để doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi loại hình đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Quy trình chuyển đổi này cần phải tuân theo đúng quy định pháp luật.

 

 

Tư vấn pháp luật về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp  Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Tư vấn pháp luật về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

 

 

  Yêu cầu tư vấn pháp luật

 

 

Để tư vấn cho khách hàng lựa chọn đúng loại hình doanh nghiệp cần chuyển đổi, Luật sư cần cân nhắc các yếu tố như: Nhu cầu của khách hàng về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, mục đích, yêu cầu đặt ra đối với việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; những lợi thế mà loại hình doanh nghiệp này có thể mang lại cho khách hàng so với loại hình doanh nghiệp khác, khả năng thực hiện việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đã lựa chọn (điều kiện chuyển đổi, sự hạn chế, vướng mắc của pháp luật về thủ tục chuyển đổi,

 

 

Các trường hợp chuyển đổi 

 

 

Có 4 trường hợp chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh nghiệp khác, gồm: Chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH hai thành viên trở lên và chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH (Điều 190 đến Điều 199 Luật Doanh nghiệp năm 2014).

 

 

Các yêu cầu, thủ tục pháp lý triển khai việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

 

 

Yêu cầu, thủ tục chung: Cũng giống như các công việc về tổ chức lại doanh nghiệp, mọi trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đều phải do cơ quan cao nhất của công ty là chủ sở hữu quyết định.

 

 

(i) Chuyển đổi công ty TNHH thành công ty cổ phần: Công ty cổ phần sau khi được chuyển đổi phải đăng ký việc chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

 

(ii) Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên: việc chuyển nhượng hoặc nhận góp vốn đầu tư bằng cổ phần, phần vốn góp để chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên phải được thực hiện theo giá thị trường, giả được định theo phương pháp tài sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp khác. Công ty TNHH một thành viên sau khi chuyển đổi phải đăng ký việc chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng cổ phần hoặc công ty chỉ còn lại một cổ đông để trở thành công ty TNHH một thành viên, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

 

(iii) Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty TNHH hai thành viên trở lên: Công ty TNHH hai thành viên trở lên sau khi được chuyển đổi phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

 

(iv) Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH: Công ty TNHH một hoặc hai thành viên trở lên sau khi được chuyển đổi phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

 

(v) Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Việc có phần hoá doanh nghiệp nhà nước cho các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định. Việc bán cổ phần lần đầu để cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo các phương thức đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành, thỏa thuận trực tiếp.

 

 

Đối tượng, điều kiện mua cổ phần và nhiều điều kiện, thủ tục khác do Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thực hiện theo quy định riêng

 

 

Hậu quả pháp lý của việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp

 

 

Quyền, trách nhiệm của công ty chuyển đổi 

 

 

Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi.

 

 

Quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hóa

 

 

Riêng đối với doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, thì công ty sau khi được cổ phần hóa không phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định bổ sung sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền quyết toán, bàn giao cho công ty cổ phần. Nếu sau khi bàn giao sang công ty cổ phần mới phát sinh khoản truy thu hoặc xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp trong thời gian là doanh nghiệp nhà nước thì được xem xét trách nhiệm cá nhân, tập thể để thực hiện việc bồi hoàn, nộp phạt, xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật (Điều 10 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP).

 

0 bình luận, đánh giá về Tư vấn pháp luật về chuyển đổi loại hình doanh nghiệp 

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.54695 sec| 942.547 kb