Tư vấn pháp luật về tổ chức lại doanh nghiệp

"Một công ty muôn phát triển được nhanh thì phải giỏi trong việc tìm ra nhân tài, đặc biệt là những nhân tài thông minh."

- Bill Gates

Tư vấn pháp luật về tổ chức lại doanh nghiệp

Việc tổ chức lại doanh nghiệp và chấm dứt doanh nghiệp là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp, phải được quy định trong Điều lệ và đều phải do cơ quan cao nhất của doanh nghiệp là chủ sở hữu quyết định. Đó là, chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên, Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên và công ty hợp danh, Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, Đại hội thành viên đối với hợp tác xã.

Liên hệ

I- Kỹ năng chung tư vấn pháp luật về tổ chức lại và chấm dứt doanh nghiệp

1- Tư vấn quyết định về việc tổ chức lại và chấm dứt doanh nghiệp

Việc tổ chức lại doanh nghiệp và chấm dứt doanh nghiệp là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp, phải được quy định trong Điều lệ và đều phải do cơ quan cao nhất của doanh nghiệp là chủ sở hữu quyết định. Đó là, chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên, Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên và công ty hợp danh, Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, Đại hội thành viên đối với hợp tác xã.

Yêu cầu về điều kiện, thủ tục triển khai việc tổ chức lại và chấm dứt doanh nghiệp phải bảo đảm sự chặt chẽ, chính xác, vì sai lầm trong những việc này có nguy cơ gây ra hậu quả pháp lý rất lớn và rất khó sửa chữa, khắc phục. Vì vậy, Luật sư cần tư vấn bảo đảm người ra quyết định đúng thẩm quyền và tính hợp pháp của các quyết định tổ chức lại doanh nghiệp.

2- Xây dựng phương án tổ chức lại và chấm dứt doanh nghiệp

Việc tổ chức lại doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp, có thể dẫn đến hậu quả là chấm dứt tư cách pháp lý của doanh nghiệp được tổ chức lại và hình thành một doanh nghiệp với tư cách pháp lý hoàn toàn mới. Vì vậy, phải có phương án cụ thể giải quyết các quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trước đó, cũng như giải quyết mối quan hệ giữa doanh nghiệp trước và sau khi được tổ chức lại.

Trường hợp việc tổ chức lại và chấm dứt doanh nghiệp phải có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì cần gửi công văn, đơn đề nghị để xin ý kiến hướng dẫn hoặc chấp thuận việc tô chức lại và chấm dứt doanh nghiệp. Ví dụ, đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, là Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước; đối với công ty bảo hiểm là Bộ Tài chính; đối với các tổ chức tín dụng là Ngân hàng nhà nước.

3- Đăng kỷ doanh nghiệp sau khi được tổ chức lại

Trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp dẫn đến việc hình thành một doanh nghiệp mới thì phải tiến hành đăng ký để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tương tự như việc thành lập một doanh nghiệp mới. Các trường hợp còn lại, thì phải thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu thay đổi các nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) hoặc thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

II- Kỹ năng tư vấn pháp luật về chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp

Luật sư tư vấn cho khách hàng về việc một doanh nghiệp được chia hoặc tách thành nhiều doanh nghiệp, sẽ tạo điều kiện tạo thành nhiều pháp nhân khác nhau, giúp cho việc chịu trách nhiệm pháp lý rõ ràng hơn và phân tán rủi ro pháp lý cho nhiều pháp nhân. Tuy nhiên, đồng thời việc này cũng lại phải đối mặt với nhiều mối quan hệ pháp lý, nhiều rủi ro pháp lý hơn do có nhiều pháp nhân.

Việc nhiều doanh nghiệp được hợp nhất, sáp nhập thành một doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung quản lý rủi ro pháp lý vào một đầu mối. Ngược lại, nó cũng dẫn đến sự phức tạp hơn về rủi ro pháp lý do tăng vốn, tăng quy mô hoạt động, tăng số lượng thành viên của một pháp nhân.

Việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập là quyền của các doanh nghiệp, trừ một số trường hợp bắt buộc như buộc phải hợp nhất, sáp nhập tổ chức tín dụng theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước.

(i) Nghị quyết về việc chia, tách, hợp nhất và sáp nhập công ty

Tuỳ từng trường hợp, nghị quyết về việc chia, tách, hợp nhất và sáp nhập công ty phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, công ty bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; tên công ty hoặc các công ty sẽ được thành lập; nguyên tăc, cách thức và thủ tục phân chia tài sản, chuyển đổi giá trị tài sản công ty; phương án sử dụng lao động; cách thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; thời hạn và thủ tục chuyển phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty cũ sang công ty mới; nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của công ty bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; thời hạn thực hiện việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập công ty.

Nghị quyết về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết.

(ii) Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập

Đối với các công ty bị hợp nhất hoặc nhận sáp nhập, ngoài nghị quyết về việc hợp nhất, sáp nhập, còn phải chuẩn bị hợp đồng hợp nhất, sáp nhập và thông qua chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty bị hợp nhất hoặc nhận sáp nhập. Hợp đồng hợp nhất hoặc sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty hợp nhất hoặc sáp nhập; thủ tục và điều kiện hợp nhất hoặc sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất hoặc bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất hoặc nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện hợp nhất, sáp nhập...

Tương tự như nghị quyết về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập công ty, họp đồng hợp nhất hoặc sáp nhập phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua.

(iii) Điều lệ và người quản lý

Chủ sở hữu của công ty được hình thành từ việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty hoặc Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty.

(iv) Đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu thành lập mới) hoặc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu thay đổi), trong đó có việc thay đổi tên công ty, vốn điều lệ và các nội dung cần thiết khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải kèm theo nghị quyết về việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập công ty; họp đồng hợp nhất hoặc sáp nhập, nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng hợp nhất hoặc sáp nhập của công ty bị hợp nhất hoặc nhận sáp nhập.

(v) Tập trung kinh tế

Luật sư cần tư vấn cho khách hàng thực hiện các quy định của pháp luật về tập trung kinh tế. Cụ thể, trường hợp sau khi tập trung kinh tế mà công ty hợp nhất hoặc nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các công ty tham gia hợp nhất, sáp nhập phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh (Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương) trước khi tiến hành hợp nhất hoặc sáp nhập. Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ hoặc vừa theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo

Cấm các trường hợp hợp nhất hoặc sáp nhập mà theo đó công ty bị hợp nhất hoặc nhập sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ 3 trường hợp được miễn trừ sau đây:

Thứ nhất: Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản;

Thứ hai: Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ;

Thứ ba: Sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa.

Đối với trường hợp thứ nhất và thứ hai nói trên, đại diện hợp pháp của các bên tham gia tập trung kinh tế phải làm thủ tục đề nghị hưởng miễn trừ để Bộ trưởng Bộ Công Thương (trường hợp thứ nhất) hoặc Thủ tướng Chính phủ (trường hợp thứ hai)

(vi) Xử lý vướng mắc, hậu quả pháp lý của việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp

- Quyền, nghĩa vụ của công ty bị chia, tách

Toàn bộ quyền và nghĩa vụ của công ty bị chia, tách được chuyển cho các công ty mới. Như vậy, nếu không có thỏa thuận với các chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty mới thực hiện các nghĩa vụ về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia, tách, thì các công ty mới sẽ phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ này.

- Quyền, nghĩa vụ của công ty hợp nhất, sáp nhập

Khác với trường hợp chia, tách, sau khi hợp nhất hoặc sáp nhập, chỉ duy nhất công ty hợp nhất hoặc công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất hoặc các công ty nhận sáp nhập

(vii) Xử lý trường hợp vi phạm Luật Cạnh tranh

Trường hợp hợp nhất, sáp nhập vi phạm Luật Cạnh tranh, thì doanh nghiệp vi phạm có thể bị xử lý bắt buộc phải: Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua; cải chính công khai; loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh; thực hiện các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm.

Cá nhân, pháp nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý giải thể doanh nghiệp

Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng phòng Doanh Nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giao trình Kỹ năng tư vấn pháp luật và tham gia giải quyết tranh chấp ngoài tòa án của luật sư - Học viện Tư Pháp và một số nguồn khác) .

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Tư vấn pháp luật về tổ chức lại doanh nghiệp

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.38073 sec| 1116.414 kb