Vai trò của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước trong quản lý đất đai

Ở mặt tốt nhất, con người cao thượng nhất trong tất cả các loài động vật; tách khỏi luật lệ và công lý, anh ta trở thành tồi tệ nhất.

- Aristotle -

Vai trò của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước trong quản lý đất đai

Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương có vai trò vô cùng to lớn trong việc quản lý mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội của đất nước. Trong quản lý đất đai, vai trò to lớn này trước đây chưa được đánh giá một cách đầy đủ và đúng mức. Kế thừa Luật đất đai năm 2003 trong việc quyết định các chính sách của cơ quan quyền lực nhà nước, Luật đất đai năm 2013 xác định rõ thẩm quyền của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương trong việc thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai.

Liên hệ

I- VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước từ trung ương đến địa phương có vai trò vô cùng to lớn trong việc quản lý mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội của đất nước. Trong quản lý đất đai, vai trò to lớn này trước đây chưa được đánh giá một cách đầy đủ và đúng mức. Kế thừa Luật đất đai năm 2003 trong việc quyết định các chính sách của cơ quan quyền lực nhà nước, Luật đất đai năm 2013 xác định rõ thẩm quyền của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương trong việc thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai.

1- Vai trò của Quốc hội và cơ quan thường trực của Quốc hội trong quản lý đất đai

Trước hết, Quốc hội quyết định nhiều chính sách quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, là cơ quan thông qua các văn bản luật, quyết định các vấn đẻ chiến lược để phát triển đất nước.Trong quản lý đất đai, Quốc hội có thẩm quyền:

- Phê chuẩn các quy hoạch, các chiến lược trong quản lý và sử dụng đất đai. Quốc hội thông qua các quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020 tầm nhìn 2030 của Chính phủ, hoạch định các chính sách phát triển lâu đài trong quản lý và sử dụng đất đai;

- Thực hiện quyền quyết định và giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước.

Riêng Uỷ ban thường vụ Quốc hội với tính cách là cơ quan thường trực của Quốc hội cũng có các tầm quyền như: Ra các nghị quyết quan trọng, ban hành pháp lệnh và các quy định khác để Chính phủ quyết định một cách cụ thể.

2- Vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

Hội đồng nhân dân các cấp ở địa phương không cñỉ thông qua các nghị quyết,quyết nghị các vấn đề cụ thể mà còn thực hiện chức năng giám sát đối với cơ quan hành chính nhà nước trong quản lý đất đai. Bên cạnh đó, hội đồng nhân dân các cấp còn phê chuẩn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của UBND cùng cấp trước khi trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, với các thẩm quyền được nêu trong, Luật đất đai năm 2013 đã thống nhất được vai trò quan trọng của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước trong việc quyết định và giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất ở trung ương và ở từng địa phương.

II- HỆ THỐNG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH - NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Với chức năng quản lý nhà nước về đất đai, Chính phủ và UBND các cấp Có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nội dung của chế độ quản lý nhà nước về đất đai. Luật đất đai năm 2103 đành một chương để quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của Nhà nước, từng nội dung, vai trò tổ chức, chỉ đạo và quyết định của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước. Trên thực tế, thẩm quyền cụ thể của Chính phủ và UBND các cấp được quy định trong từng nội dung của chế độ quản lý. Khoản 3 Điều 21 Luật đất đai năm 2013 giao cho Chính phủ và UBND các cấp thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai theo thẩm quyền được quy định trong luật.

Các nội dung cơ bản này sẽ được trình bày ở các phần sau. Vì Vậy, có thể khái quát chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hệ phẳng cơ quan có thẩm quyền chung như sau:

-  Chính phủ và UBND các cấp thống nhất việc quản lý đất đai ở trung ương và ở từng địa phương.

- Tổ chức chỉ đạo và thực hiện các nội dung cụ thể của chế độ quản lý nhà nước về đất đai được quy định tại Điều 22 Luật đất đai.

III- HỆ THỐNG CƠ QUAN CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Cơ quan chuyên ngành quản lý đất đai đã trải qua ba thời kỳ:Tổng cục quản lý ruộng đất năm 1979 đến năm 1994, Tổng cục địa chính từ năm 1994 đến 2002 và là Bộ tài nguyên và môi trường từ năm 2002 đến nay.
Để tăng cường quản lý các nguồn tài nguyên và lĩnh vực môi trường, Nghị định của Chính phủ số 21/2013/NĐ-CP ngày 04/3/2013 ra đời quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ tài nguyên và môi trường cũng như các loại hình tổ chức dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất nhằm cụ thể hoá Điều 24 và 24 Luật đất đai năm 2013. Theo đó, hệ thống này bao gồm các loại cơ quan sau:

(i) Bộ tài nguyên và môi trường

Là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản,môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc bản đỗ trong phạm vi cả nước và quản lý các dịch vụ công trong quản lý và sử dụng đất.

(ii) Sở tài nguyên và môi trường

Là cơ quan thuộc UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương có chức năng quản lý tài nguyên đất và đo đạc bản đồ, đồng thời chịu sự lãnh đạo về mặt chuyên môn của Bộ tài nguyên và môi trường.

(iii) Phòng tài nguyên và môi trường

Là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện, quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh có chức năng quản lý nhà nước về đất đai và lĩnh vực môi trường.

(iv) Cán bộ địa chính cấp xã

Cán bộ địa chính cấp xã là người giúp UBND xã, phường, thị trần trong công tác quản lý đất đai. Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm hiện nay là ở các địa phương, cán bộ địa chính cấp xã còn thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn. Họ thường được thuyên chuyển của các công tác khác sang làm quản lý đất đai, vì vậy trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Với 10.380 xã, phường, thị trấn trong cả nước thì vấn đề đào tạo cán bộ địa chính cho cấp xã trong thời gian tới là rất cấp bách.Bởi vì, quản lý đất đai trước hết phải đi từ cơ sở

(v) Văn phòng đăng ký quản lý đất đai

Cơ quan này là tổ chức sự nghiệp thuộc sở tài nguyên và môi trường, thuộc phòng tài nguyên và môi trường của UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký QSDĐ, quản lý hồ sơ địa chính và thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý, sử dụng đất đai theo cơ chế “một cửa”. Nghị định của Chính phủ số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về thi hành Luật đất đai đã quy định những thủ tục hành chính trong quản lý, sử dụng đất đai và thủ tục thực hiện quyền của người sử dụng đất, trong đó thể hiện vai trò quan trọng của văn phòng đăng ký đất đai trong mọi công việc.

Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Thị Mai, tổng hợp (từ Giáo trình Kỹ năng chuyên sâu của Luật sư trong việc giải quyết các vụa án dân sự - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Vai trò của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước trong quản lý đất đai

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.89464 sec| 1100.789 kb