Vấn đề nhân thân người phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam

13/11/2024
Phạm Huyền My
Phạm Huyền My
Nhân thân người phạm tội tuy không phải là yếu tố cấu thành tội phạm nhưng những đặc điểm về nhân thân của người phạm tội có thể có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội.

1- Khái niệm nhân thân người phạm tội

Trong luật hình sự, khái niệm chủ thể của tội phạm và khái niệm nhân thân người phạm tội tuy không đồng nhất với nhau nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau.

Chủ thể của tội phạm là khái niệm dùng để chỉ người có năng lực trách nhiệm hình sự đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong luật hình sự.

Nhân thân người phạm tội trong luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự của họ. Những đặc điểm đó có thể là về nghề nghiệp, lý lịch tư pháp, ý thức pháp luật, thái độ làm việc, thái độ trong quan hệ với những người khác, hoàn cảnh gia đình…. 

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

2- Các vấn đề về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự

Nhân thân người phạm tội tuy không phải là yếu tố cấu thành tội phạm nhưng những đặc điểm về nhân thân của người phạm tội có thể có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Các cơ quan điều tra, truy tố và xét xử khi giải quyết các vụ án hình sự đều cần nghiên cứu đầy đủ vấn đề nhân thân người phạm tội. Việc nghiên cứu này có những ý nghĩa sau:

Ở một số tội phạm, việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội có ý nghĩa đối với việc định tội cũng như đối với việc định khung hình phạt. Đó là những tội phạm mà cấu thành tội phạm cơ bản hoặc cấu thành tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ của những tội này có dấu hiệu phản ánh đặc điểm nào đó thuộc về nhân thân người phạm tội.

Ví dụ: cấu thành tội phạm cơ bản của tội tham ô tài sản (Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015) đòi hỏi chủ thể phải là người có chức vụ, quyền hạn: cấu thành tội phạm tăng nặng của tội cưỡng đoạt tài sản (điểm c khoản 2 Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015) đòi hỏi chủ thể có đặc điểm là tái phạm nguy hiểm...

Việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội còn có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định hình phạt. Điều 50 Bộ luật Hình sự 2015 xác định nhân thân người phạm tội là một căn cứ mà tòa án phải cân nhắc khi quyết định hình phạt. Tuy nhiên, không phải tất cả các tình tiết về nhân thân đều được cân nhắc mà chỉ những tình tiết về nhân thân phản ánh khả năng giáo dục đối với người phạm tội, phản ánh mức độ lỗi của họ (và qua đó phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội) cũng như phản ánh họ có thuộc diện được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo các chính sách của Nhà nước hay không. Cụ thể vấn đề này, các điều 51 và 52 Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định nhiều tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Vấn đề nhân thân người phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Vấn đề nhân thân người phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Vấn đề nhân thân người phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.25037 sec| 948.508 kb