Góp vốn điều lệ thành lập công ty
Cho mục đích đào tạo người làm pháp chế doanh nghiệp. Mà doanh nghiệp ở Việt Nam sẽ phổ biến là mô hình công ty TNHH và công ty cô phần. Ngoài ra còn có những mô hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân, các loại hình doanh nghiệp mà hiện nay rất ít khi được giới chủ lựa chọn để kinh doanh. Và tiêu chí đầu tiên khi xác định một doanh nghiệp thì sẽ nhìn vào vốn điều lệ. Tính pháp lý của vốn điều lệ và thực góp của những cổ đông có đúng tỉ lệ với vốn điều lệ không? Một người làm pháp chế doanh nghiệp sẽ phải biết rõ về vấn đề góp vốn điều lệ thành lập công ty. Cùng tìm hiểu góp vốn điều lệ thành lập công ty dưới bài viết này.
Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần .
Theo quy định hiện hành, kế toán không ghi nhận vốn góp theo vốn điều lệ trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Khoản vốn góp huy động, nhận từ các chủ sở hữu luôn phải được ghi nhận theo số thực góp, tuyệt đối không ghi nhận theo số cam kết sẽ góp của các chủ sở hữu.
Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp, để đáp ứng nhu cầu nào đó đã kê khai vốn điều lệ cao hơn rất nhiều so với khả năng góp vốn. Sau đó, dù chưa thực góp đủ vốn trong thời hạn quy định, nhưng kế toán vẫn ghi nhận đã góp đủ, dẫn đến vốn góp của chủ sờ hữu trên báo cáo tài chính không ghi nhận đúng số vốn thực tế đã góp. Trường hợp này cũng xảy ra trong các trường hợp tăng vốn điều lệ, huy động vốn,... Việc này sẽ mang lại các hệ lụy pháp lý cho doanh nghiệp và các bên liên quan. Trong khái niệm vốn điều lệ thì cũng cần phân biệt rõ ràng vốn chủ sở hữu và vốn góp của chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là thuật ngừ pháp lý, được sử dụng rất nhiều trong các văn bản pháp luật. Nếu không tìm hiểu kỹ, khi áp dụng các quy định pháp luật, người thực hiện có thể nhầm lẫn thuật ngữ này với vốn điều lệ của công ty. Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp về tài sản, thì vốn chủ sở hữu (TK 400) phải được thể hiện là phần tài sản thuần của doanh nghiệp còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông, thành viên góp vốn, chủ sở hữu, ... về chỉ tiêu, vốn chủ sở hữu phản ánh các khoản vốn kinh doanh thuộc sở hữu của cổ đông, thành viên góp vốn, như: vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, vốn khác của chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, cổ phiếu quỹ, chênh lệch tỷ giá hối đoái .
Xem thêm: Muốn thành lập doanh nghiệp cần tối thiểu bao nhiêu vốn góp
Vốn góp của chủ sở hữu
Vốn góp của chủ sở hữu là một thuật ngữ pháp lý được quy định trong một số văn bản pháp luật . Nếu không nghiên cứu kỹ, người áp dụng các quy định pháp luật có thể nhầm lẫn với vòn điêu lệ, hoặc vốn chủ sở hữu. Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính vê nội dung và phưong pháp lập các chỉ tiêu trong Báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp về tài sản, thì vốn góp của chủ sở hữu (TK 4111) là tài khoản phản ánh khoản vốn thực đã đâu tư của chủ sở hữu theo Điều lệ công ty của các chủ sở hữu vốn. Đối với các công ty cổ phần thì vốn góp từ phát hành cổ phiếu được ghi vào tài khoản này theo mệnh giá. Tài khoản 4111 - Vốn góp của chủ sở hữu tại công ty cổ phần có thể theo dõi chi tiêt thành cô phiêu phổ thông có quyền biểu quyết và cổ phiếu ưu đãi. Vốn góp của chủ sở hữu là một khoản vốn hình thành nên vốn chủ sở hữu
Tài sản góp vốn điều lệ
Tài sản góp vốn được tính theo đơn vị là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cô đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vôn cho công ty. Do đó, tùy thuộc vào loại tài sản góp vốn mà cần phải đáp ứng một số hoặc tất cả các điều kiện: (i) Tài sản dùng để góp vốn phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người góp vốn và không bị tranh chấp, không bị hạn chế về quyền định đoạt theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật; (ii) Tài sản đem góp vốn phải là tài sản có thể chuyển quyền sở hữu được cho bên nhận góp vốn; và (iii) Phải có đầy đủ các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu.
Tìm hiểu thêm: Yếu tố nào thuộc phạm vi công việc pháp chế doanh nghiệp
Thủ tục góp vốn điều lệ
Chủ sở hữu, thành viên, cổ đông phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty. Đối với tài sản dùng để góp vốn có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyên sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Đối với tài sản khác được thực hiện bàng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản. Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân, mặc dù phải kê khai làm vốn đầu tư của doanh nghiệp, nhưng không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
Tùy trường hợp góp vốn mà tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, thì thủ tục góp vốn còn cần phải có: (i) Thỏa thuận định giá; hoặc (ii) Văn bản thỏa thuận chấp thuận cùa các bên liên quan về giá tài sản góp vốn đã được tổ chức thẩm định giá định giá.
Xem thêm: Nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp,chủ doanh nghiệp
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm