Vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài - Khởi tố, điều tra, truy tố

"Công lý là thứ nhất thời và cuối cùng cũng sẽ đi đến kết thúc; nhưng lương tâm là vĩnh cửu và sẽ không bao giờ lụi tàn"

- Martin luther

 

Vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài - Khởi tố, điều tra, truy tố

Trong giai đoạn điều tra, Luật sư thực hiện việc thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật; tham gia vào các hoạt động điều tra; kiến nghị, đê xuất với CQĐT, với Điều tra viên hoặc VKS về cơ bản giống như các vụ án khác.

Sau khi hồ sơ vụ án được chuyển đến VKS, Luật sư cần phải liên hệ với Kiểm sát viên được phân công thụ lý vụ án để được tiếp xúc hồ sơ vụ án, sao chụp các tài liệu về phân loại, nghiên cứu làm cơ sở pháp lý cho việc bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng ở giai đoạn truy tố.

Liên hệ

1- Trong giai đoạn khởi tố, điều tra:

Ngoại trừ quy định về thẩm quyền xét xử (đồng thời là thẩm quyền điều tra, truy tố) và một số hoạt động đặc biệt được thực trên cơ sở hợp tác quốc tế, quy định của BLTTHS về trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với các vụ án có yếu tố nước ngoài về cơ bản giống như đối với các vụ án hình sự nói chung.

Tuy nhiên, bên cạnh đấy vẫn có một số vấn đề Luật sư cần hết sức lưu ý:

Trường hợp người nước ngoài bị khởi tố và bị áp dụng biện pháp bắt tạm giam, Luật sư cần liên hệ với cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của nước có công dân phạm tội để giải quyết yêu cầu tiếp xúc lãnh sự để nhận được sự phối hợp với các cơ quan này trong việc bảo vệ lợi ích chính đáng của bị can.

Tiếp xúc lãnh sự là một chế định trong luật pháp quốc tế quy định trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại, trong việc tạo điều kiện cho cơ quan hoặc nhân viên lãnh sự của nước ngoài thực hiện đại diện lãnh sự hoặc bảo hộ cho công dân nước họ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự tại nước sở tại.

Việc thông báo và tiếp xúc lãnh sự được thực hiện theo Chỉ thị số 21/2000/CT-TTg Ngày 16 tháng 10 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về Thông báo và tiếp xúc lãnh sự đối với công dân nước ngoài và người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài bị bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù tại Việt Nam. Theo đó, khi công dân nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài bị bắt, tạm giữ, tạm giam trong quá trình điều tra liên quan đến vụ án hình sự, CQĐT cần thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao và phối hợp với Bộ Ngoại giao thu xếp cho đại diện của cơ quan đại diện nước ngoài khi có yêu cầu được tiếp xúc lãnh sự. Việc tiếp xúc lãnh sự được thực hiện theo các quy định tại khoản 5 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, Điều 13 Nghị định số 120/2017/NĐ-CP Ngày 06/11/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.

Luật sư cần chủ động gặp, trao đối, tư vấn cho cán bộ Lãnh sự của nước có công dân bị buộc tội các kiến thức cơ bản của pháp luật Việt Nam có liên quan đến quyền được tiếp xúc lãnh sự để bảo hộ cho công dân của nước đó như thủ tục, trình tự tiếp xúc Lãnh sự, thời gian tiếp xúc Lãnh sự, các trường hợp không giải quyết tiếp xúc Lãnh sự.

Thông qua người phiên dịch, Luật sư cũng cần hướng dẫn cho cán bộ Lãnh sự của nước có công dân bị buộc tội chuẩn bị đủ các giấy tờ cần thiết khi vào cơ sở giam giữ như Giấy giới thiệu tiếp xúc Lãnh sự, Hộ chiếu hoặc thẻ ngoại giao của cán bộ Lãnh sự, giấy tờ tùy thân (Hộ chiếu hoặc Chứng minh thư nhân dân, Căn cước công dân) của người phiên dịch đi cùng do cơ quan ngoại giao giới thiệu đến hỗ trợ ngôn ngữ cho cán bộ Lãnh sự. Luật sư nên giải thích cho cán bộ Lãnh sự biết các quy định cụ thể về thời gian tiếp xúc như chỉ được tiếp xúc 01 lần trong 01 tháng, thời gian tiếp xúc Lãnh sự trong giờ làm việc hành chính, vào Ngày làm việc bình thường, mồi lần tiếp xúc không quá 01 giờ để cán bộ Lãnh sự chủ động bố trí được thời gian phù hợp, chuẩn bị nội dung phù hợp khi vào cơ sở giam giữ tiếp xúc với người bị buộc tội. Trường hợp cán bộ Lãnh sự của nước có công dân bị buộc tội cần tăng thêm số lần tiếp xúc Lãnh sự hoặc tăng thêm số người tiếp xúc Lãnh sự thì phải trao đổi, được cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ án đồng ý.

Đối với các vụ án hình sự nghiêm trọng liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo hay những vấn đề nhạy cảm khác mà công dân nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài bị bắt, tạm giữ, tạm giam thì Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thông báo kịp thời cho Bộ Ngoại giao và đề xuất hướng xử lý để phối hợp đối ngoại. Đối với những trường hợp này, Bộ Ngoại giao cần cân nhắc kỹ thời điểm thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam.

Các cơ quan chức năng không thu giữ hộ chiếu của công dân nước ngoài, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam. Trường hợp hộ chiếu đó được coi là vật chứng của vụ án đang được tiến hành điều tra cần thu giữ hoặc trường hợp cần áp dụng biện pháp ngăn chặn xuất cảnh, việc thu giữ hộ chiếu của người nước ngoài là cần thiết. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao cần thống nhất biện pháp xử lý sao cho vừa bảo đảm thi hành luật pháp, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế theo hướng chuyển giao hộ chiếu đó cho cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam.

Dù thời điểm Luật sư được tham gia đang ở giai đoạn tố tụng nào (điều tra hay truy tố) thì quá trình tiếp xúc, trao đổi với người bị buộc tội Luật sư cần phải làm rõ việc khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và việc bắt tạm giam (nếu có) có căn cứ pháp luật hay không; Khách hàng của Luật sư bị khởi tố về tội danh gì, thuộc điểm, khoản, điều luật nào của BLHS. Việc tiến hành khởi tố, tạm giữ, bắt tạm giam có đúng các thủ tục tố tụng hình sự hay không, có vi phạm gì khác theo quy định của BLTTHS không. Nếu khách hàng của Luật sư phạm tội ít nghiêm trọng thì Luật sư có thể có văn bản đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng thay thế biện pháp tạm giam bằng các biện pháp ngăn chặn khác như quản chế, cấm đi khỏi nơi cư trú...

Tùy tình hình thực tế, Luật sư có thể chủ động lập kế hoạch, bố trí thời gian phù hợp để gặp và trao đổi với người nước ngoài bị bắt tạm giam để nắm thêm các thông tin về nội dung vụ án và làm rõ hơn các nội dung, tình tiết còn mâu thuẫn, chưa được cơ quan tiến hành tố tụng làm sáng tỏ. Qua các buổi gặp, tiếp xúc với người bị buộc tội là người nước ngoài Luật sư sẽ có thêm điều kiện để giải thích pháp luật cho họ, nắm tâm tư nguyện vọng và động viên họ chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam.

Hoạt động này có thể do Luật sư chủ động thực hiện, có thể liên hệ phối hợp với cơ quan ngoại giao (của nước mà người đó mang quốc tịch) tại Việt Nam để bố trí cán bộ lãnh sự có thẩm quyền phối hợp thực hiện. Do cơ quan tiến hành tố tụng và cơ sở giam giữ không chấp nhận cán bộ phiên dịch do Luật sư tự giới thiệu nên trước khi vào cơ sở giam giữ gặp và trao đổi với người nước ngoài bị bắt tạm giam, Luật sư cần liên hệ với Sở Ngoại vụ của tỉnh (thành phố) nơi cơ sở giam giữ đặt trụ sở đề nghị giới thiệu cán bộ phiên dịch do Sở Ngoại vụ quản lý để giúp Luật sư về ngôn ngữ khi trao đổi với người nước ngoài bị buộc tội.

Trong giai đoạn điều tra, Luật sư thực hiện việc thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật; tham gia vào các hoạt động điều tra; kiến nghị, đề xuất với CQĐT, với Điều tra viên hoặc VKS về cơ bản giống như các vụ án khác.

Luật sư cần có một số lưu ý:

Nếu phát hiện có những thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan nhưng đang ở nước ngoài thì Luật sư cần có văn bản đề nghị CQĐT lập hồ sơ tương trợ tư pháp về hình sự để đề nghị cơ quan chức năng của nước ngoài hỗ trợ thu thập theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp.

2- Giai đoạn truy tố:

Kết thúc điều tra vụ án, sau khi hồ sơ vụ án được chuyển đến VKS, Luật sư cần phải liên hệ với Kiểm sát viên được phân công thụ lý vụ án để được tiếp xúc hồ sơ vụ án, sao chụp các tài liệu về phân loại, nghiên cứu làm cơ sở pháp lý cho việc bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng ở giai đoạn truy tố. Luật sư cần xem xét để đề nghị với VKS những yêu cầu cần thiết để bảo vệ lợi ích cho khách hàng của mình. Căn cứ các quy định tại Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT- VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP Ngày 22/12/2017 của VKSNDTC, TANDTC, BCA, BQP quy định việc phối hợp giữa cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện quy định của BLTTHS về trả hồ sơ điều tra bổ sung, Luật sư có thể soạn thảo văn bản đề nghị VKS trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung trong trường hợp thiếu chứng cứ quan trọng hoặc có vi phạm tố tụng trong quá trình điều tra ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội do mình nhận bào chữa hay người bị hại do mình nhận bảo vệ.

Tổng hợp từ Giáo trình Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự (Phần đào tạo tự chọn) - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài - Khởi tố, điều tra, truy tố

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
3.31096 sec| 1116.234 kb