Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Hiến pháp phải được viết trong những trái tim, chứ không phải chỉ trên giấy"
- Margaret Thatcher
Tại phiên tòa, Luật sư cần chú ý theo dõi diễn biến của phiên toà xem có bảo đảm các thủ tục tố tụng mà BLTTHS quy định hay không. Khi Thư ký phiên toà báo cáo danh sách những người được triệu tập, tại phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, Luật sư cần chú ý theo dõi sự có mặt của các thành phần tham dự phiên tòa như đại diện hợp pháp của bị cáo, của đại diện cơ quan ngoại giao, người phiên dịch hay người dịch thuật không. Nếu thấy sự vắng mặt của một người tham gia tố tụng nào đó sẽ bất lợi cho khách hàng của mình thì Luật sư phải chuẩn bị sẵn quan điểm để chủ động phát biểu ý kiến đề xuất hoặc khi Chủ tọa phiên tòa hỏi ý kiến về việc người tham gia tố tụng vắng mặt thì trình bày được ngay ý kiến đã chuẩn bị để bảo đảm quyền lợi cho người mà mình bảo vệ.
Luật sư cần chú ý theo dõi diễn biến của phiên tòa xem có bảo đảm các thủ tục tố tụng mà BLTTHS quy định hay không. Khi Thư ký phiên toà báo cáo danh sách những người được triệu tập, tại phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, Luật sư cần chú ý theo dõi sự có mặt của các thành phần tham dự phiên tòa như đại diện hợp pháp của bị cáo, của đại diện cơ quan ngoại giao, người phiên dịch hay người dịch thuật không.
Nếu thấy Sự vắng mặt của một người tham gia tố tụng nào đó sẽ bất lợi cho khách hàng của mình thì Luật sư phải chuẩn bị sẵn quan điểm để chủ động phát biểu ý kiến đề xuất hoặc khi Chủ tọa phiên tòa hỏi ý kiến về việc người tham gia tố tụng vắng mặt thì trình bày được ngay ý kiến đã chuẩn bị để bảo đảm quyền lợi cho người mà mình bảo vệ.
Trong trường hợp có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa, Luật sư cần căn cứ vào quy định tại BLTTHS về sự có mặt của những người tham gia tố tụng tại phiên tòa và xác định xem sự vắng mặt đó có bất lợi cho khách hàng hay không để để đạt với HĐXX yêu cầu hoãn phiên tòa. Trường hợp này, Luật sư phải đặc biệt chú trọng tới người phiên dịch vì họ là người hỗ trợ bắt buộc trong suốt quá trình diễn ra các bước tố tụng theo quy định tại BLTTHS. Điều 295 BLTTHS năm 2015 quy định: “1. Người phiên dịch, người dịch thuật tham gia phiên tòa khi được Tòa án triệu tập. 2. Trường hợp người phiên dịch, người dịch thuật vang mặt mà không có người khác thay thế thì HĐXX quyết định hoãn phiên tòa."
Trong thực tiễn đã xảy ra tình huống, khi TAND Thành phố Hồ Chí Minh xử sơ thẩm một bị cáo người Malaysia có hành vi sử dụng thẻ tín dụng giả rút tiền, bị cáo yêu cầu phiên dịch tiếng Hoa. Đến phiên xử phúc thẩm, TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh mời tiếp người phiên dịch tiếng Hoa này cho bị cáo thì bị cáo bất ngờ đòi phải có phiên dịch... tiếng Anh. Phiên tòa phúc thẩm phải hoãn để tìm người phiên dịch tiếng Anh cho bị cáo theo đúng quy định.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì HĐXX bắt buộc phải hoãn phiên tòa trong một số trường hợp, còn các trường hợp khác thì HĐXX có quyền lựa chọn xem xét để quyết định hoãn phiên toà hay vẫn tiến hành xét xử. Tuỳ vào từng vụ án, vào lợi ích của bị cáo hay của đương sự mà Luật sư đề nghị hoãn phiên tòa hoặc phản đối ý kiến đề nghị hoãn phiên toà của người khác cho phù hợp.
Trong trường hợp bị cáo chưa nhận được hoặc nhận chưa đúng theo quy định của BLTTHS về bản cáo trạng hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Luật sư phải yêu cầu HĐXX hoãn phiên tòa. Nếu bị cáo hoặc đương sự không được chủ tọa giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên toà hoặc không hỏi họ có đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch hay không thì Luật sư phải đề nghị HĐXX cho họ được thực hiện các quyền đó theo quy định của pháp luật. Nếu thấy cần đưa thêm tài liệu, chứng cứ ra xem xét tại phiên toà mà trước đó Luật sư chưa có hoặc chưa muốn cung cấp cho Tòa án, hoặc thấy cần đề nghị triệu tập thêm người làm chứng quan trọng của vụ án thì Luật sư phải đề nghị với HĐXX những vấn đề đó.
Khi thấy sự có mặt của người làm chứng là cần thiết cho việc xét xử; người làm chứng này biết được nhiều tình tiết của vụ án có lợi cho bị cáo và có khả năng cung cấp cho Tòa án những tình tiết đó nhưng họ lại không được Tòa án triệu tập thì Luật sư phải đề nghị HĐXX triệu tập thêm người làm chứng. Luật sư cần nói rõ lý do đề nghị triệu tập người làm chứng để Tòa án biết. Nếu có các tài liệu chứng cứ quan trọng cần được xem xét tại phiên tòa, nhưng trước đó chưa cung cấp cho Tòa án thì Luật sư phải đưa ra tài liệu chứng cứ và đề nghị HĐXX xem xét tại phiên tòa.
Ớ phần thủ tục, Luật sư cũng cần lưu ý vì đây là phần mà các đương sự có thể bổ sung các chứng cứ mới. Luật sư cần theo dõi đế có kế hoạch sử dụng những chứng cứ có lợi cũng như đổi phó với những chứng cứ bất lợi cho khách hàng.
Luật sư tham gia phiên tòa để bào chữa cho bị cáo hoặc bảo vệ quyền lợi cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án có yếu tố nước ngoài cũng giống như các phiên tòa hình sự thông thường khác. Tuy nhiên có một số điểm mà Luật sư cần lưu ý:
- Luật sư cần bố trí cho người phiên dịch riêng do mình lựa chọn tham gia phiên tòa ngay từ đầu để lắng nghe, phát hiện xem lời dịch của người phiên dịch do cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định tham gia xét xử có gian dối, thiếu trung thực không. Khi có đầy đủ căn cứ chứng minh người phiên dịch không đúng với câu hỏi mà người tiến hành tố tụng đặt ra cho bị cáo hay dịch không đủng câu trả lời, lời khai của bị cáo thì cần kiến nghị với HĐXX yêu cầu người phiên dịch đó dịch lại cho đúng, trường hợp người phiên dịch cố tình dịch sai thì Luật sư có quyền đề nghị HĐXX thay đổi người phiên dịch. Thực tế không phải người phiên dịch nào cũng đủ khả năng truyền tải đúng ý chí của bị cáo, nhất là khi bản thân bị cáo là người nước ngoài.
- Luật sư có thể đặt các dạng câu hỏi khác nhau tùy theo phương pháp, chiến thuật bào chữa được xác định. Có câu hỏi yêu cầu người được xét hỏi trả lời theo nội dung; có câu hỏi yêu cầu người được xét hỏi xác nhận hay phủ nhận; thậm chí có những câu hỏi đưa những người được xét hỏi khai báo bất lợi cho khách hàng vào “thế bí” nên có thể không nhất thiết phải được trả lời mà thỏa mãn bởi sự im lặng của họ... Trong quá trình xét hỏi, Luật sư có thể sử dụng một số loại câu hỏi như câu hỏi xác định một tình tiết, chứng cứ nào đó; câu hỏi bổ sung lời khai; câu hỏi gợi mở; câu hỏi vạch rõ sự gian dối, mâu thuẫn trong lời khai...Việc xét hỏi của Luật sư phải thể hiện được bản lĩnh nghề nghiệp, việc nắm vững hồ sơ và thái độ ứng xử văn hóa của Luật sư. Phải đảm bảo câu hỏi và câu trả lời phục vụ cho việc chứng minh trong bản luận cứ của Luật sư do vậy, cần luôn chủ động đưa ra câu hỏi phụ để làm rõ sự mâu thuẫn trong lời khai của người được hỏi.
- Việc xét hỏi của Luật sư không chỉ về các tình tiết của vụ án mà còn để làm sáng tỏ các yếu tố liên quan đến vụ án (như quan hệ giữa những người tham gia tố tụng, các động cơ khác nhau của họ trước, trong và sau khi phạm tội cũng như thái độ khai báo tại CQĐT, tại phiên tòa...) nhằm giúp cho HĐXX có cơ sở đánh giá chính xác, khách quan các chứng cứ thu thập được; đánh giá toàn diện về khách hàng mà Luật sư bào chữa, bảo vệ.
- Luật sư chỉ hỏi khách hàng những câu hỏi để họ khẳng định thêm về các tình tiết gỡ tội, các tình tiết giảm nhẹ. Nếu bị cáo nhận tội thì xét hỏi xem bị cáo giải thích thế nào về mâu thuẫn trong lời nhận tội với các chứng cứ khác; hỏi để làm rõ hoàn cảnh phạm tội, động cơ, mục đích phạm tội theo hướng có lợi cho bị cáo. Nếu bị cáo không nhận tội, cần hỏi để làm rõ các chứng cứ ngoại phạm của bị cáo, làm rõ những điểm màu thuần trong các tài liệu, lời khai buộc tội đối với bị cáo.
Luật sư luôn để ý diễn biến, thái độ của bị cáo cũng như của người đặt câu hỏi. Nếu người hỏi dồn dập khiến cho việc dịch không đúng, đầy đủ thì cần kiến nghị HĐXX nhắc nhở để điều chỉnh, cần chú ý sau phần dịch mà bị cáo không trả lời mà việc không trả lời đó có thể dẫn đến hiểu lầm bất lợi cho khách hàng thì xét thấy cần thiết Luật sư cần đề nghị chủ tọa yêu cầu hỏi lại, dịch lại đề bị cáo trả lời.
Nhiệm vụ của Luật sư là căn cứ vào kết quả của việc tranh tụng và tài liệu có trong hồ sơ vụ án, trên cơ sở bản đề cương đã chuẩn bị trước để bổ sung, tổng hợp và đưa ra quan điểm bào chữa hoặc bảo vệ như kỹ năng của Luật sư trong các vụ án thông thường khác. Trong vụ án có yếu tố nước ngoài khác ở chỗ phải thông qua phiên dịch. Vì vậy, Luật sư cần đọc chậm vừa phải, ngắt đúng thời điểm, đảm bảo đủ để người phiên dịch nắm bắt ý và dịch đúng, đầy đủ.
Trong kế hoạch sử dụng chứng cứ cho việc tranh tụng, tùy từng trường hợp mà Luật sư sử dụng những chứng cứ quan trọng ở phần đối đáp.
Luật sư cũng cần chú ý về vấn đề áp dụng pháp luật trong quá trình tranh tụng, để đảm bảo việc đánh giá hành vi của khách hàng mình ngoài các quy định của pháp luật trong nước thì còn phải được xem xét dưới góc độ của điều ước quốc tế, tập quán quốc tế mà Việt Nam và quốc gia của khách hàng minh đã tham gia.
Khi trình bày lời bào chữa, Luật sư có thái độ nghiêm túc, lịch sự, tôn trọng HĐXX và những người tham gia tố tụng khác. Việc lập luận chặt chẽ; đưa ra các chứng cứ và viện dẫn đúng, đầy đủ các quy định pháp luật cần áp dụng một cách thuyết phục để bảo vệ quan điểm bào chữa của mình. Vì phải thông qua phiên dịch nên việc bào : chữa hay bảo vệ sẽ kéo dài. Vì vậy khi kết luận, Luật sư cần chốt lại những vấn đề quan trọng đã đưa ra trong bài bào chữa và đề nghị HĐXX xem xét.
Tuỳ từng vụ án mà nội dung lời bào chữa của Luật sư bao gồm một hay nhiều điểm sau đây: Bị cáo không thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm; Không có tình tiết định khung tăng nặng; Có tình tiết định khung giảm nhẹ; Không có tình tiết tăng nặng TNHS; Có tình tiết giảm nhẹ TNHS; Có cơ sở miễn TNHS, miền hình phạt; Các tình tiết thuộc nhân thân bị cáo hoặc tình tiết khác có thể làm giảm nhẹ TNHS đối với bị cáo...
Khi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hay người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, Luật sư cần khai thác những chứng cứ khẳng định hành vi phạm tội của bị cáo; thiệt hại thực tế đã xảy ra (thiệt hại vật chất và tổn thất về tinh thần); mức độ trách nhiệm đối với hậu quả đã xảy ra của khách hàng mà mình bảo vệ; mối quan hệ giữa khách hàng mình bảo vệ với bị cáo và đương sự khác trong vụ án... Từ đó, Luật sư đưa ra những luận điểm bảo vệ có lợi nhất cho khách hàng, Luật sư có thể phân tích, đề xuất các vấn đề liên quan tới cả phần hình sự và phần bồi thường thiệt hại nhưng đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi.
Trong phần đối đáp, Luật sư cần đưa ra những chứng cứ quan trọng và lập luận ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu nhất, tránh lặp lại sẽ bị HĐXX nhắc nhở. Cần lưu ý trong quá trình đổi đáp nếu phía đổi tụng hay bên VKS đưa ra quan điểm, nhận định không đúng với lời khai trong phần hỏi thì Luật sư cần kiến nghị HĐXX quay lại phần hỏi để làm rõ vấn đề này.
Tổng hợp từ Giáo trình Kỹ năng của Luật sư khi tham gia giải quyết vụ án hình sự (Phần đào tạo tự chọn) - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm