Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Uy bất nhị thố, chế bất cộng môn" (Vua tôi không thể cùng thi thố uy thế, cũng không thể cùng nắm giữ quyền lực).
Hàn Phi Tử, 280 - 233 TCN, triết gia Trung Quốc
Theo Hàn Phi Tử, chỉ bậc quân vương mới có quyền thi triển nhân nghĩa đối với dân chúng. Bề tôi sử dụng quyền này là vượt quá chức phận.
Việc nhà vua không cho phép bề tôi ban ơn huệ cho dân chúng dưới danh nghĩa cá nhân là một phương diện vô cùng quan trọng trong mưu trí vua tôi không thể cùng nắm giữ quyền lực sẽ góp phần đảm bảo lòng trung thành của dân chúng đối với ngài. Còn về bề tôi mà nói, việc bề tôi thi hành nhân nghĩa đối với dân chúng giống như nhà vua có hiệu quả trong việc mua chuộc lòng dân, củng cố quyền lực, địa vị của mình.
Nhà vua và tôi không thể cùng thi thố uy thế, cũng không thể cùng nắm giữ quyền lực. Nhà vua nhất định phải độc chiếm đại quyền. Nếu cả nhà vua và bề tôi cùng có uy thế, quyền lực, bọn gian thần ắt sẽ lộng hành.
Người thống trị không được để cho bề tôi của mình cùng nắm quyền thế. Đại quyền bao gồm những quyền lớn như,quyền xử lý việc trọng đại, quyền dùng người, quyền thường phạt, quyền sử dụng của cải, quyền ban ơn.
Tất cả các quyền ấy đều do một mình người thống trị nắm giữ. Nếu người thống trị chia sẻ quyền thế với thuộc hạ của mình thì trước hết không thể trị lý đất nước, giống như một nhà có hai chủ lo liệu mọi việc nên không hiệu quả; quan trọng hơn là, người thống trị sē mất dần đại quyền, cuối cùng mất hết quyền lực,địa vị. Nhà vua và bề tôi không thể cùng nắm quyền là một mưu lược thống trị quan trọng mà Hàn Phi Tử nhắc nhở các bậc quân vương cần hết sức chú ý.
Thời Xuân Thu, công tử Bão nước Tống muốn chiếm đoạt ngôi vua, nhưng còn sợ người trong nước không ủng hộ mình, nên ông đem hết gia tài chu cấp cho những người nghèo khổ, mua chuộc lòng người.Ông quy định, mỗi tháng phát cho người già từ bảy mươi tuổi trở lên năm xấp vải; chiêu nạp người giỏi một nghề làm môn hạ; gặp năm mất mùa, ông mở kho thóc phát thóc gạo cho dân đói.
Mẹ của ông là Tương phu nhân cũng mang của cải tích lũy được ra giúp đỡ ông, nhờ vậy nhân dân trăm họ đều vô cùng cảm kích. Về sau có một hôm, Chiêu công ra ngoài đi săn,công tử Bão thừa cơ phát động cuộc đảo chính trong cung đình, cướp ngôi vua. Không lâu sau, Chiêu công dẫn quân chư hầu tới đánh, nhưng lòng dân không theo mà ngôi vua đã định, nên đành lui binh.
Chuyện công tử Bão cướp quyền của Chiêu công là một minh chứng rất rõ ràng thể hiện quan điểm nhà vua không được để cho bề tôi nắm quyền ban ơn của Hàn Phi Tứ, cụ thể là nhà vua không được để cho bề tôi thi triển ân đức đối với dân chúng. Công tử Bão thi hành nhân nghĩa, thu phục lòng dân, từ đó thuận lợi chiếm đoạt vương quyền. Câu chuyện của Mạnh Thường quân cũng tương tự như vậy.
Thời Chiến Quốc, nước Tề có một quý tộc là Mạnh Thường quân có mấy nghìn thực khách. Một lần, ông tìm một môn khách biết tính toán sổ sách đến ấp Tiết đòi nợ, Phùng Hoan xung phong đi.
Trước khi đi, Phùng Hoan hỏi Mạnh Thường quân: Thu xong nợ, ngài muốn mua thứ gì về?
Mạnh Thường quân đáp: Trong nhà thiếu thứ gì thì mua thứ đó!
Phùng Hoan đến đất Tiết, sai quan lại địa phương triệu tập những người dân còn thiếu nợ đến đối chứng. Đối chứng xong, Phùng Hoan giả truyền mệnh lệnh của Mạnh Thường quân tuyên bố,tặng toàn bộ tiền nợ cho nhân dân và đốt hết sổ nợ. Sau đó, ông đánh xe trở về nước Tề, mới sáng sớm đã vào cầu kiến Mạnh Thường quân.
Mạnh Thường quân thấy Phùng Hoan về nhanh như vậy, nên vô cùng sung sướng, vội vàng mặc quần áo ra gặp ông, hồ hởi hỏi rằng: Thu hết nợ chưa? Sao trở về nhanh vậy?
Phùng đáp: Tôi thu xong rồi.
Mạnh Thường quân hỏi tiếp: Vậy tiên sinh mua thứ gì về?
Phùng Hoan thẳng thắn trả lời: Ngài cho tôi lựa chọn mua thứ trong nhà còn thiếu, tôi nghĩ, trong nhà ngài không thiếu gì vàng bạc châu báu, cũng không thiếu gì chó đẹp ngựa tốt, người đẹp lúc nào cũng đầy nhà, mà chỉ thiếu hành động nhân ái. Cho nên, tôi mua một chữ "nghĩa" cho ngài.
Mạnh Thường quân ngạc nhiên hỏi: Làm sao mua được nghĩa?
Phùng Hoan giải thích: Ngài chỉ có đất Tiết, nhưng chẳng những không coi dân như con, chăm lo cho bách tính, mà còn dùng thủ đoạn của bọn thương nhân, bòn rút tiền của người dân. Tôi giả truyền mệnh lệnh của ngài, tặng hết nợ nần cho bách tính, thiêu hủy giấy nợ, dân chúng tung hô vạn năm. Đó là tôi mua nghĩa cho ngài.
Nghe vậy, trong lòng Mạnh Thường quân không vui.
Một năm sau, Tề Mân vương muốn trừ bỏ Mạnh Thường quân, bèn đuổi khéo: Ta không dám coi đại thần của tiên vương là đại thần của ta.
Rồi đuổi Mạnh Thường quân về ấp Tiết. Người dân đất Tiết nghe nói Mạnh Thường quân sắp về đây, người già trẻ nhỏ ai nấy đều ra ngoài trăm dặm nghênh đón. Bấy giờ, Mạnh Thường quân mới vui vẻ nói với Phùng Hoan rằng: Tiên sinh mua nghĩa cho ta, đến nay ta đã thấy rồi.
Theo Hàn Phi Tử, chỉ bậc quân vương mới có quyền thi triển nhân nghĩa đối với dân chúng, bề tôi sử dụng quyền này là vượt quá chức phận. Việc nhà vua không cho phép bề tôi ban ơn huệ cho dân chúng dưới danh nghĩa cá nhân là một phương diện vô cùng quan trọng trong mưu trí vua tôi không thể cùng nắm giữ quyền lực.
Mặc dù quan điểm này của Hàn Phi Tử có phần phiến diện, nhưng nếu nhà vua thật sư làm được như thế thì nó sẽ góp phần đảm bảo lòng trung thành của dân chúng đối với ngài. Còn về bề tôi mà nói, việc bề tôi thi hành nhân nghĩa đối với dân chúng giống như nhà vua có hiệu quả trong việc mua chuộc lòng dân, củng cố quyền lực, địa vị của mình.
Ở điểm này, Phùng Hoan, môn khách của Mạnh Thường quân là một người vô cùng cao minh. Ông thay Mạnh Thường quân thi hành nhân nghĩa đối với dânn chúng, khiến cho Mạnh Thường quân được người dân yêu mến. Dù Tề Mân vương hạn chế quyền lực của Mạnh Thường quân, bắt ông trở về đất phong của mình, nhưng nhờ Phùng Hoan tính kế từ trước nên Mạnh Thường quân vẫn nắm quyền thế cùng Tề Mân vương, thế lực của ông vẫn còn đó và dân chúng vẫn tiếp tục ủng hộ ông. Nếu như Tề Mân vương không có những thay đổi mang tính triệt để, thì sớm muộn gì Mạnh Thường quân cũng dấy binh khởi nghĩa, thu phục cả nước.
Chính vì Hàn Phi Tử nhận thức sâu sắc về hiện tượng này, nên ông mới khuyên răn nhà vua không thể để bề tôi có quyền ngang hàng mình chúng dưới danh nghĩa cá nhân là một phương diện vô cùng quan trọng trong mưu trí vua tôi không thể cùng nắm giữ quyền lực. Mặc dù quan điểm này của Hàn Phi Tử có phân phiến diện, nhung nếu nhàvua thật sự làm được như thế thì nó sẽ góp phẩn đám bảo lòng trung thành của dân chúng đối với ngài. Còn đối với bề tôi mà nói, việc bê tôi thi hành nhân nghĩa đối với dân chúng giống như nhà vua có hiệu quả trong việc mua chuộc lòng dân, cúng cố quyền lực, địa vị cúa mình.
Ở điểm này, Phùng Hoan, môn khách của Mạnh Thường quân là một nguòi vô cùng cao minh. Ông thay Mạnh Thường quân thi hành nhân nghĩa đối với dân chúng, khiến cho Mạnh Thường quân được người dân yêu mến. DùTề Mân vương hạn chế quyền lực của Mạnh Thường quân, bắt ông trở về đất phong cúa mình, nhưng nhờ Phùng Hoan tính kế từ trước nên Mạnh Thường quân vẫn nắm quyền thế cùng Tề Mân vương, thế lực cúa ông vẫn còn đó và dân chúng vẫn tiếp tục ủng hộ ông. Nếu như Tề Mân vương không có những thay đổi mang tính triệt để, thì sớm muộn gì Mạnh Thường quân cũng dấy binh khởi nghĩa, thu phuc cả nuớc.
Chính vì Hàn Phi Tứ nhận thức sâu sắc về hiện tượng này, nên ông mới khuyên rǎn nhà vua không thể để bề tôi có quyền lực ngang hàng mình.
Uy bất nhị thố, chế bất cộng môn. Uy, chế cộng, tắc chúng tà chương hỹ...
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm