Xác định người tham gia tố tụng cần xét hỏi, thứ tự xét hỏi

26/04/2021
Trong kế hoạch hỏi, luật sư cần dự kiến sẽ hỏi những người tham tụng nào, thứ tự xét hỏi những người tham gia tố tụng đó. Thông thường cần hỏi thân chủ và những người tham gia tố tụng mà lời khai của họ có lợi cho thân chủ; hỏi những người làm chứng mà lời khai của họ có mâu thuẫn gây bất lợi cho thân chủ để đề nghị bác bỏ...

 

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527

1- Xác định những người tham gia tố tụng cần xét hỏi, thứ tự xét hỏi

Trong kế hoạch hỏi , luật sư cần dự kiến sẽ hỏi những người tham tụng nào , thứ tự xét hỏi những người tham gia tố tụng đó . Thông thường cần hỏi thân chủ và những người tham gia tố tụng mà lời khai của họ có lợi cho thân chủ ; hỏi những người làm chứng mà lời khai của họ có mâu thuẫn gây bất lợi cho thân chủ để đề nghị bác bỏ . Trong một số vụ án , luật sư có thể dự kiến kế hoạch hỏi đối với người giám định , người định giá tài sản làm rõ những vấn đề có mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc định giá tài sản ; hỏi đại diện gia đình bị cáo , đại diện cơ quan , tổ chức nơi bị cáo làm việc để làm rõ những tình tiết có lợi cho bị cáo .

Đối với thân chủ của mình , luật sư không cần hỏi quá nhiều . Luật sư chỉ hỏi thân chủ những câu hỏi để họ khẳng định thêm về các tình tiết gỡ tội , các tình tiết giảm nhẹ , giải thích về mâu thuẫn trong lời nhận tội với các chứng cứ khác ; hỏi để làm rõ hoàn cảnh phạm tội , động cơ , mục đích phạm tội theo hướng có lợi cho bị cáo ; hỏi để làm rõ các chứng cứ ngoại phạm của bị cáo , làm rõ những điểm mâu thuẫn trong các tài liệu , lời khai buộc tội đối với bị cáo .

Để chứng minh cho lời khai của thân chủ mình , luật sư cần hỏi những quan bị cáo , người tham gia tố tụng khác để đưa tới một nhận định khách về hành vi vi phạm của thân chủ tránh bị cho rằng là luật sư bào chữa thì đương nhiên phải bênh vực thân chủ . Việc hỏi các bị cáo khác, hỏi người làm chứng để chứng minh các tình tiết có lợi cho thân chủ sẽ rất khách quan và có nhiều cơ sở để được chấp nhận . Khi hỏi các bị cáo khác , bị hại , người làm chứng buộc tội , luật sư đi sâu làm rõ những bất hợp lý , những mâu thuẫn trong chính lời khai của họ hoặc mâu thuẫn trong lời khai của họ với các chứng cứ khác . Khi dự kiến những người cần hỏi nên tránh hỏi những người có mâu thuẫn trực tiếp với thân chủ của mình để tránh việc đổ tội cho nhau .

Ví dụ minh họa : Trong vụ án xét xử 5 bị cáo về tội lợi dụng chức vụ , quyền hạn trong khi thi hành công vụ , bị cáo A luôn khai là bị cáo B mà luật sư đang bào chữa là người chủ mưu , đầu vụ . Tuy nhiên , căn cứ tài liệu trong hồ sơ vụ án , lời khai của các bị cáo khác , luật sư nhận thấy chính a bị cáo A mới là bị cáo có vai trò chủ mưu . Khi xét hỏi , thay vì hỏi bị cáo A trước , luật sư đã tiến hành xét hỏi các bị cáo khác trước , sau khi tất cả các bị cáo đều khai và khẳng định vai trò chủ mưu của bị cáo A , lúc đó luật sư mới hỏi đến bị cáo A. Sau khi đã nghe cả 4 bị cáo đồng phạm khai rõ tại Tòa , bị cáo A sẽ khó có thể chối cãi và đổ lỗi cho người khác .

2- Kế hoạch dự kiến hỏi những bị cáo khác trong cùng vụ án

Khi lên kế hoạch dự kiến hỏi những bị cáo khác trong cùng vụ án thì phải bảo đảm nguyên tắc có lợi cho thân chủ của mình nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bị cáo khác trừ trường hợp nếu không hỏi rõ hành vi vi phạm mà liên quan trực tiếp đến thân chủ của mình thì ảnh hưởng đến quyền lợi của thân chủ . Trong những trường hợp này việc dự kiến đặt ra những câu hỏi gì cần thận trọng , vì nếu người được hỏi từ chối trả lời thì hiệu quả không đạt được .

Ví dụ minh họa : Tại phiên tòa sơ thẩm của TAND tỉnh L xét xử Tô Văn R , Nguyễn Khắc Q và đồng phạm về các tội tổ chức đánh bạc , đánh bạc phát sinh tình huống : Trong phần xét hỏi , luật sư VĐT ( bào chữa cho Q) yêu cầu tất cả bị cáo khác trong vụ án cùng đứng lên chỉ rõ rằng bị cáo R là kẻ chủ mưu , tổ chức trường gà . Sau đó 12 bị cáo đã đứng lên , chỉ có R và một bị cáo khác vẫn ngồi tại chỗ.

Ngay lập tức , chủ tọa phiên tòa đã nhắc nhở luật sư không được làm vậy mà phải hỏi ý kiến từng bị cáo , Luật sư T tiếp thu và gọi từng bị cáo đứng lên hỏi về ý trên .

Sau đó , đại diện VKS phát biểu ý kiến cũng nhắc nhở tiếp luật sư T ng là chỉ được làm những gì luật cho phép chứ không được “ vượt luật ” . Luật T sư của bị cáo R nhận xét : “ Trong 25 năm làm luật sư , tôi chưa từng thấy ho trường hợp nào luật sư bào chữa của bị cáo này lại huy động các bị cáo Đi đứng lên để kết tội một bị cáo khác chủ mưu, cầm đầu nhằm gây áp lực với HĐXX như vậy cả ” .

Trong trường hợp này , luật sư chỉ cần hỏi để làm rõ thân chủ của mình không phải là chủ mưu, cầm đầu trong vụ án còn việc xác định ai là chủ mưu , cầm đầu sẽ do đại diện VKS xem xét đề nghị và HĐXX quyết định .

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

1. Bài viết trong lĩnh vực pháp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Xác định người tham gia tố tụng cần xét hỏi, thứ tự xét hỏi

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.99709 sec| 942.992 kb