Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay

27/02/2023
Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay còn mang tính cấp thiết, bởi, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, hệ thống pháp luật Việt Nam phát triển chậm, thêm vào đó là nhận thức về việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có lúc còn chưa được chủ trọng đầy đủ, dẫn đến hệ thống pháp luật Việt Nam có sự phát triển chưa thực sự toàn diện, đồng bộ, phù hợp, chưa đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội của đẩt nước trong mỗi thời kì phát triển.

I- KHÁI NIỆM XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam là hoạt động mang tính quy luật nhằm phát hiện những sự chồng chéo, thiếu sót của các hiện tượng pháp luật để kịp thời loại bỏ những quy định, những nguồn pháp luật không còn phù hợp, bổ sung, tạo lập những quy định, những nguồn pháp luật phù hợp, không ngừng nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội. Hiện nay các quy định pháp luật của Việt Nam ngày càng nhiều về số lượng, phong phú đa dạng về lĩnh vực, phạm vi điều chỉnh, do rất nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành, nhưng công tác hệ thống hoá pháp luật chưa thực hiện được nhiều, chưa có nhiều bộ luật, bộ pháp điển có tính thống nhất và giá trị pháp lí cao.

II- BIỆN PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

Việc hoàn thiện hệ thống pháp Việt Nam trong điều kiện hiện nay cần tập trung xây dụng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời phát triển đa dạng các loại nguồn pháp luật cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. Khi đã đa dạng hoá các nguồn pháp luật sẽ xảy ra tình huống cùng một quan hệ xã hội nhưng có thể có nhiều quy định pháp luật cùng điều chỉnh và việc áp dụng chúng có thể dẫn đến những hệ quả pháp lí khác nhau. Do vậy, cần làm rõ mối quan hệ giữa các loại nguồn pháp luật ở Việt Nam, thứ tự ưu tiên áp dụng chúng để bảo đảm sự thống nhất, chính xác giữa các chủ thể trong áp dụng pháp luật.

Thường xuyên rà soát, kịp thời phát hiện những điểm mâu thuẫn, chồng chéo và những lỗ hổng trong hệ thống pháp luật để khắc phục làm cho hệ thống pháp luật trở nên hoàn thiện hơn. Neu có cơ sở cho rằng một quy phạm hay một văn bản quy phạm pháp luật nào đó không đáp ứng được những điều kiện cần thiết để có hiệu quả thì phải xem xét và khắc phục ngay, kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành những quy phạm, những văn bản pháp luật hoặc tạo lập nhũng nguồn pháp luật mới có chất lượng, phù họp với cơ chế thực hiện, áp dụng pháp luật hiện có. Đẩy mạnh hệ thống hoá pháp luật nhằm tạo ra nhiều bộ luật, bộ pháp điển phục vụ các hoạt động pháp luật một cách nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả hơn.

Việc hoàn thiện pháp luật phải “gắn với tổ chức thỉ hành pháp luật, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lí xã hội, vừa là công cụ đế nhân dân làm chủ, kiếm tra, giám sát qưyền lực nhà nước. Quản lí đất nước theo pháp luật, đồng thời coi trọng xây đựng nền tảng đạo đức xã hộĩỵ Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cần chú trọng hơn nữa đến hoạt động tổ chức thực thi pháp luật, trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân đối với việc không thực hiện hoặc thực hiện pháp luật không nghiêm. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực pháp luật, bổ sung những người có năng lực, có phẩm chất cho các cơ quan xây dựng, tổ chức thực thi và xét xử.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải kiên trì và tiến hành một cách khoa học, trong đó giải pháp nhận thức phải được quan tâm đầu tiên.

Xem thêm: Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Luật sư: Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng phòng Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Lý Luận chung về nhà nước và pháp luật - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

 

0 bình luận, đánh giá về Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.20397 sec| 941.195 kb