Điều kiện, thủ tục tiến hành tạm ngừng kinh doanh
Nội dung bài viết
1- Điều kiện tạm ngừng kinh doanh
Trước khi tạm ngừng kinh doanh phải thông báo cho cơ quan đăng kí kinh doanh và cơ quan quản lý thuế trước ít nhất 15 ngày;
Chỉ được tạm ngừng không quá một năm và được gia hạn liên tiếp không quá một năm tiếp theo;
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, Doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã kí với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
Quy định trong thời gian tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ như trên là rất hợp lý vừa đảm bảo được nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp vừa đảm bảo được quyền và lợi ích của khách hàng, người lao động cũng như lợi ích của Nhà nước. Tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng việc tạm ngừng kinh doanh để trốn tránh các nghĩa vụ phải thực hiện làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba.
2- Thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Doanh nghiệp cần soạn thảo các hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật. Một nội dung quan trọng cần lưu ý khi soạn hồ sơ là trình bày lý do tạm ngừng kinh doanh. Thông thường các doanh nghiệp đều lấy lý do là khó khăn về tài chính và không thể tiếp tục hoạt động.
Bước 2: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, cá nhân, tổ chức nộp trực tuyến tới Phòng đăng kí kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố đăng ký trụ sở chính doanh nghiệp
Bước 3: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tạm ngừng kinh doanh
Phòng Đăng ký kinh doanh thụ lý hồ sơ, xin ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu cần) trong quá trình giải quyết và hoàn tất kết quả giải quyết hồ sơ và cập nhật tình trạng hồ sơ trên cơ sở dữ liệu trực tuyến để doanh nghiệp cập nhật được tình trạng hồ sơ
Bước 4: Nhận thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ (bản cứng) giấy tới Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp sẽ thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan đăng ký.
Khi tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp chỉ cần nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh và KHÔNG phải nộp tại cơ quan thuế đang quản lý thuế của Doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP :
“Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.”
Như vậy, hiện nay pháp luật không giới hạn thời gian tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là một trong các thay đổi đáng chú ý so với Luật doanh nghiệp 2014. Theo quy định trước đây, tổng thời gian để thực hiện việc tạm ngừng kinh doanh trong các lần liên tiếp là không được vượt quá 2 năm.
Doanh nghiệp có thể đề nghị đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đồng thời với đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đồng thời với tình trạng của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm