Xu hướng quảng cáo, tiếp thị của Công ty Luật

"Pháp luật phải giống như cái chết, không khoan dung bất kì ai".

– Montesquieu

Xu hướng quảng cáo, tiếp thị của Công ty Luật

Cụ thể, hình thức inbound marketing là tạo nội dung có chất lượng và từ đó kéo khách hàng tiềm năng đến với dịch vụ pháp lý của mình một cách tự nhiên như khách hàng mong muốn, thay vì khách hàng bị các hoạt động quảng cáo, tiếp thị của công ty luật của bạn quấy rầy như các hình thức quảng cáo, tiếp thị truyền thống ở trên. Hình thức này sẽ tăng cường các hoạt động quảng cáo, tiếp thị một cách thường xuyên và hiệu quả nhưng không tốn quá nhiều nhân lực và chi phí.

Liên hệ

1- Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu doanh nghiệp

Nói chung, bộ nhận diện thương hiệu doanh nghiệp rất quan trọng đối với công ty luật của bạn.

Bộ nhận diện thương hiệu của công ty luật của bạn nên được chuẩn hóa về hình ảnh, kích thước, nguyên tắc su dung nhan hieu, khau hieu, các hạng mục văn phòng, chữ viết, phông chữ, quan hệ công chúng, thương mại điện tử, v.v., trên tất cả các công cụ có liên quan đến bên trong và ngoài của công ty luật của bạn. Hệ thống nhận diện thương hiệu phải đảm bảo tính thống nhất dựa trên ý tưởng được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống.

Bộ nhận diện thương hiệu của công ty luật thường bao gồm một số hệ thống nhận diện chính như sau:

■ Hệ thống văn bản của văn phòng ví dụ như nhãn hiệu, danh thiếp, bì thư, giấy tiêu đề thư, bìa hồ sơ, sổ công tác, thiệp chúc mừng, danh thiếp, giấy nhắn (notes), biểu ngữ cho email và chữ ký điện tử (e-signature), thư mời, thiệp chúc mừng, biểu tượng (icon) nhãn hiệu trên máy tính để bàn, máy tính xách tay, kẹp tài liệu, lịch để bàn, V.V.;

■ Hệ thống bảng hiệu, ví dụ như bảng hiệu, biển chỉ dẫn nội bộ, nhãn hiệu và quầy tiếp tân, bảng đứng (standee) giới thiệu dịch vụ, V.V.;

■ Hệ thống đối ngoại ví dụ như trang web, biểu ngữ cho sự kiện, đồng phục của luật sư và nhân viên, các mẫu quảng cáo trang;

■ Hệ thống dịch vụ, ví dụ như profile, catalogue, brochure; và

■ Hệ thống xúc tiến thương mại ví dụ như áo thun, mũ, nón, dù, móc chìa khóa, áo mưa, cặp sách, túi đựng hồ sơ, viết, đồng hồ.

Cốt lõi của bộ nhận diện thương hiệu của công ty luật của bạn là tính nhất quán của mọi thứ có liên quan, trong đó những biểu hiện bên ngoài là xuất phát điểm của hệ thống nhận diện thương hiệu. Thông qua nó, các khách hàng tiềm năng sẽ dễ dàng nhận biết được các dịch vụ pháp lý hay các yếu tố nhận dạng hữu hình của thương hiệu của công ty luật của bạn.

Một hệ thống nhận diện thương hiệu được xem là tốt khi nó có sự khác biệt đáng kể và rõ ràng so với thương hiệu của những công ty luật khác trong cùng lĩnh vực dịch vụ pháp lý ngách của bạn. Sự khác biệt càng rõ ràng thì nhận thức của khách hàng càng cao và thông qua đó các khách hàng tiềm năng sẽ có sự liên tưởng đến thương hiệu của công ty luật của bạn khi có cơ hội. Hệ thống nhận diện thương hiệu cần được xây dựng dựa trên những yếu tố thiết kế đồ họa, từ thiết kế nhãn hiệu, danh thiếp, phong bì, giấy tiêu để đến xây dựng trang tin điện tử đểu làm nên sự khác biệt rõ ràng nhất.

2- Tên của công ty luật

Việc đặt tên cho công ty luật của bạn trong một chừng mực nào đó cũng ảnh hưởng đến việc nhận diện thương hiệu của công ty luật của bạn.

Ví dụ:

■ Nếu chỉ có một mình bạn thì thường bạn nên lấy họ và tên của bạn làm tên chính thức của công ty luật: Văn phòng luật sư Nguyễn Văn A hay Công ty luật trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Văn A;

• Nếu có hai luật sư thành viên tham gia trở lên thì nên đặt tên bằng cách lấy tên của các luật sư thành viên đó ví dụ như: Công ty luật hợp danh hay công ty luật trách nhiệm hữu hạn A và B - nếu chỉ có hai luật sư thành viên, hay Công ty luật hợp danh A và các cộng sự - nếu có hơn hai luật sư thành viên tham gia; và

■ Cũng có trường hợp bạn sẽ dùng một cái tên nào khác dễ nhớ để đặt tên cho công ty luật của bạn ví dụ như: Công ty luật trách nhiệm hữu hạn Vì Người Nghèo, Văn phòng Luật Sư Vì Dân, Công ty luật trách nhiệm hữu hạn Luật Việt, Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn Luật Sư Riêng.

Một số lưu ý khi đặt tên cho công ty luật của bạn là nếu bạn sử dụng tên của luật sư thành viên sáng lập, ví dụ như tên của bạn, để đặt tên cho công ty luật của bạn thì một thời gian sau đó khi có nhiều luật sư thành viên mới tham gia vào công ty luật của bạn thì rất có thể công ty luật của bạn phải đổi tên để phù hợp với tình hình mới, đặc biệt nếu bạn muốn mời những luật sư thành viên giỏi tù bên ngoài về hợp tác với bạn và những người luật sư thành viên mới đó cũng muốn được bình đẳng với bạn về mọi mặt trong công ty luật của bạn, bao gồm tên của họ.

Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng tên có cụm từ định hình đối tượng khách hàng, ví dụ như văn phòng luật sư vì người nghèo, thì sau này khi công ty luật của bạn phát triển hơn nữa và bạn muốn mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ pháp lý sang những đối tượng khách hàng khác, công ty luật của bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng. Bởi lẽ, khách hàng đã nhận dạng và định hình công ty luật của bạn trong phạm vi hoạt động đặc thù nào đó cho nên sẽ mất khá nhiều thời gian để họ có thể định hình lại trừ khi bạn có ý định như vậy từ ban đầu. Do đó, tùy vào định hướng phát triển kinh doanh từ ban đầu mà bạn nên đặt tên cho công ty luật của bạn sao cho phù hợp với chiến lược phát triển lâu dài của công ty luật của bạn.

Bạn cũng cẩn lưu ý rằng khi đặt tên cho công ty luật của bạn thì cái tên bạn đặt không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của các công ty luật khác đã được đăng ký hoạt động trước đó, cũng như không được sử dụng những từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Đối với văn phòng luật sư thì tên gọi phải có cụm từ văn phòng luật sư, tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”.

3- Chuẩn bị phần giới thiệu doanh nghiệp (profile, catalogue và brochure)

Để biết được tầm quan trọng của profile, catalogue và brochure trong việc phát triển kinh doanh của công ty luật của bạn thì trước hết bạn cần biết chức năng của từng loại và sự khác nhau của chúng để từ đó có thể thiết kế, cung cấp thông tin và sử dụng từng loại sao cho phù hợp nhất cho công ty luật của bạn.

■ Profile

Là tài liệu giới thiệu tổng quát về công ty luật của bạn, được dành cho mọi đối tượng có liên hệ đến công ty luật của bạn ví dụ như ứng viên tiềm năng, đối tác, cơ quan Nhà nước, hiệp hội xã hội – nghề nghiệp, khách hàng, trong đó đặc biệt là các khách hàng mới. Profile cần thể hiện tinh trang trọng và tính xác thực cao, nhằm chứng minh năng lực trong công việc, ví dụ như bề dày kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, mức độ chuyên nghiệp, thành tựu nổi bật, năng lực cốt lõi và tầm cỡ quy mô ngành, nghề một cách khái quát. Profile nên sử dụng những hình ảnh xác thực về công ty luật của bạn, những dịch vụ pháp lý, công việc pháp lý đã thực hiện, V.V.. Profile nên được đóng thành quyển và có kiểu dáng chuẩn A4, tuy nhiên kích thước cũng có thể được thay đổi để phù hợp với từng tình huống cụ thể. Trước đây profile thường được dùng để gửi cho khách hàng nếu bạn gặp trực tiếp khách hàng tại một cuộc họp nào đó để trao đổi các công việc pháp lý của họ nhưng trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay và đặc biệt là trong giai đoạn giãn cách xã hội, để thuận tiện cho hai bên, profile cũng thường được gửi qua email cho khách hàng xem trước khi các bên có cuộc gặp đầu tiên ngoại tuyến hay trực tuyến.

Bạn cũng cần lưu ý rằng công ty luật của bạn có thể có nhiều catalogue và brochure để giới thiệu về các dịch vụ pháp lý của mình nhưng thường chỉ sẽ có một profile để giới thiệu về công ty luật của bạn.

■ Catalogue

Là một quyển sách nhỏ giới thiệu danh mục các dịch vụ pháp lý cũng như chi tiết từng loại dịch vụ pháp lý mà công ty luật của bạn cung cấp, bao gồm thông tin và hình ảnh của các dịch vụ pháp lý đó. Catalogue nên được sử dụng cho tất cả các đối tượng khách hàng nói chung và có mục đích chính là cung cấp thông tin về các dịch vụ pháp lý hiện có của công ty luật của bạn. Catalogue có thể được gửi qua đường bưu điện, được phát tại các hội thảo chuyên đề pháp luật hay được đưa tận tay các khách hàng tiềm năng tại các cuộc họp tại văn phòng công ty luật của bạn hay tại địa điểm của khách hàng. Nội dung của catalogue thường là giới thiệu về các dịch vụ pháp lý của công ty luật của bạn với những thông tin và hình ảnh chi tiết có liên quan đến các dịch vụ pháp lý cung cấp mà không cần có tính xác thực cao.
Không như profile, catalogue nên có nhiều phiên bản khác nhau để phục vụ cho các mục đích phát triển kinh doanh khác nhau của công ty luật của bạn.

■  Brochure

Là một dạng tờ bướm thường được đặt trên kệ bên cạnh quẩy tiếp tân trong văn phòng công ty luật của bạn để khách hàng có thể nhìn thấy và đọc khi bước vào. Brochure thường được dùng để giới thiệu các dịch vụ pháp lý của công ty luật của bạn nói chung hay về một loại dịch vụ pháp lý đặc thù nào đó. Brochure có thể được phát cho một nhóm khách hàng mục tiêu nhất định hoặc trong một chiến dịch phát triển kinh doanh đặc thù nào đó của công ty luật của bạn. Brochure cũng nên được phần phát cho người tham dự tại những hội thảo chuyên đề pháp luật. Brochure thường sẽ không đi vào chi tiết mà hướng tới ngôn từ khơi gợi khả năng sử dụng dịch vụ pháp lý của khách hàng cho nên Brochure nên sử dụng hình ảnh đa dạng, có thể dùng ảnh thật, ảnh minh họa và ảnh vẽ.

Không như profile, brochure có thể được in thành nhiều bản với nội dung khác nhau để phục vụ cho các mục đích khác nhau của công ty luật của bạn.

■  Chuẩn bị trang web của công ty luật

Chuẩn bị trang web để cung cấp thông tin về công ty luật của bạn cho khách hàng tiềm năng là một trong những công việc cực kỳ quan trọng trong việc quảng bá doanh nghiệp, nhưng đáng tiếc hiện nay đa số các công ty luật Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức về vấn đề này. Hiện nay, trang web của các công ty luật Việt Nam thường chỉ cung cấp các thông tin cơ bản về công ty luật của họ và thường chỉ được xây dựng hoàn chỉnh trong khoảng từ 02 đến 03 năm sau khi công ty luật được thành lập. Sau đó, các công ty luật thường cũng không phân công ai chính thức đảm nhận công việc duy trì và nâng cấp trang web thường xuyên, giúp trang web được truy cập một cách nhanh chóng, có nội dung phong phú, chuyên nghiệp, chất lượng và hữu ích cho người đọc để thu hút khách hàng tiềm năng. Hệ quả là sẽ không có nhiều khách hàng tiềm năng ghé thăm trang web của công ty luật để tìm kiếm các dịch vụ pháp lý qua kênh này.

Như đã trình bày ở phần trên, khuynh hướng quảng cáo, tiếp thị của các công ty luật hiện nay là thiên về hoạt động inbound marketing, tức là khuyến khích khách hàng chủ động hơn trong việc tìm kiếm và thu thập thông tin về các dịch vụ pháp lý của công ty luật với chi phí quảng cáo, tiếp thị tiết kiệm nhất. Khuyến khích khách hàng tìm đến trang web của công ty luật là một trong những xu hướng đó.

Tuy nhiên, làm thế nào để có thể tạo ra một trang web có giao diện thân thiện với người đọc và phù hợp với văn hóa, tầm nhìn của công ty luật của bạn sẽ không phải là một công việc dễ dàng. Khi chuẩn bị xây dựng trang web của công ty luật của bạn, bạn cần tìm hiểu thông tin từ trang web của các công ty luật khác không chỉ ở Việt Nam mà còn của các công ty luật có tiếng ở nước ngoài nhằm chắt lọc ưu điểm của từng trang web, rồi từ đó đưa ra hướng thiết kế trang web của công ty luật của bạn sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty luật của bạn. Công việc tiếp theo cần làm là tìm một công ty thiết kế trang web chuyên nghiệp và đã có kinh nghiệm thiết kế trang web của các công ty luật khác. Bạn cũng nên yêu cầu họ cho xem qua một vài trang web của các công ty luật khác mà họ đã làm, nếu có, để đánh giá về sự chuyên nghiệp và năng lực của họ. Khi trao đổi về chi phí thiết kế trang web, bạn không nên hâm phí dịch vụ thiết kế rẻ vì tiền nào thi của nấy. Lời khuyên cho bạn là bạn nên tìm một công ty thiết kế trang web có uy tín với mức phí dịch vụ vừa phải và hợp lý. Nếu ngân sách chưa cho phép, bạn nên tách gói thiết kế trang web thành từng mô đun (module) nhỏ để tiến hành từ từ theo từng giai đoạn phát triển của công ty luật của bạn nhằm rải chi phí thiết kế trang web ra thành nhiều phần khác nhau.

Kinh nghiệm cũng cho thấy rằng để xây dựng một trang web hoàn chỉnh về giao diện và nội dung bạn sẽ cẩn thời gian khoảng từ 06 tháng đến 01 năm và cứ sau một chu kỳ phát triển trong tẩm khoảng từ 03 đến 04 năm thì giao diện trang web của công ty luật của bạn cần được thay đổi để thu hút các khách hàng tiềm năng mới. Chi phí hợp lý cho việc thiết kế một trang web hiện nay vào khoảng từ 15 đến 25 triệu đồng hoặc cao hơn, tùy theo nhu cầu thiết kế cụ thể của bạn. Nếu bạn đặt mục tiêu thu hút khách hàng nước ngoài thì nên có thêm trang tiếng Anh wong wang web của công ty luật của bạn. Lưu ý là bạn không nên thiết kế ưrang web có quá nhiều thứ tiếng vì thường bạn không có đủ thời gian đề kiểm ưa chất lượng bản dịch nội dung của trang web.

Kế tiếp, bạn cũng cẩn dành thời gian cho việc nhập liệu các thông tin cần thiết cho trang web của công ty luật của bạn. Đây là phần mất nhiều thời gian và khó khăn nhất với bạn vi đối với những người mới khởi nghiệp như bạn, sẽ không có nhiều thứ để bạn giới thiệu về bạn và vé công ty luật của bạn. Trong trường hợp đó, bạn sẽ thay thế bằng những thông tin pháp luật hữu ích và đa dạng mà các khách hàng tiềm năng cán, hướng sự chú ý của họ vào những nội dung đó thay vì những thông tin vé bạn và công ty luật của bạn. Thông tin lên trang web của công ty luật của bạn cũng sẽ hỗ ượ bạn rất nhiều cho các dịch vụ tìm kiếm từ khóa của SEO và Google Adwords như được trình bày ở Chương 9 của Quyển sách này.
Sau cùng, bộ phận phát triển kinh doanh của công ty luật của bạn phải thường xuyên dành thời gian chăm chút, bảo trì wang web lên cơ sở hằng tuần hay hằng tháng. Hoạt động bảo tri sẽ bao gồm các hoạt động chẳng hạn như cập nhật hay đăng thông tin mới, kiểm tra lỗi đường link lên trang web, thiết kế lại bản tin ngắn để nhìn có vẻ chuyên nghiệp hơn, trả lời tin nhắn của khách hàng thông qua ứng web, V.V..

■ Chọn khẩu hiệu thương mại (slogan)

Nhiều công ty luật vô tình chỉ biết tập trung vào hoạt động hành nghề luật sư mà bỏ qua việc tạo dấu ấn riêng nào đó ưong lòng khách hàng đối với các dịch vụ pháp lý mà công ty luật của họ cung cấp. Kinh nghiệm cho thấy rằng, để thương hiệu của công ty luật của bạn có thể khắc sâu vào tâm trí của khách hàng, ngoài các việc khác như trên, điều không thể thiếu đối với bạn là phải lựa chọn cho công ty luật của bạn một khẩu hiệu thương mại hợp lý để dù đi đến đầu mả nhìn thấy thấp thoáng khẩu hiệu thương mại đó thì khách hàng cũng đều nhớ đến công ty luật của bạn, ví dụ như khẩu hiệu “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” của công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential hay “nâng niu bàn chân Việt” của công ty giày Bitis trước đây. Đây thật sự là một tài sản vô hình rất có giá trị của công ty luật của bạn dù nó chỉ đơn thuần là một câu nói ngắn.

Để có được một khẩu hiệu thương mại ấn tượng, ngoài việc đầu tư về chất xám, bạn còn phải đầu tư liên tục cho các hoạt động quảng cáo, tiếp thị với một chiến lược quảng cáo, tiếp thị dài hơi. Chính vì vậy, khi có một khẩu hiệu thương mại đứng được trong tâm trí của khách hàng, khẩu hiệu thương mại đó sẽ trở thành một tài sản có giá trị lớn được vun đắp bằng thời gian, tiền bạc và uy tín của công ty luật của bạn.

■  Đăng ký trang vàng (YellowPages)

Trang vàng Việt Nam (https://trangvangvietnam.com/) là một kênh quảng cáo, tiếp thị truyền thống của doanh nghiệp. Trang vàng Việt Nam là trang tin điện tử cung cấp thông tin của doanh nghiệp, kết nối giao thương và xúc tiến thương mại loại lớn. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp ngày càng ít sử dụng dịch vụ của trang này để quảng cáo cho các sản phẩm và dịch vụ của họ vì vừa tốn chi phí không nhỏ mà kết quả đạt được lại không còn được như trước. Bởi lẽ, hiện nay chúng bị lấn lướt bởi các dịch vụ quảng cáo, tiếp thị trực tuyến vừa nhanh chóng lại có chi phí thấp và hiệu quả cao. Do đó, việc lựa chọn Trang vàng là một kênh quảng cáo, tiếp thị công ty luật của bạn sẽ tùy thuộc vào quan điểm và mục đích của bạn.

■ Được các tạp chí quốc tế chuyên ngành uy tín bầu chọn là công ty luật hàng đầu

Việc được các tạp chí chuyên ngành pháp luật quốc tế ví dụ như Legal 500 (https://www.legal500.com/), Asian Legal Business (https:// www.legalbusinessonline.com/asia), Asia Law (https://www.asialaw.com/) hằng năm bầu chọn là công ty luật của năm, công ty luật quốc gia của năm, V.V.. (thường thì các tạp chí này chỉ tập trung vào các công ty luật cung cấp dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp mà thôi) cũng là một cách hữu hiệu để quảng bá thương hiệu công ty luật của bạn và tạo cơ hội có được khách hàng mới cho công ty luật của bạn.

Theo đó, các tạp chí này hằng năm thường chủ động liên lạc với các công ty luật của tất cả các quốc gia trên thế giới, đưa ra bảng câu hỏi về các giao dịch lớn cho khách hàng mà công ty luật đã thực hiện trong năm, số lượng luật sư của công ty luật, các lĩnh vực chuyên môn pháp lý các công ty luật và yêu cầu công ty luật cung cấp tên của một số khách hàng lớn nào đó để họ chủ động liên lạc, phỏng vấn và lấy ý kiến của khách hàng về chất lượng dịch vụ pháp lý của các công ty luật. Họ cũng tra cứu thông tin của các công ty luật trên internet, báo chí trong và ngoài nước, hỏi ý kiến các luật sư nội bộ của các công ty, tập đoàn lớn về chất lượng dịch vụ pháp lý của các công ty luật và các nguồn thông tin đáng tin cậy khác. Từ những thông tin và phân tích đó, họ sẽ chọn ra công ty luật của năm của từng quốc gia, từng vùng, từng lĩnh vực chuyên ngành riêng biệt. Trong thời gian đầu mới thành lập, công ty luật của bạn sẽ không thể nào có đủ điều kiện để được bầu chọn nhưng nếu có sự cố gắng không ngừng thì khả năng được bầu chọn sẽ dần dần tăng lên trong những năm kế tiếp.

Trong thời gian công ty luật của bạn chưa được bầu chọn, bạn nên cần nhắc một cách khác để tận dụng lợi thế của các tạp chí này là chủ động liên hệ với họ và giới thiệu công ty luật của bạn trên các danh bạ luật sư của họ miễn là công ty luật của bạn phải trả phí hằng năm, quý, tháng cho họ tùy theo yêu cầu về thông tin, diện tích trang thông tin. Danh bạ luật sư của các tạp chí này thường liệt kê các công ty luật được họ đánh giá là đáng tin cậy theo từng quốc gia, theo từng lĩnh vực hành nghề chuyên môn. Các danh bạ luật sư này thường được phát miễn phí hay được luật sư nội bộ của các công ty, tập đoàn đa quốc gia mua để họ lấy thông tin của các công ty luật đáng tin cậy ở những nơi công ty của họ có đầu tư để khi có nhu cầu về bất kỳ công việc pháp lý cụ thể nào đó, họ sẽ có thông tin để liên lạc với các công ty luật có kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực pháp luật mà họ cần. Bên cạnh đó, trang web của các tạp chí này cũng có chức năng tương tự như danh bạ luật sư và sẽ giúp khách hàng tiềm năng tìm kiếm về công ty luật của bạn trên internet và chủ động liên lạc với bạn.

■ Đăng quảng cáo dịch vụ pháp lý trên báo

Hiện nay việc đăng quảng cáo dịch vụ pháp lý trên các báo giấy như Tuổi trẻ, Thanh niên, Người lao động, Tiếp thị, V.V., rất hiếm khi được các công ty luật sử dụng vì chi phí quảng cáo quá cao, vượt quá ngân sách dành cho quảng cáo, tiếp thị của họ trong khi số lượng độc giả của các loại báo giấy ngày càng sụt giảm do sự phát triển nhanh chóng của báo trực tuyến. Bên cạnh đó, việc quảng cáo trên các báo mạng trực tuyến cũng đắt đỏ cho dù lượng người truy cập ngày càng tăng và có hiệu quả hơn. Vì thế, thay vì áp dụng hình thức quảng cáo vừa nếu, bạn nên tận dụng các kênh quảng cáo trực tuyến khác mà vẫn có hiệu quả không kém nhưng lại tốn chi phí thấp để sử dụng cho công ty luật của bạn.

■ Tham gia câu lạc bộ nghề nghiệp luật sư

Hiện nay có hai tổ chức nghề nghiệp luật sư đã được cấp phép hoạt động tại Việt Nam theo khuynh hướng hội nhập kinh tế quốc tế là Câu lạc bộ Luật sư Thương mại Quốc tế Việt Nam, gọi tắt là VBLC, được Liên đoàn Luật sư Việt Nam thành lập năm 2015 và Hội Luật quốc tế Việt Nam, được gọi tắt là VSIL, được Bộ Ngoại giao công nhận ban vận động thành lập Hội vào ngày 25/8/2014 và được Bộ Nội Vụ ra quyết định thành lập vào ngày 20/6/2016.

Câu lạc bộ Luật sư Thương mại Quốc tế Việt Nam được thành lập nhằm mục đích tập hợp, gắn kết các công ty luật, các luật sư hành nghề độc lập và luật sư nội bộ của doanh nghiệp cũng như thúc đẩy hoạt động giao lưu, hợp tác, trao đổi kiến thức pháp luật, kinh nghiệm chuyên môn, kỹ năng hành nghề giữa các luật sư, công ty luật, chuyên gia pháp luật và với doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức trong nước và quốc tế về những quy định của pháp luật có liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện các hoạt động góp phần phát triển nguồn nhân lực luật sư phục vụ cho việc hội nhập.

Trong khi đó, Hội Luật quốc tế Việt Nam ra đời với mục tiêu chính là phát triển khoa học pháp lý quốc tế; hỗ trợ giảng dạy và học tập luật quốc tế, tạo diễn đàn trao đổi về nghiên cứu và áp dụng luật quốc tế; nâng cao nhận thức và hiểu biết về luật quốc tế cho các tầng lớp quần chúng trong xã hội; hợp tác với Hội Luật quốc tế của các nước khác trong khu vực nhằm thúc đẩy việc thực hiện những mục tiêu đã xác định.

Tiêu chí trở thành hội viên của hai câu lạc bộ này cũng khá dễ dàng cho nên chắc chắn sẽ có nhiều đối tượng hội viên tiềm năng có liên quan đến nghề luật chẳng hạn như các luật sư nội bộ của doanh nghiệp sẽ tham gia với tư cách hội viên. Đây sẽ là những mối quan hệ hữu ích cho bạn trong việc xây dựng mối quan hệ nghề nghiệp của mình để tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho công ty luật của bạn. Bạn có thể tìm thêm thông tin về hai câu lạc bộ này qua hai trang web của họ: http://vblc.com.vn/ và http://www.hoiluatquocte.org.vn/.

Đăng ký làm hội viên các hiệp hội kinh doanh và câu lạc bộ xã hội - nghề nghiệp

Đăng ký làm hội viên của các hiệp hội kinh doanh và câu lạc bộ xã hội - nghề nghiệp cũng là một kênh phổ biến để tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Thông qua việc trao đổi, giao lưu với các hội viên trong các câu lạc bộ kinh doanh và câu lạc bộ xã hội - nghề nghiệp, bạn sẽ có cơ hội giới thiệu, quảng bá về công ty luật của bạn cho các hội viên khác biết. Việc giao lưu với các hội viên khác nên được thực hiện bằng nhiều cách ví dụ như: (i) trực tiếp giữa bạn với từng hội viên cụ thể; (ii) bạn tham gia với tư cách diễn giả trong các hội thảo chuyên đề pháp luật mà các thành viên quan tầm; (iii) tham gia giải đáp pháp luật hãy trả lời đường dây nóng (hotline) trên trang web của các hiệp hội kinh doanh và câu lạc bộ xã hội - nghề nghiệp; (iv) tham gia viết bài cho bản tin của các hiệp hội kinh doanh và câu lạc bộ xã hội - nghề nghiệp; (gv) chủ động gửi bản tin pháp luật của công ty luật của bạn lên trang web của các hiệp hội kinh doanh và câu lạc bộ xã hội - nghề nghiệp hoặc xin địa chỉ email của các hội viên và gửi trực tiếp bản tin pháp luật của công ty luật của bạn đến cho họ.

Các hiệp hội doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam hiện nay như:

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber of Commerce and Industry, viết tắt là VCCI);

- Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam;

- Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội;

- Hiệp hội Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành phố Hà Nội;

- Hội Doanh nhân trẻ Thành phố Hồ Chí Minh;

- Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh;

- Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài (BAOOV).

Các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài phổ biến hiện nay như:

- Hiệp hội Các doanh nghiệp Mỹ (Amcham);

- Hiệp hội Các doanh nghiệp Châu  Âu (EuroCham);

- Hiệp hội Các doanh nghiệp Đức;

- Hiệp hội Các doanh nghiệp Hồng Kông (HKBG);

- Hiệp hội Các doanh nghiệp Nhật Bản;

- Hiệp hội Các doanh nghiệp Singapore (SBG);

- Hiệp hội Các doanh nghiệp Hàn Quốc (Korcham);

- Hiệp hội Các doanh nghiệp Thụy Sĩ;

- Hiệp hội Các doanh nghiệp Trung Quốc;

- Hiệp hội Các doanh nghiệp Ấn Độ (Incham);

- Hiệp hội Các doanh nghiệp Pháp;

- Hiệp hội Các doanh nghiệp Úc;

- Hiệp hội Các doanh nghiệp Canada;

- Hiệp hội Các doanh nghiệp Hà Lan;

- Hiệp hội Các doanh nghiệp Malaysia;

- Hiệp hội Các doanh nghiệp New Zealand;

- Hiệp hội Các doanh nghiệp Ý;

- Hiệp hội Các doanh nghiệp Vùng Bắc Âu;

- Hiệp hội Các doanh nghiệp Vương quốc Bỉ - Luxembourg.

Đối với các câu lạc bộ nghề nghiệp thì phổ biến hiện nay có:

- Hiệp hội Nhân sự (HRA);

- Câu lạc bộ Nhân sự Việt Nam (VNHR);

- Cầu lạc bộ Tài chính Việt Nam (CFO);

- Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Saigon Times Club;

- Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP);

- Hội Doanh nhân trẻ Thành phố Hồ Chí Minh;

- Tổ chức Kết nối Thương mại Quốc tế (BNI).

Khi muốn làm hội viên của các hiệp hội kinh doanh và cầu lạc bộ xã hội – nghề nghiệp nêu trên, bạn cần nghiên cứu kỹ về điều kiện và thủ tục gia nhập như thế nào, phí hội viên là bao nhiêu, bao gồm phí hội viên dành cho pháp nhân (corporate membership) và phí hội viên dành cho cá nhân (individual membership), điều kiện rời hội sẽ như thế nào. Một số hiệp hội kinh doanh và câu lạc bộ xã hội - nghề nghiệp còn yêu cầu bạn phải được một hội viên hiện hữu nào đó trong hội của họ tiến cử hoặc bạn phải hội đủ số năm kinh nghiệm chuyên môn trong các lĩnh vực hoạt động mà hiệp hội kinh doanh và hội của họ quan tâm thì mới được tham gia với tư cách hội viên để bạn chia sẻ kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn và kỹ năng hành nghề của bạn cho các hội viên khác trong hội của họ.

Cũng lưu ý thêm rằng có một số hiệp hội kinh doanh nước ngoài chỉ thu nhận hội viên đang làm việc cho các pháp nhân có yếu tố quốc gia nước ngoài đó, cho nên nếu bạn là người Việt Nam đang làm việc cho doanh nghiệp Việt Nam thì cũng không được tham gia vào hội của họ dù có cùng ngành, nghề đi chăng nữa.

• Tạo uy tín với đại sứ quán, lãnh sự quán nước ngoài tại Việt Nam để được đưa vào danh sách các công ty luật được đề cử

Các đại sứ quán và lãnh sự quán của nước ngoài tại Việt Nam, bên cạnh chức năng về ngoại giao và lãnh sự, cùng đảm nhiệm vai trò tư vấn các thông tin cần thiết về Việt Nam cho các doanh nghiệp và công dân của họ khi đến đầu tư, làm việc hay sinh sống tại Việt Nam. Đối với lĩnh vực pháp luật, họ thường có một danh sách từ 10 đến 15 công ty luật đáng tin cậy theo sự đánh giá của họ tại Việt Nam và cho đăng thông tin của các công ty luật đó trên trang web và brochure của họ để công dân và các tổ chức thương mại của nước họ có thể tham khảo và liên lạc để nhờ hỗ trợ pháp lý khi cần thiết.

Do đó, nếu công ty luật của bạn tạo được niềm tin với các đại sứ quán và lãnh sự quán nước ngoài tại Việt Nam và được họ đưa vào danh sách các công ty luật do họ đề cử, đây sẽ là kênh quảng cáo, tiếp thị hết sức hiệu quả và đáng tin cậy, giúp công ty luật của bạn tiếp cận được một nguồn khách hàng là các cá nhân và tổ chức nước ngoài đầy tiềm năng. Việc xây dựng uy tín với các đại sứ quán và lãnh sự quán nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện bằng nhiều cách, một trong số đó là bạn tham gia các hiệp hội kinh doanh của nước ngoài tại Việt Nam như được nêu ở trên. Khi đó, nếu công ty luật của bạn có các hoạt động tích cực phục vụ cho lợi ích của hội viên ví dụ như trình bày tại các hội thảo chuyên đề pháp luật kinh doanh, đóng góp ý kiến để sửa đổi, hoàn thiện pháp luật thông qua các hiệp hội kinh doanh để bảo vệ quyền lợi của hội viên và các doanh nghiệp của họ, công ty luật của bạn sẽ có cơ hội được các đại sứ quán và lãnh sự quán nước ngoài biết đến. Từ đó, công ty luật của bạn sẽ dần dần gầy dựng được niềm tin và sự tin tưởng với họ và một ngày đẹp trời nào đó họ sẽ đưa tên của công ty luật của bạn vào danh sách của họ.

• Chuẩn bị một loạt các bài báo chuyên đề pháp lý chủ lực

Để tạo sự chú ý đến khách hàng tiềm năng thì việc soạn thảo và đăng một số bài báo trên các tạp chí kinh doanh có tên tuổi VÍ dụ như Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Nhịp cầu đầu tư, Investment Review, Báo Đầu tư, Economic News thay vì các tạp chí luật chuyên ngành học thuật về các chủ đề pháp luật nào đó mà công ty luật của bạn đang cung cấp dịch vụ pháp lý cũng không kém phần quan trọng. Các doanh nhân, là đối tượng khách hàng tiềm năng của công ty luật của bạn, thường đọc các tờ báo, tạp chí loại này mỗi ngày và đầy sẽ là cơ hội để bạn quảng bá đến họ các dịch vụ pháp lý của công ty luật của bạn.

Tuy nhiên, viết như thế nào để tạo hứng thú của đối tượng bạn đọc là doanh nhân với các bài báo của bạn về chủ đề pháp luật khô khan sẽ là một việc không hề dễ dàng, đặc biệt nếu như bạn chưa từng có cơ hội viết báo bao giờ. Bạn phải cố gắng sử dụng văn phòng sao cho gần gũi, dễ hiểu, ngắn gọn, xúc tích theo gu của giới kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo tất cả các yếu tố pháp lý mà bạn muốn truyền tải trong đó. Các bài viết của bạn phải xoáy vào trọng tâm của vấn đề thực tiễn thay vì miên man, ôm đồm nhiều vấn đề mang tính chất học thuật hàn lâm, mà không có trọng tâm. Bởi lẽ, các doanh nhân thường không có nhiều thời gian để đọc như những người bình thường khác và trong thực tế, khuôn khổ của chuyên mục pháp luật trên trang báo cũng có giới hạn riêng của nó. Các bài báo của bạn cũng cần nêu bật các giải pháp cụ thể và thực tiễn cho vấn đề pháp lý được quan tâm nhưng vẫn bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

Để làm được điều này, bạn nên từng bước tập viết bài gửi cho ban biên tập của các tờ báo để làm quen với họ. Nếu ban biên tập không trả lời bạn về bài viết của bạn thì cũng đừng vội nản chí mà phải kiên trì, nhẫn nại vì sẽ vào một ngày đẹp trời nào đó, bài viết của bạn sẽ được họ đặng. Một khi một bài viết của bạn đã được đăng thì những bài viết sau của bạn sẽ có khả năng cao cũng được đăng vì ban biên tập đã phần nào tin tưởng vào chất lượng của các bài viết của bạn. Khi một tờ báo tin tưởng bạn thì các tờ báo khác cũng sẽ dành sự quan tâm đặc biệt đối với bạn và như vậy bạn đã có một kênh quảng bá cho bạn và công ty luật của bạn rất hiệu quả và không những không mất tiền mà bạn còn nhận được tiền nhuận bút của họ nữa.

Hiện nay, việc sử dụng internet đã trở nên phổ biến và có những trang web có uy tín và lượng truy cập cao ví dụ như https://vnexpress.net/ hay https://vietnamnet.vn/ đều có lượt truy cập hằng ngày lên đến hàng triệu. Do đó, bạn không nên bỏ qua việc gửi các bài viết của bạn cho họ để tạo cơ hội cho mình. Cách viết bài cho các trang thông tin điện tử cũng tương tự như cách viết bài cho báo, tạp chí giấy nhưng nội dung bài viết của bạn cẩn ngắn gọn hơn, đặt trọng tâm sâu hơn và có tính cao trào cao để thu hút người đọc.

Viết bài cho các báo và tạp chí, ngoài những hiệu quả như đã nêu ở trên, nó còn hữu ích cho công ty luật của bạn ở nhiều khía cạnh khác. Ví dụ, bạn có thể đăng lại bài viết của bạn đã được đăng lên trang web của công ty luật của bạn hay trang blog cá nhân của bạn để nhiều người có những vấn đề pháp lý tương tự có thể tìm thấy các bài viết của bạn trên internet thông qua các công cụ tìm kiếm như Google, Bing. Với cách làm này, bạn đã nhân đôi cơ hội tìm kiếm các khách hàng tiềm năng của bạn.

Bên cạnh đó, bạn cũng đưa bài viết của mình vào bản tin pháp luật của công ty luật của bạn để gửi cho các khách hàng hiện tại và tiềm năng của công ty luật của bạn. Bạn ghi vào hồ sơ thông tin cá nhân của bạn về kinh nghiệm học thuật thông qua các bài viết chuyên đề pháp luật của bạn và điều này sẽ làm gia tăng sự tin tưởng của khách hàng vào kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn và kỹ năng hành nghề của bạn.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.5 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Xu hướng quảng cáo, tiếp thị của Công ty Luật

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.38755 sec| 1224.008 kb