Yêu cầu đối với việc tham gia các hoạt động điều tra
Khi luật sự tham gia vào các hoạt động điều tra theo luật định, cần quán triệt các yêu cầu thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật khi tham gia tố tụng.
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198
Thực hiện đúng, đẩy đủ các quy định của pháp luật khi tham gia tổ tụng.
Thực hiện yêu cấu này một mặt nhằm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, bị hại, của đương sự trong vụ án hình sự, mặt khác góp phân quan trọng đảm bảo việc khởi tố, điều tra, truy tố.. đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.
Vi dụ: Khi tham gia vào hoạt động đối chất, nhận dạng... luật sư phải thực hiện đấy đủ quy định tại Điều 189, Điều 190, Điều 178 BLTTHS năm 2015. Tham gia vào các hoạt động điều tra để thu thập chứng cứ, tài liệu, đổ vật liên quan đến việc bào chữa, khi thu thập được, luật sư phải kịp thời giao cho CQĐT, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để dua vào hổ sơ vụ án. Việc giao nhận này phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 BLTTHS.
Cùng với việc tự mình tuân thủ quy định pháp luật trong từng hoạt động điều tra mà luật sư tham gia thì luật sư còn có vai trò “giám sát" việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động điều tra mà những người tiến hành tổ tụng đã, đang thực hiện nhằm đảm bảo mọi hành vi và quyết định tố tụng liên quan đến thân chủ của mình đều phải dựa trên cơ Sở các quy định của BLTTHS, kịp thời phát hiện vi phạm pháp luật nếu có của các cơ quan tiến hành tố tụng để yêu cầu áp dụng các biện pháp cần thiết được quy định để khắc phục vi phạm đó.
Tôn trọng sự thật khách quan khi tham gia vào các hoạt động điều tra.
Điều tra vụ án là để thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm, người, pháp nhân thương mại phạm tội. Tôn trọng sự thật khách trọng những chứng cứ có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định và từ các nguồn chứng cứ được ghi nhận tại Điểu 8/ BLTTHS năm 2015. Trong giai đoạn điểu tra vụ án, các cơ quan và người tiến hành tổ tụng thường có tâm lý, định kiến về người bị buộc tội, coi họ là người có tội. Luật sư bào chữa thì có tâm lý, định hướng ngược lại với người tiến hành tố tụng. Vì vậy, yêu cầu xác định sự thật vụ án một cách khách quan đòi hỏi cơ quan, người tiến hành tố tụng và cả luật sư khi tham gia vào các hoạt động điều tra phải tôn trọng sự thật khách quan trong quá trình chứng minh tội phạm, người phạm tội. Cả ĐTV và luật sư đều không được định kiến cá nhân, không được suy luận theo ý chí chủ quan mà phải dựa vào những chứng cứ của vụ án đã được thu thập, kiểm tra, xác minh. Như vậy, tôn trọng sự thật khách quan là tôn trọng chứng cứ, cả chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội, những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ TNHS của bị can và những tình tiết khác để giải quyết chính xác vụ án.
Tuy nhiên, khi tham gia vào các hoạt động điều tra, luật sư phải có tính độc lập của mình, đồng thời phải có sự hợp tác với CQĐT và ĐTV trên cơ sở quy định của pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư. Bên cạnh đó, kỹ năng, phương pháp làm việc khoa học cũng giữ vai trò quan trọng quyết định hiệu quả của các hoạt động điều tra mà luật sư tham gia.
Phải giữ bí mật điều tra khi tham gia hoạt động điều tra và khi thực hiện bào chữa.
Đây không chỉ là yêu cầu mà còn là nghĩa vụ của luật sư được quy định tại các điểm e, g khoản 2 Điểu 73 BLTTHS năm 2015. Giữ bí mật điều tra là một trong những yếu tố quan trọng góp phán khám phá tội phạm, nếu bí mật điều tra bị tiết lộ thì ảnh hưởng lớn đến kết quả giải quyết vụ án, vì vậy, bí mật điều tra phải được đảm bảo. Theo quy định của pháp luật thì bí mật điều tra gồm những thông tin về điều tra vụ án hình sự từ khi có quyết định khởi tố vụ án đến khi có kết luận điều tra của CQĐT: những thông tin vẽ kết quả kiểm sát điều tra...
Giữ bí mật điều tra là trách nhiệm của người tiến hành tổ tụng, người tham gia tố tụng và luật sư khi thực hiện bào chữa, cụ thể như khi sao chụp, nghiên cu hồ sơ vụ án hình sự. Pháp luật quy định người tiến hành tổ tụng trong vụ án hình sự có trách nhiệm thông báo về việc không được tiết lộ bí mật điều tra vụ án cho người tham gia tố tụng, luật sư, việc thông báo này phải được ghi vào biên bản. Trường hợp phát hiện người bào chữa thu thập tài liệu, đó vật liên tham gia vào một số hoạt động điều tra hoặc quan đến việc bào chữa thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác hoặc tiết lộ bí mật điều tra thì CQĐT, ĐTV phải có biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm của người bào chữa; tuỳ theo tính chất, mức độ của hành và vi phạm mà có biện pháp xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền để xử ký theo quy định của pháp luật, có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu TNHS; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo định của pháp luật. Trường hợp CQĐT thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa thì phải thông báo cho tổ chức quản lý người bào chữa bằng văn bản và nêu rõ lý do thu hồi.


TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm