Yếu tố lỗi trong Luật Hình sự

Yếu tố lỗi trong Luật Hình sự

Lỗi trong xác định trách nhiệm hình sự là một dấu hiệu quan trọng, luôn đi kèm với hành vi phạm tội.

Lỗi gồm có hai loại: Lỗi cố ý và lỗi vô ý.

Tội phạm là sự thống nhất giữa hai mặt khách quan và chủ quan. Hoạt động định tội danh phải là sự kết hợp giữa mặt khách quan và chủ quan, giữa hành vi biểu hiện và thái độ bên trong của người thực hiện hành vi. Mặt chủ quan của tội phạm biểu hiện thông qua ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội.

Lỗi là một dấu hiệu rất quan trọng trong cấu thành tội phạm nhưng ta phải chú ý không xác định lỗi độc lập với hành vi nguy hiểm cho xã hội, vì lỗi luôn đi kèm với hành vi phạm tội.

Liên hệ

1. Khái niệm lỗi trong pháp luật hình sự

Trong luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc có lỗi được coi là nguyên tắc cơ bản. Người chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam không phải chỉ đơn thuần vì người này có hành vi khách quan gây thiệt hại cho xã hội mà còn vì đã có lỗi trong thực hiện hành vi khách quan đó.

Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như khả năng gây ra hậu quả từ hành vi đó.

Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là sự kết hợp của sự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

2. Tính có lỗi trong xác định trách nhiệm hình sự

Xác định tính có lỗi của tội phạm đồng nghĩa với việc xác định người thực hiện hành vi nguy hiểm, gây thiệt hại cho xã hội có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó. Dựa trên sự phân tích các yếu tố cấu thành lỗi, điều kiện để một người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội có lỗi, phù hợp với quy định của pháp luật hình sự hiện hành, một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị xem là có lỗi khi họ có năng lực trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi đó.

Như vậy, theo Bộ luật Hình sự, một hành vi bị xem là có tính có lỗi (tức là người thực hiện hành vi bị xem là có lỗi) khi có đủ hai điều kiện: Hành vi trái pháp luật hình sự; Hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của người thực hiện hành vi trong khi có khả năng và điều kiện để lựa chọn và quyết định xử sự khác không trái pháp luật hình sự.

Ví dụ: A và B có mâu thuẫn với nhau trong chuyện tình cảm, A đã ra tay sát hại B rồi tìm cách tự sát theo B nhưng do có người phát hiện kịp thời nên A không thể thực hiện hành vi tự sát của mình để 2 người được bên nhau mãi theo ý định ban đầu của A. Hành vi của A là trái pháp luật hình sự (Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội giết người). Đây là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của A trong khi A có thể lựa chọn và quyết định khác không trái pháp luật để giải quyết mâu thuẫn của mình (A đã chấm dứt sự sống của B). Như vậy trong hành vi gây ra hậu quả này, A là người có lỗi.

Cụ thể hơn, khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, họ phải thoả mãn hai điều kiện: Không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi. Đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Phân loại lỗi trong pháp luật hình sự.

Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu nhưng những hành vi phạm tội cụ thể có tính nguy hiểm cho xã hội rất khác nhau. Sự khác nhau đó xuất phát từ nhiều cơ sở, có thể là nguyên nhân, điều kiện phát sinh phạm tội, tính chất của khách thể bị xâm hại, tính nguy hiểm của hành vi phạm tội…Trong đó phải kể đến một yếu tố hết sức quan trọng là yếu tố chủ quan. Nó là cơ sở làm tiền đề cho việc triển khai và thực hiện có hiệu quả nguyên tắc phân hoá trách nhiệm hình sự, đảm bảo áp dụng hình phạt đạt hiệu quả.

3. Phân loại lỗi trong xác định trách nhiệm hình sự 

Để phân loại lỗi, chúng ta cần xác định một tiêu chí thống nhất cho việc phân loại. Căn cứ vào yếu tố ý chí và yếu tố lý trí mà lỗi được phân ra làm 2 loại là: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Cũng trên cơ sở ý chí và lý trí của chủ thể vi phạm pháp luật mà khoa học pháp lý cũng phân biệt lỗi cố ý gồm 2 hình thức: lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Lỗi vô ý cũng có 2 hình thức: lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả.

Lỗi cố ý trực tiếp: Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.Ví dụ: A thấy B đi uống rượu rồi nảy sinh mâu thuẫn với C, A về nhà lấy dao ra quán tìm C và chém liên tiếp vào C dẫn đến C chết. Như vậy A nhận thấy rõ hành vi nguy hiểm và thấy trước hậu quả của mình.

Lỗi cố ý gián tiếp: Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm co xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Ví dụ: Ao cá nhà A hay bị trộm, A giăng bẫy điện để chống trộm. Chị B đi ra qua đó nhưng không biết nên vào ao nhà A để rửa chân tay và bị điện giật chết. Tuy A đã thấy trước hậu quả xảy ra, không mong muốn hậu quả nhưng vẫn có ý thức để mặc.

Lỗi vô ý vì quá tự tin: Lỗi vô ý vì quá tự tin là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.Ví dụ: A vì quá tự tin với khả năng lái xe của mình nên khi thấy một người đang qua đường và một chiếc ô tô đi đằng trước khoảng cách rất hẹp không đủ cho xe máy đi qua. Nhưng vì tự tin nên A vẫn cố vượt lên trước dẫn tới hậu quả do lệch tay lái nên A đã đâm vào người qua đường. A thấy trước hậu quả có thể xảy ra nhưng tin rằng không xảy ra.

Lỗi vô ý do cẩu thả: Người thực hiện hành vi phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hiểm, hoặc phải thấy trước hậu quả nguy hiểm, có thể thấy trước hậu quả.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Yếu tố lỗi trong Luật Hình sự

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
4.68870 sec| 1091.711 kb