Bạn có thể đầu tư bao nhiêu trong nhượng quyền kinh doanh

09/03/2023
Giới hạn chính của hầu hết bên mua nhượng quyền là số tiền họ có thể đầu tư vào nhượng quyền và các ngân hàng khá có thiện cảm với lĩnh vực nhượng quyền, họ thường cho các đại lý nhượng quyền của những thương hiệu có uy tín và vững mạnh vay đến 70% tổng vốn đầu tư. Cần tuân theo quy trình vay vốn nhượng quyền và đừng dừng lại ở việc trao đổi với một quản lý ngân hàng khu vực, hãy chắc rằng mình đã nắm rõ tổng vốn đầu tư cần chứ không chỉ riêng phí nhượng quyền

I- THẤU HIỂU CÁC NGUYÊN TẮC GỌI VỐN

Trước khi dốc sức đánh giá khả năng tài chính, hãy tìm hiểu tường tận những nguyên tắc cơ bản trong việc gọi vốn từ bên ngoài, trừ khi bạn có đủ khả năng đầu tư mua nhượng quyền bằng nguồn vốn cá nhân. Thậm chí, nếu có khả năng tự trang trải toàn bộ chi phí nhượng quyền, bạn vẫn nên tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài để hỗ trợ một phần chi phí. Đặc biệt, bạn hãy cân nhắc xem ngân hàng muốn nhận được gì từ bạn và họ sẵn sàng cho bạn vay bao nhiêu trong dự án mới này.

II- Ý TƯỞNG CHỦ ĐẠO: LỜI KHUYÊN CỦA NGÂN HÀNG

Khi nghĩ đến việc mua nhượng quyền, bạn phải tìm hiểu thật kỹ để đảm bảo rằng bạn đã đặt ra những câu hỏi đúng đắn cho bên bán nhượng quyền, và đặc biệt là, hãy trao đổi với càng nhiều bên mua nhượng quyền càng tốt. Hãy phác thảo các ý định kinh doanh đã được suy xét kỹ lưỡng bằng một kế hoạch kinh doanh trình bày rõ tiềm năng và các bước thực hiện khả thi để đạt được những mục tiêu của bạn. Bạn cũng cần phải thực tế và chứng minh cho các ngân hàng thấy bạn ý thức rõ về những thách thức và kỳ vọng của họ về doanh nghiệp của bạn ra sao.
Khi bạn đã khai thác hết những đóng góp tài chính của bản thân cho doanh nghiệp, giờ là lúc bạn cần cân nhắc đến nguồn vốn vay mượn. Kế hoạch kinh doanh của bạn cần bao gồm những chi tiết về nhượng quyền, chi phí, lĩnh vực hoạt động, đối thủ cạnh tranh (ở địa phương, trong khu vực và trên toàn quốc), lý lịch, tài sản và các khoản nợ của bạn, cùng những thông tin tài chính dự kiến như: bảng cân đối kế toán, nguồn tiền, lợi nhuận và thua lỗ trong khoảng thời gian tối thiếu là hai năm. Nếu bạn sắp mua một doanh nghiệp nhượng quyền đang hoạt động, ngân hàng sẽ dễ dàng thấy được số liệu trong báo cáo tài chính hiện tại của doanh nghiệp này.
Đa số các ngân hàng có thể cho một đại lý nhượng quyền vay tới 70% tổng chi phí khởi nghiệp, bao gồm cả vốn lưu động cần có, dù phần này có thể chiếm gần 50% chi phí đối vôi một ý tưởng nhượng quyền chưa vững chắc. Thường thì mọi khoản vay dưới 25.000 bảng Anh sẽ không cần bảo hiểm, nhưng nhìn chung, những khoản vay lớn hơn mức trên đều yêu cầu bảo hiểm.
Khi đưa ra yêu câu hỗ trợ, hãy chắc chắn rằng bạn đã nhận thức rõ cả những thách thức mà mình phải đối mặt lẫn những cơ hội tiềm năng. Những yêu cầu thể hiện quan điểm công bằng và có hiểu biết về cơ hội thường có cơ may nhận được sự hỗ trợ từ các ngân hàng. Trình bày rõ rang bản kế hoạch nhằm chứng minh cách bạn quản trị rủi ro trong kinh doanh chính là cách để bạn tạo ra được sự tin cậy và ấn tượng tốt đẹp - Dave William, cựu Giám dốc (Nhượng quyền) tại RBS England & Wales/NatWest Scotland (Future William & Glyn).

Như đã đề cập ở trên, quy tắc số 1 trong việc cấp vốn cho một đại lý nhượng quyền là: Với thương hiệu nhượng quyền có uy tín và thành công ngân hàng sẽ cho vay tới 70% yêu cầu vốn ban đầu. Trong phần sau của cuốn sách, chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết hơn về quá trình vay vốn này.

1- Quảng cáo về các chi phí nhượng quyền ban đầu

Một trong những lĩnh vực bạn cần tiến hành thận trọng là những số liệu mà bên bán nhượng quyền quảng cáo là các phí tổn ban đầu. Từ góc nhìn của bên mua nhượng quyển, đây là một trong những thách thức bởi thực tế, ngành công nghiệp này không phải là ngành được kiểm soát, trừ Bộ Quy tắc Đạo đức mà tất cả các bên bán nhượng quyền là thành viên của bfa tự nguyện chấp nhận.
Khoản 3.1 trong Bộ Quy tắc Đạo đức của bfa nêu rõ:
"Việc quảng bá dể thu hút các bên mua nhượng quyền cả nhân không được mập mờ và dễ gây hiểu lầm.”

Tuy điều này có nghĩa là mọi phương thức quảng bá đều không được phép đưa ra những tuyên bố gây hiểu lầm thực tế (như quảng cáo lộ phí nhượng quyền là 10.000 bảng Anh nhưng trên thực tế lại là 15.000 bảng), nhưng điều này cũng không quy định bên bán nhượng quyền phải công bố số vốn đầu tư ban đầu (nếu có) hay số liệu phải được tính toán thế nào.
Với bên mua nhượng quyền triển vọng như bạn, quy định này có nghĩa là bạn phải đánh giá xem liệu khoản tiền này có phải chỉ gồm phí nhượng quyền, hay đã bao gồm cả phí nhượng quyền kèm các chi phí mua bán do bên bán nhượng quyền yêu cầu, hoặc có gồm vốn lưu động/yêu cầu mua sắm tài sản trước khi thực hiện giao dịch hay không.

2- Điều kiện cho vay đối với phí nhượng quyền ban đầu

Các yêu cầu về vốn lưu động của một doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chứ không chỉ phụ thuộc vào loại hình kinh doanh mà bạn đang điều hành và bản chất các dòng tiền mặt trong doanh nghiệp. Nhìn chung, có hai loại cấp vốn khác nhau ngoài phí nhượng quyền ban đầu.

a) Cấp vốn tài sản

Đối với đa số đại lý nhượng quyền, đặc biệt là những người không làm việc tại gia, hay những tổ chức hoạt động trong lĩnh vực B2B, bên mua nhượng quyền sẽ được yêu cầu mua một số tài sản. Yêu cầu này có thể chỉ đơn giản là mua một số hạng mục ban đầu (ví dụ, đại lý nhượng quyền về đào tạo bóng đá có thể được yêu cầu mua một số lượng bóng và bộ dụng cụ bóng đá trẻ em); tuy nhiên, yêu cầu này thường đòi hỏi phạm vi rộng hơn. Tùy thuộc vào từng lĩnh vực, bạn có thể được yêu cầu mua những thứ như đồ trang trí cửa hàng, đồ dùng nhà bếp, xe tải, dụng cụ và hệ thống máy tính.

b) Các yêu cầu về vốn lưu động

Ngoài phí nhượng quyền ban đầu, một yêu cầu cấp vốn khác nữa là vốn lưu động. Mỗi doanh nghiệp lại có một hình thực yêu cầu vốn lưu động nào đó, cấp vốn cho hoạt động trong khoảng thời gian từ lúc 
bắt đầu công việc cho đến lúc khách hàng trả tiền mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Yêu cầu về vốn lưu động có thể được đề ra trong mọt bản kế hoạch kinh doanh, và sẽ trở thành một phần trong yêu cầu về cấp vốn của doanh nghiệp.

3- Thời gian hoàn vốn

Một trong những vấn để bạn cần xem xét khi đánh giá yếu tố đủ điểu kiện, sau đó đến khoản đầu tư là thời gian hoàn vốn của khoản đầu tư nhượng quyền. Tuy thời gian hoàn vốn tùy vào mỗi loại hình nhượng quyền, mức độ hỗ trợ của trụ sở chính và quan trọng nhất là số vốn mà bạn đầu tư vào doanh nghiệp, nhưng nó vẫn là một thước đo mà bạn cần cân nhắc đến, dựa vào mạng lưới mà bạn đang xem xét và những mạng lưới khác có quy mô và cách vận hành tương tự. Nhìn chung, thời gian hoàn vốn của một đại lý nhượng quyền có tham gia quản lý có thể sẽ dài hơn thời gian hoàn vốn của một đại lý nhượng quyền vừa làm chủ vừa điều hành (mời xem chương sau để biết chi tiết hơn về sự khác biệt giữa hai loại nhượng quyền này), vì bạn - bên mua nhượng quyền - đang trợ cấp hiệu quả cho doanh nghiệp bằng chi phí lao động vì thật sự “làm việc”.
Do khoảng thời gian này có thể khác nhau tùy vào từng loại nhượng quyền và có thể ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả kinh doanh của chính bạn, nên tôi sẽ không lạm bàn về số liệu này; tuy nhiên, chắc chắn tôi sẽ lưu tâm tới điều này trong các kế hoạch và để ý đến mục tiêu hoàn vốn đầu tư của bạn.

4- Tham vọng rủi ro cá nhân

Ngoài ra, bạn cần xem xét một yếu tố khác là tham vọng về rủi ro của bạn. Như đã nêu trong mục “Ý tưởng chủ đạo: Lời khuyên của ngân hàng” ở phần trên, các ngân hàng muốn thấy bạn có một quan điểm công bằng và có hiểu biết đầy đủ về những nguy cơ trong kinh doanh – và quan trọng hơn, họ muốn bảo đảm rằng bạn sẽ chia sẻ rủi ro cùng họ! Mọi nhà cấp vốn đều sẽ trong đợi ở bạn một chút “da thịt trong cuộc chơi”, và điều này thường được thể hiện thông qua việc kết hợp giữa nguồn vốn cá nhân tự bỏ ra, sự bảo đảm về tài sản, và một động lực cân đối đúng đắn để phát triển doanh nghiệp.
Nhìn bề ngoài, khoản đầu tư càng lớn thì rủi ro gặp phải sẽ càng cao vì bảo đảm đối với các tài sản cá nhân cũng như đòi hỏi về vốn ban đầu từ cá nhân bạn cũng sẽ lớn hơn. Bạn cũng cần cân nhắc đến rủi ro của chính bản thân đại lý nhượng quyền – ví dụ, rõ ràng, đầu tư vào một thương hiệu có uy tín và thành công như McDonald’s sẽ tốn kém hơn, nhưng liệu đó có phải là ván cược an toàn hơn so với một thương hiệu nhượng quyền không được thiết lập đúng cách, hoặc chưa được hoạt động thí điểm. Chỉ có bạn mới có khả năng quyết định mức độ rủi ro phù hợp mà bạn có thể chấp nhận, và một lần nữa, điều này lại quy về kỹ năng quan trọng trong việc tách biệt cảm xúc với tư duy logic để xem có nên mua nhượng quyền đó hay không.

III- Ý TƯỞNG CHỦ ĐẠO: LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

Tôi đã tham gia vào cộng đồng nhượng quyền từ năm 1988 và từng làm việc với một số bên mua nhượng quyền rất thành công. Họ tiếp thu quan niệm và hệ thống của bên bán nhượng quyền, đồng thời sử dụng chúng rất hiệu quả trong phạm vi mạng lưới của bên bán nhượng quyền dể phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh của mình. Đáng tiếc, tôi cũng gộp không ít những người thất bại vì lý do này hay lý do khác.
Điều thú vị là nguyên nhân dẫn đến những thành công (hoặc thất bại) này có thể rút gọn thành một vài điểm chính. Bằng cách dành thêm chút thời gian nghiên cứu lúc đầu và cưỡng lại cám dỗ đi theo lựa chọn hay mong muốn đầu tiên, bạn sẽ giảm thiểu được yếu tố rủi ro trong quá trình mua nhượng quyền. Bằng cách tuân thủ những hướng dẫn đơn giản, bạn có thể chắc chắn rằng hoạt động kinh doanh hiện tại phù hợp với bạn và nó sẽ mang lại thành công. Đôi khi, “linh cảm” có thể đem lại kết quả nào đó, nhưng trên thực tế, phương pháp tiếp cận có kế hoạch và được cân nhắc kỹ lường thường dễ đem lại thành công hơn.

Tôi hy vọng bạn có thể thấy những lời khuyên dưới đây bổ ích:

1- Xác định mức đầu tư của bạn và kiên định với nó

Đừng vung tay quá trán. Hãy đầu tư trong khả năng. Luôn tính đến những trường hợp “nếu như” tiêu cực khi lập kế hoạch và giữ lại một khoản tiền riêng đề phòng những sự cố bất ngờ có thể xảy ra sau đó. Tất nhiên, bạn cũng cần cân bằng giữa sự táo bạo và thận trọng thái quá, nhưng đầu tư vào kinh doanh luôn ẩn chứa yếu tố đầu cơ, vì thế đừng chi tiêu quá mức hoặc cam kết quá nhiều ngay từ đầu.

2- Yêu cầu về thu nhập phải tương xứng với khoản đầu tư của bạn

Dù chúng ta luôn mơ ước có thể đầu tư 10 bảng và thu về 100.000 bảng, nhưng thực tế không như mơ. Hãy chắc rằng nhượng quyền mà bạn đang xem xét có thể đem lại cho bạn nguồn thu nhập mong muốn trong khả năng hoạt động bình thường của nó. Thường thì, bạn chỉ có thể thu về lợi nhuận lớn khi đầu tư lớn (xem lời khuyên thứ nhất ở trên). Tuy nhiên, bạn vẫn có thể đạt được mức thu nhập vừa phải bằng một khoản trả trước ít hơn. Và điều này tùy thuộc hoàn toàn vào lựa chọn của bạn.

3- Kiểm tra các dự án của bên bán nhượng quyền – chúng được xây dựng dựa trên những số liệu trung bình thực tế hay chỉ là thu nhập tiềm năng?

Theo lý thuyết, các dự án mà bên bán nhượng quyền cung cấp sẽ thể hiện hiệu suất trung bình của tất cả đại lý nhượng quyền hiện có trong mạng lưới. Tuy nhiên, một số bên bán nhượng quyền chỉ cung cấp kết quả của các đại lý nhượng quyền hoạt động tốt nhất, trong khi một số khác lại đưa ra những kết quả dự đoán hoặc kỳ vọng. Hãy chắc rằng bạn biết các số liệu được trình bày thật sự thể hiện điều gì và rằng chúng khớp với thực tế hiệu suất của mạng lưới như thế nào.
Bạn chỉ cần hiểu rõ các dự án kia có ý nghĩa gì, nó từ đâu đến và cảm thấy thoải mái khi cho rằng bạn có khả năng đạt được chúng bằng cách sử dụng hệ thống của bên bán nhượng quyền - Derrick Simpson, từng /ôm việc cho bên bán nhuợng quyền kiêm cựu Giám đốc của Franchise Resales

4- Trọng điểm

- Giới hạn chính của hầu hết bên mua nhượng quyền là số tiền họ có thể đầu tư vào nhượng quyền.
- Các ngân hàng khá có thiện cảm với lĩnh vực nhượng quyền, họ thường cho các đại lý nhượng quyền của những thương hiệu có uy tín và vững mạnh vay đến 70% tổng vốn đầu tư.
- Bạn cần tuân theo quy trình vay vốn nhượng quyền và đừng dừng lại ở việc trao đổi với một quản lý ngân hàng khu vực. Điều này sẽ được nêu chi tiết hơn trong Chương 13.
- Bạn cần chắc rằng mình đã nắm rõ tổng vốn đầu tư cần chứ không chỉ riêng phí nhượng quyền. Đừng quên xác nhận thành phần của khoản vốn đầu tư này.
- Hãy xác định mức lợi nhuận mà bạn muốn thu được từ đại nhượng quyền và liệu nó có đáp ứng được các nhu cầu của bạn không.
Bạn cũng cần cân nhắc tham vọng rủi ro của mình, vì các nhượng quyền giai đoạn đầu có thể rủi ro hơn các mô hình nhượng quyền có uy tín.

5- Bước tiếp theo

Trong chương này, chúng ta đã xem xét khả năng đáp ứng được yêu cầu về vốn của một nhượng quyền - cụ thể là khoản tiền mà bạn có thể vay - và việc nên hiểu như thế nào về tổng vốn cần phải có. Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét sự khác nhau giữa các loại hình nhượng quyền hiện có.

0 bình luận, đánh giá về Bạn có thể đầu tư bao nhiêu trong nhượng quyền kinh doanh

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.28114 sec| 999.133 kb