Khái niệm, đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại
1- Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa
Theo công ước của liên hợp quốc: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên có trụ sở thương mại đặt tại các quốc gia khác nhau
Dựa vào Điều 428 bộ luật dân sự 2015 quy định: Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực thương mại của Công ty Luật TNHH Everest
2- Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
Chủ thể tham gia hợp đồng : Chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm bên bán và bên mua. Họ có thể là cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức.
Tính đối ứng: Quyền lợi của một bên tương ứng với nghĩa vụ của bên kia.
Tính thỏa thuận: Các điều khoản được hai bên tự do thỏa thuận trong khuôn khổ pháp luật.
Đối tượng là hàng hóa chính là tất cả các loại động sản hoặc những vật gắn liền với đất đai
Hình thức là hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản.
Với mục đính chính là sinh lời và sinh lợi
Xem thêm: Hướng dẫn về hợp đồng dịch vụ pháp lý của Công ty Luật TNHH Everest
3- Địa điểm giao hàng, nhận hàng hóa
Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.
Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:
(i) Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;
(ii) Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
(iii) Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
(iv) Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
Xem thêm: Dịch vụ pháp chế doanh nghiệp thuê ngoài (luật sư doanh nghiệp) của Công ty Luật TNHH Everest
4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Khái niệm, đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Khái niệm, đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.


TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm