Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
“Kỳ pháp dị vi nhi lệnh năng hành” (Pháp luật nhà vua đề ra dễ dàng được thực hiện thì pháp lệnh của ngài cũng sẽ được thực hiên triêt để).
Hàn Phi Tử, 280 TCN - 233 TCN, triết gia Trung Quốc
Tất cả những tiêu chuẩn mà một vị vua anh minh đề ra dễ dàng khiến người ta nhìn thấy, thì quy ước của nhà vua có thể được xác lập trong lòng dân chúng. Lời giảng dạy của nhà vua dễ dàng khiến dân chúng hiểu, thì lời nói đó của nhà vua được người ta vận dụng. Pháp luật đề ra dễ dàng thực hiện, thì pháp luật đó cũng sẽ được thực hiện triệt để.
Khi 03 điều kiện đó đã được xác lập, đồng thời nhà vua lại không có bất kỳ mưu đồ cá nhân nào, thì bề tôi có thể tuân thủ theo pháp lệnh mà làm việc. Như vậy, bậc quân vương sẽ không lạm dụng quyền lực cá nhân làm tổn hại đến thần dân, thần dân cūng không phải chịu phạt vì ngu muội.
Tất cả những tiêu chuẩn mà một vị vua anh minh đề ra dễ dàng khiến người ta nhìn thấy, thì quy ước của nhà vua có thể được xác lập trong lòng dân chúng. Lời giảng dạy của nhà vua dễ dàng khiến dân chúng hiểu, thì lời nói đó của nhà vua được người ta vận dụng. Pháp luật đề ra dễ dàng thực hiện, thì pháp luật đó cũng sẽ được thực hiện triệt để.
Khi ba điều kiện đó đã được xác lập, nhưng vị vua ấy lại không có bất kỳ mưu đồ cá nhân nào, thì bề tôi có thể tuân thủ theo pháp lệnh mà làm việc, giống như việc nhìn tiêu chí để hành động hay lẩn theo những đường chì để cắt, căn cứ vào mảnh cắt để khâu vá lại. Như vậy, bậc quân vương sẽ không lạm dụng quyền lực cá nhân làm tổn hại đến thần dân, thần dân cūng không phải chịu phạt vì ngu muội.
Hàn Phi Tử nhấn mạnh khen thưởng và trừng phạt, pháp luật và hiến chương chế độ đều phải lấy khả năng của con người làm tiêu chuẩn. Pháp luật và chính sách không chỉ thuận theo thời đại, tình hình đất nước, mà còn phải thuận theo lòng người.
Việc thi hành hình phạt, không thể quá rộng khien nguòi ta chỉ mới động tay động chân đã phải chịu hình bị phạt, như thế sẽ làm người ta oán hận. Đồng thời, theo đuổi việc ban thưởng, cūng không thể quá nghiêm khắc, khiến mọi người dù cố gắng đến đâu cũng không thể đạt tới tiêu chuẩn, như thế mọi người sẽ mất hào hứng. Khen thưởng cần lấy thành quả người ta cố gắng đạt được làm tiêu chuẩn.
Bất cứ một chế độ pháp luật hay hiến chương chế độ nào, chỉ cần hợp với lòng người và nằm trong khả năng con người có thể đạt được, đều phát huy tác dụng cổ vũ nhân dân, trừng phạt bọn gian tà, trị yên đất nước; nếu không chẳng những chế độ pháp luật, hiến chuơng chế độ không có hiệu quả, mà ngược lại còn dẫn tới những mối nguy hại. Hàn Phi Tử đề ra sách lược thống trị này xuất phát từ mục đích duy trì sự thống trị của nhà vua, nó cũng nhắc nhở các nhà lãnh đạo ngày nay, dù đưa ra quy định gì đi nữa cũng cần chừa lại cho cán bộ cấp dưới và những người khác con đường rút lui, lấy cái người ta có thể thực hiên được làm tiêu chuẩn.
“Trinh Quán chi trị” là thời kỳ thái bình thịnh trị nổi tiếng trong lịch sử. Bí quyết của thời kỳ thịnh trị đó chính là sách lược khôi phục kinh tế,coi trọng nông nghiệp, chăm lo cho dân chúng. Vào năm thứ chín niên hiệu Vũ Đức, khi Lý Thế Dân cùng quần thần thảo luận về phương pháp “trị quốc an dân” thì sách lược cai trị sáng suốt hữu hiệu này được biểu đạt cụ thể rõ ràng như sau: Thứ nhất là tiết kiệm, chống xa hoa lãng phí, thứ hai là cắt giảm tô thuế lao dịch, thứ ba là chọn dùng quan thanh liêm, thứ tư là làm cho dân chúng được cơm no áo ấm.
Lý Thế Dân nói như vậy và ông đã cố gắng thực hiện.
Năm đầu niên hiệu Trinh Quán, Lý Thế Dân muốn dây dựng cung điện, nguyên vật liệu đã chuẩn bị xong xuôi, nhưng vừa nghĩ tới chính sách tiết kiệm chống xa hoa lãng phí, ông liền dừng thi công.
Tháng 8 năm Trinh Quán thứ hai, lần thứ ba quần thần kiến nghị xây dựng một toà gác cao ráo để cải thiện tình hình “ẩm thấp”, nhưng Lý Thế Dân kiên quyết không đồng ý.
Năm Trinh Quán thứ tư ông từng nói với các quan đại thần: Cung điện xa hoa mĩ lệ sẽ níu chân người khiến người ta quên mất đình đài lầu các, tuy đó là mong muốn của các bậc đế vương, nhưng phung phí một khoản tiền lớn lại là tai họa của bách tính, không thể quyết định bừa bãi. Chuyện đế vương, cung phủ lược bỏ đi sự xa hoa, thì dân chúng càng có thể dành nhiều thời gian lao động sản xuất, năng suất đương nhiên sẽ tăng lên.
Lý Thế Dân còn vận dụng Đường luật dùng hình phạt ước thúc những quan lại làm trái lệnh vua, từ đó ngăn chặn được việc lạm dụng nhân lực, nêu cao tinh thần tiết kiệm và lòng nhiệt tình tăng gia sản xuất của cả nước.
Trong những năm niên hiệu Trinh Quán, chế độ lao dịch thực hiện khá nghiêm khắc theo quy định “tô dung điều chế”. Vì thế đất nước khi ấy không giàu có như nhà Tuỳ, quốc khố trống rỗng, nhưng những mâu thuẫn giai cấp đã được điều hoà đáng kể, cho nên trên thực tế, tô thuế thu được hoàn toàn vượt xa nhà Tuỳ. Nội dung chính của chính sách cai trị thời Trinh Quán không nằm ở việc miễn giảm tô thuế, mà là ở việc ngăn chặn lạm dụng súc dân, đặc biệt là kiên quyết phản đối đi lao dịch không theo thời gian cụ thể.
Lý Thế Dân nói:
Tô dung điều chế - là chế độ thuế vụ mà nhà Đường thực hiện, chủ yếu là thu ngũ cốc, các loại vải và phục dịch cho đất nước. Nội dung chính của chế độ này: Mỗi đinh hàng năm phải giao nộp thóc lúa hai thạch, gọi là “tô”. Căn cứ vào loại đất ruộng để mỗi năm có sự định quyên nộp: Lụa hai trượng, gấm ba lượng, hoặc hai trượng năm thước, đay gai ba cân (mỗi cân bằng mười sáu lượng). Đó gọi là “điều”. Mỗi đinh phải làm lao dịch khoảng hai mươi ngày, tháng nhuận hai ngày. Còn nếu không muốn làm lao dịch mỗi ngày phải nạp lụa ba thước, hoặc vải ba thước bảy tấc năm phân. Gọi là “dung”). Phàm việc gì cũng đều có gốc, đất nước lấy dân làm gốc, dân lấy cơm ăn áo mặc làm gốc, để làm ra cơm ăn áo mặc lại phải lấy thời vụ làm gốc.
Nǎm Trinh Quán thứ năm, quan lại bộ Lễ căn cứ vào âm dương gia trạch chọn được ngày lành, sẽ tiến hành làm lễ Quán (lễ đội mũ) cho hoàng thái tử vào tháng hai. Đây là một việc trọng đại của đất nước. Nhưng Lý Thế Dân lại nghĩ, tháng hai là khoảng thời gian bận rộn nhất để canh tác vụ xuân, nên chẳng màng đến sự thuyết giáo của các nhà âm dương, thà xem nhẹ lễ mà quý nông thời còn hơn, quyết định sẽ tiến hành làm lễ Quán vào mùa thu tháng mười lúc nông nhàn.
Đường Thái tông rất thích các hoạt động săn bắn, để không quên võ lược. Nhưng để không trái với nông vụ, trong những năm niên hiệu Trinh Quán, ông tổ chức bảy lần săn bắn, nhưng đều sắp xếp vào lúc nông nhàn tầm tháng mười, tháng mười một, tháng muời hai các năm. Bách tính thu hoạch được mùa, lại thêm mưa thuận gió hoà, lòng người yên ổn, vì thế tuy tô thuế cao hơn so với nhà Tuỳ, nhưng mọi người vẫn cảm thấy đó là mức tô thuế thấp.
Lý Thế Dân làm việc thuận theo lòng dân, khiến bách tính có thể vui vẻ tiếp nhận chính sách khôi phục kinh tế, coi trọng nông nghiệp, chăm lo cho dân chúng, từ đó làm nên thời kỳ Trinh Quán nổi tiếng trong lịch sử.
Minh chủ chi biểu dị kiến, cố ước lập; kỳ giáo dị tri, cố ngôn dụng; kỳ pháp dị vi, cố lệnh hành. Tam giả lập nhi thượng vô tư tâm, tắc hạ đắc tuần pháp nhi trị, vọng biểu nhi động, tùy thằng nhi đoạn, nhân toàn nhi phùng. Như thử, tắc thượng vô tư uy chi độc, nhi hạ vô huệ chuyết chi tru.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm