Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Thưởng dự hậu giả hạ khinh tử" (Ban thưởng hậu hĩnh, thuộc hạ sẽ xông pha không sợ chết).
Hàn Phi Tử, 280 - 233 TCN, triết gia Trung Quốc
Khen thưởng không nằm ngoài hai mục đích: Một là, để cho những người muốn lập công vì được thưởng dốc hết sức lập thêm công; hai là để cho người khác ngưỡng mộ phần thưởng, rồi cũng háo hức muốn lập công.
Khen thưởng hậu hĩnh sẽ khiến người ta vì phần thưởng ấy mà tình nguyện hy sinh một số thứ, thậm chí là cam tâm tình nguyện nhảy vào nước sôi lửa bỏng, xả thân quên mình. Đó chính là tư tuởng mưu lược “ban thưởng hậu hĩnh, thuộc hạ sẽ xông pha không sợ chết” của Hàn Phi Tử.
Nếu nhà vua ban thưởng và biểu dương qua loa, lại nói dối là không thể thực hiện, thì nhà vua chưa chắc đã dùng được bề tôi. Còn nếu nhà vua ban thưởng và biểu dương hâu hīnh, lại giữ chữ tín, thì bề tôi sẽ chẳng tiếc thân mình hy sinh vì nhà vua.
Khen thưởng không nằm ngoài hai muc đích: Một là để cho những người muốn lập công vì được thưởng dốc hết sức lập thêm công; hai là để cho những người khác ngưỡng mộ phần thưởng ấy rồi cũng háo hức muốn lập công. Bất luận là ở phương diện nào, phần thưởng không hâu hĩnh đều không làm thỏa mãn tâm lý của mọi người, cuối cùng chẳng đạt được mục đích nào hết.
Theo Hàn Phi Tử "khen thưởng hậu hĩnh” sẽ khiến người ta vì phần thưởng ấy mà tình nguyện hy sinh một số thứ, thậm chí là cam tâm tình nguyện nhảy vào nước sôi lửa bỏng, xả thân quên mình. Đó chính là tư tuởng mưu lược “ban thưởng hậu hĩnh, thuộc hạ sẽ xông pha không sợ chết” của ông.
Điều đáng chú ý là, Hàn Phi Tử coi bản tính con người vốn là "ác”, là "tư lợi”, cho nên mưu lược này của Hàn Phi Tử cũng được xây dựng trên cơ sở ấy.
Câu Tiễn một lòng muốn đánh bại nước Ngô, đương nhiên ông hy vọng tất cả người dân trong nước đều có dũng khí và tinh thần hy sinh không sợ chết.
Có một lần ông ra ngoài nhìn thấy một con ếch chặn đường đang phình bụng giống như là đang tức giận, nên vội vàng ra lệnh cho dùng xe, sửa sang lại áo mũ, sau đó vô cùng trịnh trọng vái chào con ếch.
Người phu xe tận mắt thấy vậy ngạc nhiên một hồi, rồi hỏi: Sao đại vương lại kính trọng một con ếch bé teo như thế?
Câu Tiễn nghiêm túc nói: Có thể nó không phải là một con ếch tầm thường. Thứ đáng được tán thưởng trong trời đất nhất chính là anh dũng khí khái. Ta thấy con ếch dó có chứa khí khái ấy, thì tại sao lại không thể kính trọng nó.
Năm đó có một người tự vẫn chết rồi đem đầu hiến cho Việt Vương. Đến năm sau có tới mười mấy người xin hiến đầu cho Việt Vương Câu Tiễn. Trong dân chúng hình thành quan niệm, tinh thần không sợ chết, anh dũng khí khái chính là niềm vinh dự.
Vì thế, đến khi hai nước Việt Ngô giao chiến, tướng sỹ nước Việt anh dũng lạ thường, lúc nào cũng sẵn sàng đẩu rơi máu chảy, tuyệt đối không có một chút ý nghĩ hối hận, muốn quay đầu. Quả nhiên, không lâu sau, Việt Vương Câu Tiễn đạt được ý nguyện tiêu diệt nước Ngô.
Câu Tiễn thật không hổ là người thông minh tài trí. Ông chọn cách thể hiện thái độ ca ngợi vô hạn đối với các dũng sĩ thông qua một việc dễ như trở bàn tay, ấy là cung kính một con ếch, từ đó làm dấy lên làn sóng xem thường cái chết, hăng hái lập công, anh dũng chiến đấu của mọi người trên dưới trong cả nước. Quả là thả con săn sắt bắt con cá rô.
Thưởng dự bạc nhi man giả hạ bất dụng, thưởng dự hậu giả hạ nhi tín giả khinh tử.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
Phạm Nhật Thăng, điều phối marketing online của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (tham khảo: Hàn Phi Tử, mưu lược tung hoành).
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm