Bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
1- Các quyền được bảo hộ đối với giống cây trồng và thời hạn bảo hộ
1.1- Quyền tác giả giống cây trồng
Tác giả giống cây trồng được hưởng một số quyền lợi tinh thần và vật chất theo quy định tại Điều 185 và Điều 191 Luật Sở hữu trí tuệ. về tinh thần, họ được ghi tên với tư cách tác giả trong Bằng bảo hộ giống cây trồng và sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng, cũng như trong các tài liệu công bố liên quan đến giống cây trồng, về vật chất, quyền lợi của tác giả được ghi nhận tương ứng với nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng phải trả thù lao cho tác giả theo thỏa thuận hoặc theo luật định.
Theo hướng dẫn tại Điều 24 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP, mức thù lao mà chủ bằng bảo hộ giống cây trồng phải trả cho tác giả trong trường hợp họ không thoả thuận được về mức thù lao là 35% sô tiên thu được ghi trên hợp đồng chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng sau khi nộp thuế theo quy định. Trường hợp chủ bằng bảo hộ giống cày đồng sử dụng giống cây trồng được bảo hộ để sản xuất, kinh doanh thì phải trả cho tác giả 10% số tiền làm lợi mà chú bằng bảo hộ thu được, trừ khi chủ bằng bảo hộ là bên nhận chuyển nhượng. Trường hợp giống cây trồng được tạo ra bởi đông tác giả. mức thù lao này được dành cho tất cả các tác giả và họ tự thoả thuận về việc phân chia số tiền thù lao. Trường hợp giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước, chủ bằng bảo hộ trả thù lao cho tác giả theo quy chế nội bộ. Trường hợp không có quy định trong quy chế nội bộ thì áp dụng theo luật định như đã trích dần.
Song song với ghi nhận rằng nghĩa vụ trả thù lao của chủ bằng bảo hộ cho tác giả giống cây trồng tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng - trừ trường hợp giống cây trồng được bảo hộ đã được chuyển nhượng - pháp luật bảo hộ quyền đối với giống cây ưồng Việt Nam cũng ghi nhận rằng tác giả giống cây trồng có nghĩa vụ giúp chủ bằng bảo hộ giống cây trồng duy trì vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ.
1.2- Các quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
Các quyền và lợi ích thiết yếu của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng cơ bản được ghi nhận tại khoản 1,2 Điều 186 Luật Sở hữu trí tuệ. Theo các quy định này, chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có các quyền (tài sản) liên quan đến vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ, đồng thời các quyền này cũng được áp dụng cho chủ bằng bảo hộ giống cây trồng đối với vật liệu thu hoạch thu được từ việc sử dụng bất hợp pháp vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ - trừ khi chủ bằng đã có cơ hội hợp lý để thực hiện quyền của mình nhưng không thực hiện. Bên cạnh đó, khoản 3,4 Điều 186 Luật Sở hữu trí tuệ nhấn mạnh chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có quyền ngăn cấm người khác sử dụng giống cây trồng theo quy định tại Điều 188 xác định các hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng cũng như có quyền để thừa kế, kế thừa quyền đối với giống cây trồng và chuyển giao quyền đối với giống cây muồng.
Thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại Điều 169 Luật Sở hữu trí tuệ phân chia hai nhóm giống cây trồng. Phù hợp với quy định này, trong khi văn bằng bảo hộ giống cây thân gỗ và cây nho có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm, hiệu lực văn bằng kể từ ngày cấp và thời hạn bảo hộ đến hết hai mươi năm áp dụng cho các giống cây trồng khác.
- Mở rộng quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
Ngoài các quyền quy định tại Điều 186 vừa trình bày ở phân tương ứng trên đây, Điều 187 Luật Sở hữu trí tuệ còn ghi nhận về nội dung mở rộng quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng, theo đó, các quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng được áp dụng đối với các giống cây trồng tương ứng trong ba trường hợp sau đây:
+ Giống cây trồng có nguồn gốc chủ yếu từ giông cầy uống được bảo hộ, trừ trường hợp giống cây trồng được bảo hộ cũng có nguồn gốc chủ yếu từ một giống cây trồng đã được bảo hộ khác, cơ đày, giống cây trồng được coi là có nguồn gốc chủ yếu từ giồng được bảo hộ, nếu giống cây hồng đó vẫn giữ lại biểu hiện của các tính mạng thu được từ kiểu gen hoặc sự phối hợp các kiểu gen của giống được bảo hộ, trừ những tính trạng khác biệt là kết quả của sự tác động vào giống được bảo hộ;
+ Giống cây trồng không khác biệt rõ ràng với giống cây đồng đã được bảo hộ;
+ Giống cây trồng mà việc sản xuất đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống cây trồng đã được bảo hộ.
- Quyền tạm thời của chú đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng
Theo Điều 189 Luật Sở hữu trí tuệ người đăng ký bảo hộ giống cây hồng được hưởng quyền tạm thời đối với giống cây trồng đó trong khoảng thời gian tính từ ngày đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được công bô cho đèn ngày văn bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp. Như vậy, trường hợp việc đăng ký bảo hộ không thành công hay giống cây trồng có yêu cầu bảo hộ không được cấp bằng bảo hộ thì người đăng ký bảo hộ không được hưởng quyền này.
Cụ thể, nội dung quy định về quyền tạm thời đối với giống cây ưồng tại Điều 189 Luật Sở hữu trí tuệ ghi nhận trường hợp người đăng ký bảo hộ giống cây trồng biến giống cây trồng đó đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng biết về việc mình đã nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây muồng, uong đó ghi rõ ngày nộp đơn và ngày công bố đơn để người đó chàm dứt việc sử dụng giống cây trồng hoặc tiếp tục sử dụng. Nêu đã được thông báo như vậy mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng giống cây hồng thì khi bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp, chủ bằng bảo hộ giống cây muồng có quyền yêu cầu người đã sử dụng giống cây trồng phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đó trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.
2- Xâm phạm quyền, hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
2.1- Xâm phạm quyền đối với giống cây trồng
Nếu khoản 3 Điều 186 quy định chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có quyền ngăn cấm người khác sử dụng giống cây trồng thì Điều 188 Luật Sở hữu trí tuệ liệt kê các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng:
- Hành vi khai thác, sử dụng các quyền của chủ bằng bảo hộ mà không được phép của chủ băng bảo hộ;
- Sử dụng tên giống cây trồng mà tên đó trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ;
- Sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 189 nói về quyền tạm thời của người đăng ký bảo hộ giống cây trồng, đã được trình bày ở Mục 4.4 tương ứng trên đây.
2.2- Hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
Nhằm tạo ra sự cân bằng nhất định về lợi ích trong quan hệ giữa chủ bằng bảo hộ giống cây trồng với những người khác trong một số điều kiện, tình huống có thể chấp nhận được, khoản 1 Điều 190 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các hành vi sau đây được thực hiện không bị coi là xâm phạm quyền đối với giống cây trồng đã được bảo hộ:
- Sử dụng giống cây trồng phục vụ nhu cầu cá nhân và phi thương mại;
- Sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích thử nghiệm:
- Sử dụng giống cây trồng để tạo ra giống cây trồng khác, trừ trường hợp chủ bằng bảo hộ giống cây trồng được mở rộng quyền theo quy định tại Điều 187;
- Hộ sản xuất cá thể sử dụng sản phẩm thu hoạch từ giông cây trồng được bảo hộ để tự nhân giống và gieo trồng cho vụ sau ơên diện tích đất của mình.
Bên cạnh nội dung trên, quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng cũng bị hạn chế theo quy định tại khoản 2 Điều 190 Luật Sở hữu trí tuệ, theo đó, quyền đối với giống cây trồng của chủ bằng bảo hộ không được áp dụng đối với các hành vi liên quan đến vật liệu của giống cây trồng được bảo hộ do chủ bằng bảo hộ hoặc người được chủ băng bảo hộ cho phép bán hoặc bằng cách khác đưa ra thị trường Việt Nam hoặc thị trường nước ngoài trừ các hành vi sau đày:
- Liên quan đến việc nhân tiếp giống cây hồng đó;
- Liên quan đến việc xuất khẩu các vật liệu của giống cây trồng có khả năng nhân giống vào những nước không bảo hộ các chi hoặc loài cây trồng đó, trừ trường hợp xuất khẩu vật liệu nhằm mục đích tiêu dùng.
3- Công ước UPOV về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
Công ước UPOV do Liên hiệp UPOV là một tổ chức quốc tế liên chính phủ có trụ sở tại Geneva quản lý, tính đến ngày 13/10/2017, có tổng số 75 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên của Liên hiệp UPOV, trong đó Việt Nam gia nhập và trở thành thành viên của Công ước và Liên hiệp UPOV từ ngày 24/12/2006.
Khác với yêu cầu bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ khác, Hiệp định TRIPs không dành riêng một mục hay một điều luật cụ thể nào quy định về bảo hộ giống cây trồng mà lông ghép yêu câu này trong nội dung quy định về bảo hộ sáng chế tại Điều 27:3(b). Điều khoản này của Hiệp định TRIPs vừa cho phép thành viên loại trừ khả năng cấp bằng độc quyền sáng chế đối với một số đối tượng nhất định vừa đưa ra yêu cầu thành viên bảo hộ giống cây trồng - có thể được thi hành thông qua hệ thống cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc thông qua một hệ thống riêng hữu hiệu khác (an effective sui generis system) hoặc bởi bất kỳ sự kết hợp nào giữa hai hệ thống hay các hình thức này. Trong thực tế, việc gia nhập và trở thành một thành viên của Liên hiệp và Công ước UPOV (Văn kiện sửa đổi năm 1991) của Việt Nam trong năm 2006 đã không chỉ tiếp tục thể hiện khuynh hướng rộng rãi giữa các nước trên thế giới trong việc bảo hộ giống cây trồng theo hệ thống riêng được công nhận là có hiệu quả này, mà còn đảm bảo thi hành yêu cầu nêu tại Điều 27:3(b) Hiệp định TRIPs theo tư cách thành viên WT0 của Việt Nam như được nhắc đến ở trên.
Bên cạnh đó, còn có một nội dung hết sức quan trọng khác quy định tại Điều 34:3 Công ước UPOV 1991, theo đó ghi nhận rằng trong trường hợp một quốc gia cũng như bất kỳ một tổ chức liên chính phủ nào chưa phải thành viên Công ước, trước khi trao nộp văn bản gia nhập Công ước đều cần nhận từ Hội đồng UPOV các khuyến nghị cần thiết nhằm đảm bảo sự hoà hợp giữa các điều khoản liên quan trong luật của mình với nội dung các điều khoản tương ứng thể hiện trong Công ước UPOV. Vì các lý do nêu trên, nội dung chính yếu của quy định pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng thể hiện tại Phần thứ tư Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam mang đặc điểm của một hệ thống riêng biệt, chuẩn mực quốc tế gọi là sui generis, thực sự có tính hài hòa, tương thích với quy định của Công ước UPOV 1991.
Liên quan đến mục tiêu bảo hộ giống cây trồng mới, nội dung chủ yếu của Công ước UPOV 1991 có thể được tóm tắt dựa trên cơ sở các điều khoản quy định về các định nghĩa hay sự tự giải thích các thuật ngữ được áp dụng theo Công ước, nghĩa vụ cơ bản của các Bên Ký kết, các nhóm thực vật và loài cây được bảo hộ, điều kiện để cấp quyền, đơn yêu cầu cấp quyền, các quyền của nhà tạo giống, thời hạn bảo hộ và ngoại lệ của các quyền của nhà tạo giống.
Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng chi nhánh Hà Nội Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm