Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế

09/04/2023
Trong một số trường hợp, quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế.

1- Căn cứ để bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế

Hiệp định TRIPs không quy định cụ thể về căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cũng như không giới hạn các trường hợp để cơ quan có thẩm quyền của các nước thành viên WTO ra các quyết định bắt buộc chuyển giao mà giành quyền tự quyết cho các quốc gia thành viên. Vì vậy, pháp luật các quốc gia có những quy định khác nhau về căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Tuy nhiên, những lí do sau đây được thừa nhận rộng rãi như là căn cứ để bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trong pháp luật các quốc gia: (i) nhằm kiểm soát sự lạm dụng độc quyền của chủ sở hữu sáng chế như: chủ sở hữu không sử dụng sáng chế, đưa ra mức giá quá cao đối với sản phẩm, từ chối chuyển giao quyền sử dụng sáng chế hoặc từ chối thương lượng để chuyển giao mặc dù bên đề nghị đã đưa ra những điều kiện thương mại hợp lý; (ii) nhằm mục đích công cộng để giải quyết các vấn đề xa hôi như: môi trường, sức khỏe cộng đồng, an ninh quốc gia, các trường hợp khẩn cấp quốc gia; (iii) nhằm sử dụng sáng chế phụ thuộc.

Điều 145 Luật sở hữu trí tuệ đưa ra các căn cứ cho việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế như sau:

Thứ nhất, căn cứ vào mục đích, việc sử dụng sáng chế phải nhằm mục đích công cộng, phi thương mại như: phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia, phòng bệnh, chữa bệnh cho cộng đồng... hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Thêm nữa, Điều 133 Luật sở hữu trí tuệ quy định về quyền sử dụng sáng chế nhân danh nhà nước như một căn cứ để bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Với quy định của Điều 133 và Điều 145, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định rất rõ việc ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế phải nhằm mục đích “đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân”. Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trong trường hợp này có một số đặc trưng sau đây: (i) Mục đích chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trong trường hợp này chỉ nhằm mục đích công cộng, phi thương mại. Trong trường hợp này, lợi ích công cộng được đặt lên trên lợi ích cá nhân của chủ bằng độc quyền sáng chế. Người yêu cầu được chuyển quyền sử dụng sáng chế phải chứng minh họ có nhu cầu sử dụng sáng chế nhằm phục vụ cho lợi ích công cộng, nhu cầu cấp thiết của xã hội và việc không sử dụng sáng chế sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục đích nêu trên. Đồng thời, người yêu cầu phải chứng minh họ có năng lực, điều kiện thực tế để sử dụng và khai thác sáng chế nhằm đáp ứng những mục đích đó. (ii) Người có yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế không cần phải thương lượng với người nắm độc quyền sáng chế. (iii) Chủ thể yêu cầu có thể là cơ quan chính phủ, bên thứ ba do chính phủ chỉ định hoặc một bên thứ ba bất kì. Mặc dù đây là những căn cứ cơ bản để áp dụng việc cấp li-xăng cưỡng bức, tuy nhiên, việc liệt kê khá chi tiết như vậy có thể dẫn tới hạn chế khả năng áp dụng quy định về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế vì lợi ích chung của xã hội, vô hình chung đã loại bỏ các trường hợp khác cần áp dụng quy định này, ví dụ với mục đích phổ biến và chuyển giao công nghệ nhằm mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ.

Thứ hai, người nắm độc quyền sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế trong việc sản xuất sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội sau khi kết thúc 4 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc 3 năm kể từ ngày cấp bằng độc quyền sáng chế. Sử dụng sáng chế vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của chủ sở hữu sáng chế. Là quyền về việc sử dụng sáng chế mang lại các lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu sáng chế. Là nghĩa vụ vì pháp luật yêu cầu chủ sở hữu phải sử dụng sáng chế để nhằm phát triển các ngành công nghiệp quốc gia, phổ biến công nghệ để phục vụ lợi ích chung của xã hội. Ngoài ra việc yêu cầu chủ sở hữu sáng chế phải sử dụng sáng chế còn có tác dụng ngăn ngừa các trường hợp chủ sở hữu sáng chế đăng ký bảo hộ sáng chế chỉ nhằm mục đích ngăn chặn đối thủ cạnh tranh tiếp cận với các giải pháp kỹ thuật được bảo hộ nhằm tăng vị thế độc quyền của chủ sở hữu trên thị trường. Trên thực tế, có nhiều trường hợp sáng chế sau khi được cấp văn bằng bảo hộ lại không được khai thác, sử dụng vì nhiều lý do khác nhau như: sáng chế không mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực hay chủ sở hữu không còn nhu cầu khai thác sáng chế... Tuy nhiên, theo pháp luật Việt Nam, bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế chi được áp dụng khi người nắm độc quyền sáng chế vi phạm nghĩa vụ sử dụng sáng chế, cụ thể không sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc quy trình được bảo hộ sáng chế để đáp ứng các nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Như vậy, người nắm độc quyền sáng chế chỉ bị coi là vi phạm nghĩa vụ sử dụng sáng chế khi việc không sử dụng sáng chế ảnh hưởng tới lợi ích của xã hội, lợi ích của nhà nước. Pháp luật đồng thời cùng quy định một khoảng thời gian hợp lý cho chủ sở hữu sáng chế có thời gian chuẩn bị các điều kiện cần thiết về kỹ thuật, tài chính, công nghệ... để thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế đã được cấp văn bằng bảo hộ.

Thứ ba. người có nhu cầu sử dụng sáng chế đã không đạt được sự thỏa thuận với người nắm độc quyền sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù trong một khoảng thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thoả đáng. Điều này có nghĩa là người yêu cầu cấp phép sử dụng sáng chế bắt buộc phải chứng minh trước khi yêu cầu được cấp li-xăng cưỡng bức. họ đã cố gắng đề nghị giao kết hợp đồng li-xăng tự nguyện với chủ sở hữu sáng chế nhưng không đạt kết quả. Việc người nắm độc quyền sáng chế từ chối chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người có nhu cầu mặc dù người này đã đưa ra những điều kiện thương mại thỏa đáng có thể làm tăng vị thế độc quyền và sự thống lĩnh thị trường, từ đó hạn chế số lượng sản phẩm đưa ra thị trường và tăng giá của sản phẩm. Quy định nhằm hạn chế sự lạm dụng độc quyền của chủ sở hữu sáng chế, đồng thời hướng tới mục tiêu phổ biến các tri thức để phục vụ cho lợi ích xã hội.

Thử tư, người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh. Ví dụ chủ sở hữu sáng chế đã lạm dụng vị thế độc quyền của mình trong việc sử dụng, khai thác sáng chế để hạn chế sản xuất, phân phối sản phẩm, áp đặt giá mua, bán sản phẩm có áp dụng sáng chế một cách bất hợp lý...

Thứ năm, bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế nhằm sử dụng sáng chế phụ thuộc. Trong trường hợp này, để được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản theo quyết định bắt buộc, chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc phải chứng minh được sáng chế phụ thuộc tạo ra một bước tiến quan trọng về kỹ thuật số với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế to lớn. Quy định này nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận các sáng chế đã được bảo hộ, khuyến khích việc tạo ra những giải pháp kỹ thuật mới trên cơ sở những sáng chế hiện có, nhằm thúc đẩy phát triển khoa học kĩ thuật cũng như phát triển kinh tế xã hội. Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao trong trường hợp này còn phải đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 Điều 146 Luật sở hữu trí tuệ.

2- Thủ tục bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế

Theo quy định tại khoản 1 Điều 147 Luật sở hữu trí tuệ, thẩm quyền quyết định việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế được xác định như sau:

a. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trên cơ sở xem xét yêu cầu được chuyển giao quyền sử dụng đối với trường hợp quy định tại các điểm b. c và d khoản 1 Điều 145 của Luật này.

b. Bộ, cơ quan ngang bộ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình khi xảy ra trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 145 của Luật này rèn cơ sở tham khảo ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Theo quy định này, việc xác định cơ quan có thẩm quyền xem xét và ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế dựa trên hai nhóm căn cứ: (i) Nêu yêu cầu được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế vì mục đích công cộng, phi thương mại thì cơ quan có thẩm quyền là cơ quan bộ, ngành thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước (trên cơ sở tham khảo ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ). Ví dụ: nếu vì mục đích phòng bệnh, chữa bệnh cho nhãn dàn mà cần phải ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế liên quan đến dược phẩm thì cơ quan có thẩm quyền xem xét có thể là Bộ Y tế; (ii) Nếu yêu cầu được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế xuất phát từ những lí do khác (như: hành vi vi phạm nghĩa vụ hoặc vi phạm pháp luật cạnh tranh của người nắm độc quyền sáng chế; hay nhu cầu sử dụng sáng chế cơ bản) thì cơ quan có thẩm quyền xem xét là Bộ Khoa học và Công nghệ.

Thủ tục để xét yêu cầu cấp quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế được hướng dẫn theo Thông tư số 01/2007/TT- BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Tuy nhiên, theo quy định tại Chương II mục 2 Thông tư này, trong trường hợp yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 145 thì bắt buộc phải thỏa mãn 2 điều kiện: (i) chứng minh nhu cầu sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân và (hai) người nắm độc quyền sáng chế đã không sử dụng sáng chế và việc không sử dụng sáng chế ảnh hưởng đến việc đạt được các mục đích nêu trên. Với quy định này, dường như pháp luật Việt Nam đã trói buộc chặt chẽ hơn điều kiện để cấp li- xăng cưỡng bức so với quy định khá linh hoạt của Điều 31 Hiệp định TRIPs, bời lẽ theo Hiệp định TRIPs, các quốc gia thành viên có thể cấp li-xăng cưỡng bức trong trường hợp có tình trạng khẩn cấp quốc gia hoặc các trường hợp đặc biệt cấp bách khác mà không cần kèm theo các điều kiện khác.

0 bình luận, đánh giá về Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.96235 sec| 966.852 kb