Biểu lộ thái độ mang tính xây dựng và niềm tin

19/06/2021
Biểu lộ thái độ và biểu hiện của bạn sẽ góp phần tăng hiệu quả giao tiếp. Trò chuyện cởi mở và chân thành sẽ tạo được thiện cảm với đối phương, tùy vào đối tượng mà có những cách giao tiếp khác nhau: cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, bạn bè, người bị buộc tội, bị hại, khách hàng khác.

 

Biểu lộ thái độ Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66527527

1- Biểu lộ thái độ mang tính xây dựng và niềm tin

Biểu lộ thái độ và biểu hiện của bạn sẽ góp phần tăng hiệu quả giao tiếp. Trò chuyện cởi mở và chân thành sẽ tạo được thiện cảm với đối phương, tùy vào đối tượng mà có những cách giao tiếp khác nhau: cấp trên - cấp dưới, đồng nghiệp, bạn bè, người bị buộc tội, bị hại, khách hàng khác... mà có sự điều chỉnh phủ hợp. Người hành nghề luật cũng cần biểu lộ sự chia sẻ, thông cảm, tôn trọng, tin cậy lẫn nhau trong quá trình giao tiếp với các đối tượng giao tiếp cụ thể.

Giao tiếp của Kiểm sát viên

Trong giao tiếp, Kiểm sát viên không nên dùng những lời nói hoặc biện pháp mang tính “ép buộc để bắt buộc hoặc phủ nhận kết quả điều tra theo kiểu “quyền tôi, tôi làm, quyền anh, anh làm”.

Khi phát hiện những vi phạm pháp luật của Điều tra viên, trước hết, Kiểm sát viên có ý kiến trao đổi, yêu cầu khắc phục kịp thời. Nếu Điều tra viên không khắc phục thi Kiểm sát viên báo cáo với Lãnh đạo Viện kiểm sát yêu cầu Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra có biện pháp xử lý, không được có những lời mang tính chỉ trích, xúc phạm đến Điều tra viên. Kiểm sát viên phải có thái độ lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. Khi xét hỏi, tranh luận, đối đáp, phát biểu ý kiến, Kiểm sát viên phải dõng dạc, từ tốn, không được cáu gắt, nóng giận, xúc phạm người khác. Khi có yêu cầu, đề nghị, kiến nghị tại phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên phải xin phép chủ tọa phiên tòa, phiên họp trước khi phát biểu. Kiến nghị đối với vi phạm pháp luật của người tiến hành tố tụng tại phiên tòa, phiên họp phải chính xác, góp ý trên tinh thần xây dựng để khắc phục. Nếu Hội đồng xét xử hoặc Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, phiên họp không chấp nhận yêu cầu, đề nghị, kiến nghị thì Kiểm sát viên vẫn phải tiếp tục tham gia phiên tòa, phiên họp, không được bỏ về hoặc có thái độ tức giận, bất hợp tác.

2- Trường hợp phát sinh tinh huống bất ngờ tại phiên tòa

Trường hợp phát sinh tinh huống bất ngờ tại phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên phải bình tĩnh, chủ động, linh hoạt giải quyết hoặc phối hợp với Hội đồng xét xử hoặc Thẩm phán để giải quyết. Đối với người tham gia tố tụng, trong quá trình làm việc, Kiểm sát viên không được dùng lời lẽ đe dọa, khống chế hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, tuyệt đối không dùng các thủ đoạn, các biện pháp trái pháp luật như dụ cung, bức cung, mớm cung, dùng nhục hình để lấy cung (kể cả nhục hình “biến tướng”), hoặc dùng lời lẽ ngụy biện để dồn ép họ khai báo. Ngôn ngữ sử dụng khi giao tiếp tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi mà Kiểm sát viên có thể xưng tôi và gọi họ là bị can, ông, bà, anh, chị.

Khi người bị tạm giữ, bị can kêu oan hoặc tổ cáo Điều tra viên, cán bộ quản lý nhà tạm giữ, cán bộ quản lý trại tạm giam có những hành vi trái pháp luật, Kiểm sát viên không được có biểu hiện, thái độ coi thưởng, bỏ qua ý kiến của họ mà phải chú ý lắng nghe và ghi chép cẩn thận để báo cáo với Lãnh đạo và có biện pháp thẩm tra, xác minh làm rõ sự thật. Để đảm bảo tính văn hóa tại phiên tòa, Kiểm sát không chỉ được phân công không là người nắm vững và chấp hành đúng thực thi quy định của pháp luật, có bản và đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệm nghiệp vụ mà còn phải luôn hành xử một cách công bằng, dân chủ, văn minh và tôn trọng các đối tượng giao tiếp tại phiên tòa. Để thuận lợi trong giao tiếp, Kiểm sát viên cần phải xác định các đối tượng giao tiếp tại Tòa, tìm hiểu đặc điểm tâm lý, tinh thần, thải độ, trình độ năng lực, quan điểm của từng đối tượng, đặc biệt là Luật sư và bị cáo, đặt vị trí của mình vào đối tượng giao tiếp để tạo ra thể chủ động ngay từ khi phiên tòa bắt đầu diễn ra.

Phát huy kỹ năng lắng nghe hiệu quả bên cạnh kỹ năng nói, kỹ năng lắng nghe người khác nói cũng nên được trau dồi, qua đó thể hiện sự thông cảm, sẻ chia trước những vấn đề người khác đề cập, tạo được niềm tin, độ tin cậy từ phía người đối diện, dẫn đến quá trình tương tác đạt hiệu quả cao hơn.

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

(I) Bài viết trong lĩnh vực pháp luật được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

(II) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

(III) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024-66527527, E-mail: info@everest.org.vn.

 

0 bình luận, đánh giá về Biểu lộ thái độ mang tính xây dựng và niềm tin

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.39012 sec| 942.727 kb