Quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể, mồ mả
1- Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể
Thi thể là xác người chết vẫn còn nguyên vẹn và chưa bị phân hủy, cho dù đã được an táng hay chưa, nếu đã bị xâm phạm thì người xâm phạm vừa phải bồi thường do xâm phạm thi thể, vừa phải bồi thường do xâm phạm mổ mả.
Căn cứ pháp lý: Điều 606 Bộ luật dân sự năm 2015
[a] Chủ thể bồi thường thiệt hại
Theo quy định tại Điều luật này, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại chính là chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm thi thể. Tuy nhiên, có thể người xâm phạm thi thể là người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, nên việc xác định chủ thể ngoài việc tuân theo quy định tại Điều luật này, còn phải tuân theo quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 586 Bộ luật dân sự năm 2015, là:
(i) Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
(ii) Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp gây thiệt hại khi đang trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý.
(iii) Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
(iv) Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
[b] Thiệt hại do xâm phạm thi thể
Thiệt hại do xâm phạm thi thể bao gồm
(i) Chi phí hợp lí để hạn chế, khắc phục thiệt hại: Đây là những chi phí thực tế mà gia đình người bị thiệt hại đã bỏ ra để hạn chế, khắc phục thiệt hại như các chi phí cho việc tìm kiếm thi thể (các bộ phận) của thi thể), chi phí giám định, xét nghiệm, chi phí trong việc bảo quản, vận chuyển.
(ii) Ngoài những chi phí cho việc hạn chế, khắc phục thiệt hại thì người gây thiệt hại do hành vi xâm phạm thi thể phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp về tinh thần cho những người thân thích thuộc họ hàng thừa kế thứ nhất của người chết như cha, mẹ, vợ, chồng, con của người chết. Nếu không có những người này thì người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết sẽ được hưởng khoản tiền tổn thất tin thần này. Việc xác định mức tổn thất tinh thần của người thân thích của người chết là vấn đề hết sức khó khăn. Để có cơ sở làm căn cứ cho việc buộc người gây thiệt hại về thi thể phải bù đắp tổn thất tinh thần thì cần căn cứ vào mối quan hệ giữa người đã chết với những người thân thích này. Pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên nên mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận thì mức tối đa đối với mỗi thi thể bị xâm phạm không quá 30 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự của Công ty Luật TNHH Everest
2- Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
Theo khái niệm chung, mồ mả là nơi chôn cất người chết. Việc chôn cất được thực hiện theo phong tục tập quán. Mỗi địa phương có cách thức xây mồ mả, hoặc cất giữa hài cốt của người chết khác nhau, cho nên chi phí cũng khác nhau.
"Điều 607. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả: 1- Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. 2- Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại. 3- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
Cũng giống như quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể, quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả cũng là một quy định đặc biệt. Bởi vì nó không chỉ hướng tới việc xác định chủ thể bị xâm phạm, mà còn hướng tới việc xác định thiệt hại.
Ngoài những khoản thiệt hại về vật chất, người gây thiệt hại phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể, mồ mảđược chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể, mồ mả có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest. org.vn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm