Các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ

25/03/2023
Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền có thể thực hiện quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu các cơ quan thực thi xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự, hoặc yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu để phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi xuất, nhập khẩu hàng hoá xâm phạm quyền.

1- Khái quát chung về thực thi quyền sở hữu trí tuệ

1.1- Khái niệm thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Theo Từ điển tiếng Việt, “thực thi” nghĩa là thi hành, thực hiện một nhiệm vụ hay bằng hoạt động làm cho nhiệm vụ, quy định cho trở thành sự thật. “Thực thi quyền sở hữu trí tuệ” tiếng Anh là “enforcement of Intellectual Property Rights”. Theo Từ điển Anh-Việt, từ “enforcement” có hai nghĩa: (i) bắt buộc, cường bách, áp chế, bắt theo; (ii) thi hành, thực thi. Như vậy, thực thi quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là thực hiện, thi hành các quyền sở hữu trí tuệ đã được pháp luật bảo hộ, làm cho các quyền đó trở thành hiện thực.

Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ (WIPO), thực thi quyền sở hữu trí tuệ đặt ra trong trường hợp một chủ thể quyền phát hiện quyền sở hữu trí tuệ của mình bị xâm phạm hoặc đang bị xâm phạm, họ sẽ tập trung đảm bảo rằng các quyền mà họ đạt được thông qua hệ thống sở hữu trí tuệ phải được tôn trọng. Điều này bao gồm, ngoài những điều khác, yêu cầu dừng ngay việc sử dụng trái phép, ngăn chặn hành vi xâm phạm trong tương lai và yêu cầu bồi thường thiệt hại gây ra bởi hành vi xâm phạm.

Tuy nhiên, dựa theo quy định của Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs), có quan điểm cho rằng thực thi quyền sở hữu trí tuệ “được hiểu là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thông qua các thủ tục tục và chế tài luật định để ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ có hiệu lực trên thực tế”}

Tóm lại, theo nghĩa rộng, thực thi quyền sở hữu trí tuệ là hoạt động của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, của cơ quan nhà nước và chủ thể khác có liên quan nhằm đảm bảo cho quyền sở hữu trí tuệ được tôn trọng và thực hiện trên thực tế.

Theo nghĩa hẹp, thực thi quyền sở hữu trí tuệ là cách thức, biện pháp để phát hiện và xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.

Trong hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ hiện nay, bên cạnh khái niệm thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn có các khái niệm khác liên quan cũng được đề cập đến đó là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Theo quy định của Hiệp định TRIPs, thực thi quyền sở hữu trí tuệ là một khía cạnh của hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tại Chú thích 3 Hiệp định TRIPs, thuật ngữ “bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” được giải thích là ‘‘bảo hộ phải bao gồm các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đạt được, việc đạt được, phạm vi, việc duy trì hiệu lực và việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ, cũng như các vấn đề ảnh hưởng đến việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ”. Như vậy, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là chuỗi hoạt động từ việc xây dựng pháp luật quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục xác lập, nội dung, giới hạn, duy trì, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đến việc thiết lập cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là các hoạt động của nhà nước, của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và chủ thể khác liên quan trong việc sử dụng các biện pháp không trái với quy định của pháp luật để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Theo nghĩa rộng hơn, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn bao gồm cả hoạt động xây dựng pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

1.2- Khái quát chung pháp luật thực thi quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam

Pháp luật Việt Nam hiện hành về thực thi quyền sở hữu trí tuệ tương đối hoàn thiện và các quy định thuộc nhiều văn bản pháp luật có hiệu lực khác nhau như: Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2013, Luật Hải quan năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Công nghệ thông tin năm 2006... và các văn bản dưới luật. Đồng thời, các Điều ước quốc tế đa phương và song phương về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam tham gia ký kết cũng là một bộ phận quan trọng của pháp luật thực thi quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cho đến nay, Việt Nam đã là thành viên của nhiều thỏa thuận quốc tế đa phương về sở hữu trí tuệ, trong đó bao gồm các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đặt ra yêu cầu thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở mức độ cao và khắt khe hơn.

Pháp luật thực thi quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định về các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các chế tài và thủ tục tương ứng đối với mỗi biện pháp. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu trí tuệ có thể được thực thi bằng các biện pháp: tự bảo vệ, dân sự, hành chính, hình sự và kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ.

2- Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

2.1- Biện pháp tự bảo vệ

Biện pháp tự bảo vệ xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của pháp luật Việt Nam được ghi nhận tại Điều 12 Bộ luật Dân sự năm 2015 và được cụ thể hoá tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ.

Biện pháp tự bảo vệ cho phép chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được áp dụng những biện pháp nhất định để bảo vệ quyền của mình. Các biện pháp mà chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể lựa chọn đề áp dụng là: ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (chẳng hạn hãng phim truyện, sản xuất âm nhạc áp dụng các biện pháp kĩ thuật để ngăn chặn sao chép trái phép phim, tác phẩm văn học, âm nhạc... trong môi trường kỹ thuật sơ); yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm (chẳng hạn chủ sở hữu sáng chế. kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu gửi thư cảnh báo yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm); buộc người có hành vi xâm phạm phải xin lỗi, cải chính công khai; yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại; yêu cầu các cơ quan nhà nước có thâm quyên, trong đó có toà án và trọng tài bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể sử dụng các biện pháp này bằng cách trực tiếp gặp chủ thể vi phạm hoặc sử dụng các phương thức khác như: gọi điện thoại, gửi thư qua bưu điện, gửi thư điện từ, fax hoặc có hành động cụ thể để bảo vệ quyền sở hữu của mình. Người bị xâm phạm quyền sở hữu có thể lựa chọn áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khác nhau đế tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Việc chủ thể áp dụng các biện pháp để tự bảo vệ không được trái với quy định của pháp luật và đạo đức xã hội.

Trong thực tế, khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm, biện pháp bảo vệ quyền đầu tiên được áp dụng là tự bảo vệ. Trước hết, biện pháp này tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ thể. Hơn nữa, mặc dù không có sự can thiệp của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng trong chừng mực nhất định, biện pháp này cũng giúp nhanh chóng ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm.

2.2- Biện pháp dân sự

Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Các tranh chấp sở hữu trí tuệ là một loại tranh chấp dân sự hoặc tranh chấp kinh doanh thương mại, bời vậy về nguyên tắc tranh chấp sở hữu trí tuệ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự do Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều đặc thù của vi phạm, tranh chấp sở hữu trí tuệ, Luật Sở hữu trí tuệ quy định nhiều nội dung cụ thể hơn so với Bộ luật Tố tụng dân sự với mục đích giải quyết tốt loại vi phạm, tranh chấp này. Ví dụ: quy định về quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự (Điều 203), nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điêu 204), căn cứ xác định mức bồi thường do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 205), nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 208).

Khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và tác giả, chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp cũng như các chủ thể có quyền liên quan khác có quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền của mình. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (Điều 35, Điều 36), thẩm quyền giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ thuộc toà án nhân dân cấp huyện và tòa án nhân dân cấp tinh.

Thủ tục tố tụng dân sự cho phép tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, tác giả, chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp và chủ văn bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng cũng như các chủ thể có quyền liên quan khác (ví dụ: người được thừa kế quyền sở hữu trí tuệ, người được chuyển giao quyền giao quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức đại diện tập thể) được quyền khởi kiện yêu cầu tòa án công nhận quyền của mình; buộc người có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng phải chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại, phải thực hiện nghĩa vụ, phải xin lỗi, cải chính công khai; buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đôi với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Theo biện pháp dân sự, toà án buộc cá nhân, tổ chức xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải bồi thường thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thân cho các chủ thể quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Tuy nhiên, khoản bù đắp tổn thất tinh thần chỉ dành cho tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, TKBT, giống cây trồng mà không dành cho chủ sở hữu các đối tượng này. Mức bồi thường thiệt hại được xác định theo quy định tại Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ.

Để bảo vệ quyền lợi các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật quy định quy cho những chủ thể quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong Hiệp định TRIPs, biện pháp tạm thời được quy định với ý nghĩa là một biện pháp chế tài dân sự và hành chính; trong khi đó, theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, biện pháp khẩn cấp tạm thời được tòa án áp dụng theo thủ tục tố tụng dân sự. Luật Sở hữu trí tuệ quy định các biện pháp tạm thời gồm: thu giữ, kê biên, niêm phong, cấm thay đổi hiện trạng, cấm di chuyển; cấm dịch chuyển quyền sở hữu. Tuy nhiên, cũng như việc áp dụng các biện pháp bảo ngãn chặn và đảm bảo xử phạt hành chính, toà án chỉ ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp nhất định (theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 206 Luật Sở hữu trí tuệ).

Ưu điểm việc áp dụng biện pháp dân sự trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ là chủ thể quyền có quyền yêu cầu bên xâm phạm quyền phải bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, đối với những vụ việc xâm phạm quyền phức tạp (như những vụ việc liên quan đến sáng chế, đặc biệt sáng chế dược phẩm; vụ việc cạnh tranh không lành mạnh; vụ việc xâm phạm quyền trong môi trường kỹ thuật số...) thì hoạt động điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ của tòa án trong thời hạn tố tụng theo quy định pháp luật (dài hơn so với thủ tục hành chính) giúp xác định khách quan, chính xác hành vi xâm phạm quyên.

Tuy nhiên, ở nước ta, hầu hết các tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được giải quyết bằng biện pháp hành chính và rất ít được giải quyết bằng biện pháp tư pháp (biện pháp dân sự và biện pháp hình sự). Mặc dù theo quy định pháp luật, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền lựa chọn biện pháp hành chính hoặc biện pháp dân sự để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; tuy nhiên, trong thực tế, các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ khởi kiện vụ việc sở hữu trí tuệ tại tòa án trong trường hợp không thể được giải quyết bằng biện pháp hành chính. Các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và các đại diện sở hữu công nghiệp luôn ưu tiên xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính, sau đó có thể tiếp tục sử dụng kết quả giải quyết bằng biện pháp hành chính (kết luận thanh tra, kiêm tra hoặc quyết định xử phạt hành chính) để tiếp tục yêu cầu khởi kiện vụ việc tại tòa án yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại.

2.3- Biện pháp hành chính

Xử lý vi phạm hành chính đối với quyền sở hữu trí tuệ là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nhất định xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng của cá nhân, tổ chức mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về căn cứ pháp lý

Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính được quy định tại Chương XVIII Luật Sở hữu trí tuệ, Chương rv Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 119/2010/NĐ-CP) và Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả và quyền liên quan. Quy định về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính và quy định về các hình thức xử phạt hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả (Điều 211 và Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005) được sửa đổi, bổ sung trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (năm 2009).

Về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể bị xử lý hành chính

- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.

Về thủ tục xử lý hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật, để áp dụng biện pháp hành chính xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ (hoặc người được uỷ quyền) phải gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đơn yêu cầu xử lý vi phạm phải nêu rõ ngày làm đơn, tên cơ quan nhận đơn hoặc các cơ quan nhận đơn, thông tin về tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm; người đại diện hợp pháp hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền; đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan; hàng hoá, dịch vụ có dấu hiệu vi phạm; tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân vi phạm; biện pháp yêu cầu xử lý; chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền, dấu xác nhận chữ ký, nếu có; nếu trước đó đơn đã được gửi cho cơ quan khác thì phải ghi rõ tên cơ quan và ngày gửi đơn trước đó.

Đơn yêu cầu xử lý vi phạm phải được gửi kèm theo tài liệu chứng minh quyền yêu cầu xử lý vi phạm; tài liệu mô tả hoặc ánh chụp hành vi hoặc hàng hoá, dịch vụ vi phạm; địa điểm nơi có hành vi hoặc hàng hoá, dịch vụ vi phạm.

Tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm có thể cung cấp các tài liệu, mẫu vật, chứng cứ khác để hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm và hàng hoá, dịch vụ vi phạm.

Bên cạnh chủ thể quyền, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội, hành vi vi phạm liên quan đến hàng hóa, tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo; tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp gây ra có quyền thông báo và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục xác minh, xử phạt vi phạm. Khi nhận được thông báo, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có trách nhiệm kiêm tra và phối hợp với chủ thể quyền sở hữu công nghiệp xác minh, xử lý vi phạm.

Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có trách nhiệm chủ động (mà không cần đơn yêu cầu xử lý vi phạm của chủ thể quyền) kiểm tra, thanh tra, phát hiện và phối hợp với chủ thể quyền sở hữu công nghiệp xác minh, xử lý vi phạm liên quan đến các đối tượng sau đây: (i) Hàng hóa, tem, nhãn, bao bì, vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý già mạo và (ii) Hàng hoá, dịch vụ vi phạm liên quan đến lương thực, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, phương tiện giao thông, hoá chất dùng trong y tế, nông nghiệp, môi trường và những mặt hàng khác do người có thẩm quyền xác định theo nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất.

Đối với xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kê từ ngày tiếp nhận đơn yêu cầu xử lý vi phạm, cơ quan xử lý vi phạm có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo. Trường hợp tài liệu, chứng cứ do người nộp đơn cung cấp chưa đầy đủ thì cơ quan xử lý vi phạm yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc giải trình trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu. Cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ việc có thể yêu cầu bên bị yêu cầu xử lý vi phạm cung cấp thông tin, chứng cứ, giải trình; trưng cầu ý kiến chuyên môn của cơ quan nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc trưng cầu giám định sở hữu công nghiệp để làm rõ các tình tiết của vụ việc. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đáp ứng yêu cầu, người có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm về dự định thời gian, thủ tục, biện pháp xử lý và yêu cầu hợp tác, hỗ trợ của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp trong thanh tra, kiểm tra, xác minh và xử lý vi phạm.

Về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vì xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Uỷ ban nhân dân các cấp; công an; quản lý thị trường; hải quan; và thanh tra chuyên ngành (bao gồm thanh tra khoa học và công nghệ, thanh tra văn hoá, thể thao và du lịch, thanh tra thông tin và truyền thông).

Thanh tra khoa học và công nghệ có thẩm quyền xử lý và áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính đối với tất cả các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (từ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, giải pháp hữu ích đến xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và cạnh tranh không lành mạnh), ở Trung ương, Thanh tra khoa học và công nghệ thuộc Bộ Khoa học và công nghệ; ở các địa phương, lực lượng thanh tra khoa học và công nghệ thuộc các sở khoa học và công nghệ.

Thanh tra văn hoá, thể thao và du lịch có thẩm quyền xử lý và áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan và hành vi quảng cáo xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Ở Trung ương, Thanh tra văn hoá, thể thao và du lịch thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; ở các địa phương, lực lượng thanh tra văn hoá, thể thao và du lịch thuộc các sở văn hoá, thể thao và du lịch.

Thanh tra thông tin và truyền thông có thẩm quyền xử lý và áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền, ở Trung ương, Thanh tra thông tin và truyền thông thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; ở các địa phương, lực lượng thanh tra thông tin và truyền thông thuộc các sở thông tin và truyền thông.

Quản lý thị trường có thẩm quyền xử lý: (vi) vi phạm trong kinh doanh và vận chuyển hàng hóa mang dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, TTM, kiểu dáng công nghiệp và hàng giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; (ii) hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; (iii) xử lý hành vi vi phạm tại cơ sở sản xuất đối với hàng giả giả mạo nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý và đối với hàng hóa mang dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, TTM, kiểu dáng công nghiệp nếu trong quá trình xử lý vi phạm mà xác định được cơ sở sản xuất loại hàng hoá đó. Quản lý thị trường không có thâm quyên xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích và TKBT mạch tích hợp bán dẫn. Lực lượng quản lý thị trường bao gồm Cục Quản lý thị trường ở Trung ương và các chi cục quản lý thị trường ở cấp tỉnh.

Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm buôn lậu (C74) thuộc Bộ Công an (trước ngày 01/7/2016, thẩm quyền này thuộc về Cục Cảnh sát kinh tế - C46) và phòng cảnh sát kinh tế thuộc sở công an (PC46) là những cơ quan có thẩm quyền thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, PC46 đều có một đội chuyên trách chống hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Cảnh sát kinh tế có thẩm quyền xử lý các vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cấu thành tội phạm. Theo quy dinh của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP, cảnh sát kinh tế có thấm quyền phát hiện, xác minh, thu thập thông tin, chứng cứ các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và cung cấp cho các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ khác. Bên cạnh đó, cảnh sát kinh tế có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với: (i) vi phạm quy định về niêm phong, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra; (ii) sàn xuất, nhập khẩu, buôn bán. vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo và tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo. Cảnh sát kinh tế không có thẩm quyền giải quyết các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý mạch tích hợp bán dẫn và cạnh tranh không lành mạnh.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có thẩm quyền xử lý và áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại địa phương tương ứng.

Đôi với biện pháp hành chính, cách thức bảo vệ quyền của chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ rất phong phú. Cụ thể, bao gồm các hình thức xử phạt hành chính (trong đó có hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung) và các biện pháp khắc phục hậu quả. Cảnh cáo và phạt tiền là hai hình thức xử phạt chính. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức vi phạm là năm trăm triệu đồng (500.000.000 đồng) và đối với cá nhân vi phạm là hai trăm năm mươi triệu đồng (250.000.000) đồng. Bên cạnh đó, tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, người xâm phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như sau: tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ; đình chỉ hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm trong một thời hạn nhất định. Tùy từng trường hợp, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn phải chịu áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như sau: buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.

Để đảm bảo việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp hành chính đạt hiệu quả, Luật Sở hữu trí tuệ cho phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt hành chính. Các biện pháp cụ thể là: tạm giữ người, tạm giữ hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật, khám nơi cất giấu hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ; một số biện pháp khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chi được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt hành chính trong những trường hợp nhất định theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 215 Luật Sở hữu trí tuệ.

Mặc dù việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp hành chính được ghi nhận trong Hiệp định TRIPs và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP; tuy nhiên, ít nước thành viên áp dụng biện pháp này. Cho đến nay, chỉ có một số nước như: Brunei, Philippines, Singapore, Thái Lan, Mexico, Chile và Việt Nam áp dụng biện pháp hành chính để xử lý các hành vi xâm phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Ở nước ta, trong nhiều năm gần đây, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, các tranh chấp sở hữu trí tuệ chủ yếu (gần 99%) được giải quyết bằng biện pháp hành chính bởi ba cơ quan: quản lý thị trường, tranh tra chuyên ngành và cảnh sát kinh tế. Thực tế cho thấy: so với biện pháp hình sự và biện pháp dân sự, áp dụng biện pháp hành chính để xử lý những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đem lại hiệu quả cao do thời gian xử lý ngắn và bên yêu cầu xử lý vi phạm không phải chi trả phí. Tuy nhiên, yếu điểm của biện pháp hành chính là không cho phép chủ thể quyền yêu cầu bên xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải bồi thường thiệt hại.

2.4- Biện pháp hình sự

Khi hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng của cá nhân, tổ chức là hành vi nguy hiểm cho xã hội cấu thành tội phạm thì cá nhân, tổ chức đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng biện pháp hình sự thuộc thẩm quyền của toà án.

Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (năm 2009), Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi năm 2009) đã có quy định về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 170a) và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điêu 171), theo đó “quy mô thương mại” là một trong điều kiện bắt buộc để xác định trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm. Tuy nhiên, quy định “quy mô thương mại” không được hướng dẫn chi tiết, cụ thể và chính điều này gây khó khăn trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 170a) và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171). Trong nhiều vụ án, mặc dù cấu thành tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp rõ ràng nhưng bị cáo lại bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156).

Ví dụ: Tại Bản án số 280/2017/HSST ngày 07/9/2017, mặc dù Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội nhận định: từ năm 2013 đến tháng 1/2017, bị cáo đã có hành vi sản buôn bán tổng số 40 tấm kính ô tô giả nhãn hiệu Mercedes và giả nhãn hiệu BMW bán ra thị trường và được hưởng lợi bất chính 7.000.000 đồng, số lượng hàng giả bị cáo buôn bán tương đương với giá trị hàng thật là 189.664.098 đồng... Hành vi phạm tội của bị cáo không những trực tiếp xâm phạm quyền sở hữu và quyền được bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của các công ty sản xuất kinh doanh đã đăng ký sở hữu, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Cục sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ mà còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh nói chung và gây tâm lý bất bình cho người tiêu dùng cũng như ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự trị an trên địa bàn Thủ đô.

Tuy vậy, Tòa án quyết định: (i) bị cáo phạm tội “Buôn bán hàng giả” theo điểm e khoản 2 Điều 156; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46; Điều 33, Điều 60 Bộ luật Hình sự; (ii) xử phạt bị cáo 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 60 tháng.

Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225) và Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226) khắc phục hạn chế của quy định pháp luật hình sự trước đây về các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể, tương tự như Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được áp dụng đối với cá nhân và pháp nhân thương mại khi có các căn cứ về lỗi cố ý và giá trị khoản thu lợi bất chính hoặc mức thiệt hại gây ra cho chủ thê quyên hoặc giá trị hàng hoá vi phạm. Bên cạnh phạt tiền, cá nhân, pháp nhân thương mại vi phạm có thể chịu áp dụng các chế tài sau: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Tuy nhiên, đối với Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, giá trị khoản thu lợi bất chính, mức thiệt hại gây hại gây ra cho chủ thể quyền và giá trị hàng hoá vi phạm làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đều được quy định ở mức cao hơn so với Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.

2.5- Biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, biện pháp kiểm soát hàng hoá liên quan đến sở hữu trí tuệ tại cơ quan hải quan được tiến hành đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp dụng với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại mà không áp dụng đối với vật phẩm không mang tính thương mại và hàng hoá nhập khẩu song song.

Trong khi Hiệp định TRIPs chỉ yêu cầu các nước thành viên kiểm soát đối với hàng hoá nhập khẩu giả mạo nhãn hiệu và hàng xâm phạm bản quyền thì pháp luật Việt Nam mở rộng phạm vi kiểm soát đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa giả mạo sở hữu trí tuệ và hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khác.

Để kịp thời phát hiện và xử lý hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới, pháp luật Việt Nam quy định các biện pháp kiểm soát bao gồm:

(i) Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (sau đáy viết tắt là kiểm tra, giám sát);

(il) Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (sau đây viết tắt là tạm dừng làm thủ tục hải quan);

(iii) Xác minh, xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phát hiện trong quá trình kiểm soát biên giới VC sở hữu trí tuệ, thực hiện khắc phục hậu quả do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thông quan.

Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo đề nghị của chủ thẻ quyền Sỉ ITT nhàm thu thập thông tin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan.

Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhàm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng đế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt hành chính (khoản 2, khoản 3 Điều 216 Luật Sở hữu trí tuệ).

Để yêu cầu kiểm tra, giám sát và tạm dừng làm thủ tục hải quan chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

- Chứng minh là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông qua các chứng cứ, tài liệu như: Bản sao giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ; bản trích lục số đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan, sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ; chứng cứ cần thiết để chứng minh căn cứ phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan trong trường hợp không có giấy chứng nhận đăng ký OTG, giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả; chứng cứ cần thiết để chứng minh quyền đối với BMKD, TTM, nhãn hiệu nổi tiếng; bản sao hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong trường hợp quyền sử dụng được chuyển giao theo hợp đồng.

- Cung cấp đầy đủ thông tin để xác định hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc đổ phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

- Bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí phát sinh cho người bị áp dụng biện pháp kiểm soát trong trường hợp hàng hóa bị kiểm soát không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thông qua việc nộp khoản đảm bảo bằng một trong các hình thức sau: khoản tiên báng 20% giá trị lô hàng cần áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan hoặc tối thiểu hai mươi triệu đồng nếu không thể xác định được giá trị lô hàng đó hoặc chứng từ bảo lãnh của ngân hàng hoặc của tổ chức tín dụng khác.

Chậm nhất 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và chậm nhất 16 (mười sáu) giờ làm việc kế từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan tiếp nhận đơn có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn. Đối với đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan, chi cục hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan thay cho thông báo chấp nhận đơn (khoản 2 Điều 16 Thông tư số 44/2011/TT-BTC).

Thời hạn hiệu lực của đơn yêu cầu kiểm tra. giám sát là 01 năm kể từ ngày cơ quan hải quan chấp nhận đơn. Thời hạn trên có thế được gia hạn thêm 01 năm nhưng không được quá thời hạn bảo hộ đối tượng sở hữu trí tuệ liên quan và người nộp đơn có trách nhiệm nộp lệ phí gia hạn.

Hoạt kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ chủ yếu do hai lực lượng hải quan thực hiện, bao gồm: hoạt động kiểm soát sở hữu trí tuệ gắn liền với quy trình thủ tục thông quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do chi cục hải quan thực thiện và quy trình kiểm soát sở hữu trí tuệ ngoài quy trình thủ tục thông quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do lực lượng kiểm soát hài quan thực hiện.

Luật sư Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng chi nhánh Hà Nội Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ - Đại học Luật Hà Nội và một số nguồn khác).

0 bình luận, đánh giá về Các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.03961 sec| 1105.766 kb