Các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng

"Có hai sức mạnh mang đến sự yên ổn: pháp luật và đạo đức."

- Geothe (Đức)

Các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng là một loại hợp đồng rất thông dụng trong đời sống kinh tế, xã hội nhưng mang tính chất đặc thù xuất phát từ bản chất của tín dụng ngân hàng và chủ thể thực hiện hợp đồng. Các dạng tranh chấp về hợp đồng tín dụng bao gồm (i) Tranh chấp về hiệu lực của hợp đồng tín dụng; (ii) Tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng tín dụng; (iii) Tranh chấp về việc áp dụng biện pháp thu hồi nợ tín dụng; (iv) Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng; (v) Tranh chấp về vi phạm nghĩa vụ giải ngân.

Liên hệ

I- KHÁI QUÁT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

1- Khái niệm hợp đồng tín dụng và tranh chấp về hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng là một loại hợp đồng rất thông dụng trong đời sống kinh tế, xã hội nhưng mang tính chất đặc thù xuất phát từ bản chất của tín dụng ngân hàng và chủ thể thực hiện hợp đồng.

Tín dụng ngân hàng là hoạt động kinh doanh đặc thù và riêng có của các tổ chức tín dụng. Theo khoản 14 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017, hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng là việc thỏa thuận cho khách hàng, gồm tổ chức và cá nhân, sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền trong một thời hạn nhất định theo nguyên tắc có hoàn trả thông qua nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, thấu chi, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và thẻ tín dụng. Trong số các hoạt động cấp tín dụng thì nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng được thực hiện nhiều nhất và chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng là khi các bên có mâu thuẫn, bất đồng về việc thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng tín dụng mà không thể thương lượng giải quyết được.

2- Đặc điểm cơ bản của hợp đồng tín dụng

- Về chủ thể: Chủ thể giao kết và thực hiện hợp đông tín dụng gồm bên cho vay và bên vay vốn. Bên cho vay là các tổ chức tín dụng Việt Nam và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, đây là một dạng doanh nghiệp đặc biệt, thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng, bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Hoạt động ngân hàng (nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản) là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nên mọi tổ chức tín dụng phải được cấp phép thành lập bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với những điều kiện rất khắt khe về vốn, về công nghệ, về tiêu chuẩn nhân sự, về năng lực quản trị, điều hành, kiểm soát, năng lực chuyên môn, về địa điểm và các vấn đề liên quan đến đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Bên vay vốn có thể là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện về cho vay của tổ chức tín dụng.

- Về đối tượng: đối tượng của hợp đồng tín dụng luôn luôn là một khoản tiền mà tổ chức tín dụng giao cho khách hàng vay sử dụng trong một thời hạn nhất định. Khoản tiền này có thể là tiền đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ nếu khách hàng thuộc trường hợp được vay ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

- Về hình thức: Quan hệ hợp đồng tín dụng bắt buộc phải được thể hiện bằng văn bản. Theo thông lệ, hợp đồng tín dụng bao giờ cũng do tổ chức tín dụng soạn thảo và khách hàng, nếu không phài là những khách hàng lớn và có quyền năng đàm phán thì đều chấp nhận văn bản hợp đồng do tổ chức tín dụng soạn thảo.

- Về nội dung: Nội dung của hợp đồng tín dụng được pháp luật về ngân hàng quy định khá chi tiết về những vấn đề cơ bản. Theo Điêu 17 Quy chế cho vay 1627 và kể từ ngày 15/3/2017, các tổ chức tín dụng bắt đầu thực hiện theo quy chế cho vay mới được quy định tại Thông tư số 39 2016 TT-NHNN ngày 31/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay cùa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (Thông tư số 39 2016 TT-NHNN) và Thông tư số 43/2016TT-NHNN ngày 31 tháng 12 2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính, hợp đồng tín dụng phải có các nội dung cơ bản như: điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay. lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bao đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thỏa thuận. Từ quy định này, chúng ta có thể thấy nội dung của hợp đồng tín dụng khác biệt cơ bản với những hợp đồng kinh doanh thương mại hoặc hợp đồng dân sự thông thường, đặc biệt là những nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, bảo đảm tiền vay.

- Về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng: Biện pháp bao đảm tiền vay hay còn gọi là tài sản bảo đảm là một yếu tố đặc thù luôn gắn liền với hợp đồng tín dụng. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động kinh doanh trên rủi ro, đặc biệt hoạt động cho vay có mức độ rủi ro mất vốn rất cao. Tài sản bảo đảm thường được các tổ chức tín dụng sử dụng như một giải pháp cuối cùng để hạn chế rủi ro mất vốn. Theo quy định của pháp luật, các tổ chức tín dụng được cho vay không có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, các tố chức tín dụng đều quy định những điều kiện khá ngặt nghèo để một khách hàng có thể được vay vốn mà không phải có tài sản bảo đảm, còn đa phần đều là vay có tài sản bảo đảm. Biện pháp bảo đảm tiền vay được quy định trong hợp đồng tín dụng và đồng thời được thể hiện bằng một hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản, trừ những trường hợp cầm cố tài sản đặc thù như chứng từ có giá hay tiền gửi ngân hàng thì một số tổ chức tín dụng có thể sử dụng phương án chỉ cần quy định cụ thể trong hợp đồng tín dụng, kèm theo thủ tục đăng ký bảo đảm tiền vay.

- Về sự đa dạng của phương thức cho vay: Việc cho vay theo hợp đồng tín dụng có thể phân loại theo nhiều phương thức khác nhau và mỗi phương thức có những tính chất đặc thù, dẫn đến tranh chấp phát sinh đối với mỗi loại hợp đồng tín dụng cũng có những đặc thù khác nhau.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực dân sự

II- CÁC DẠNG TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG PHỔ BIẾN

Xuất phát từ thực tiễn hoạt động kinh doanh ngân hàng và giải quỵết án tranh chấp hợp đồng tín dụng, chúng ta có thể nhận diện những dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng phổ biến như sau:

1- Tranh chấp về hiệu lực của hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng có thể bị vô hiệu trong một số trường hợp điển hình sau đây:

- Vô hiệu do yếu tố chủ thể
- Vô hiệu do nguyên nhân từ đối tượng của hợp đồng (đồng tiền cho vay)
- Vô hiệu về hình thức hợp đồng
- Vô hiệu do vi phạm điều cấm khác của pháp luật.

Bên cạnh đó, trên thực tế, trường hợp xảy ra nhiều hơn là việc họp đồng tín dụng có mục đích vay vốn để thực hiện những phương án sản xuất, kinh doanh không phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, chức năng của tổ chức. Trong những trường hợp này, cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đều không thừa nhận hiệu lực của hợp đồng tín dụng và yêu cầu các tổ chức tín dụng phải tiến hành ngay việc thu hôi nợ trước hạn. Như vậy, có thể coi việc không phù hợp giữa mục đích vay vốn với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, chức năng của tổ chức là căn cứ để phán quyết họp đồng tín dụng bị vô hiệu.

2- Tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng tín dụng

Tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ trả nợ là một loại tranh chấp phổ biến nhất trong các tranh chấp họp đồng tín dụng. Bản chất của tranh chấp này là việc bên khách hàng vay vốn không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đù nghĩa vụ trả nợ, bao gồm nợ gốc, nợ lãi vay và trong một số ít trường hợp là việc khách hàng vay vốn trả nợ trước hạn không đúng thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không thanh toán phí trả nợ trước hạn cho tổ chức tín dụng.

Theo quy định của pháp luật (khoản 2 Điều 9 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN) và đây cũng là một điều khoản bao giờ cũng có trong hợp đồng tín dụng, khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ tra nợ thì toàn bộ khoản nợ có nghĩa vụ bị vi phạm và các khoản nợ khác của khách hàng tại tổ chức tín dụng đó sẽ trở thành nợ quá hạn, tổ chức tín dụng có quyền áp dụng mức lãi suất phạt quá hạn và thu hồi nợ trước hạn cho dù các khoản nợ đó chưa đến hạn trả nợ.

Thông thường, khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ, tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hồi nợ, thậm chí là cơ cấu lại thời hạn nợ dài hơn cho khách hàng, chứ chưa lựa chọn giai pháp khởi kiện ra Tòa án để thu hồi nợ vì tính chất phức tạp, tốn kém và kéo dài của quá trình tố tụng. Chỉ đến khi không thể thu hồi được nợ bằng biện pháp nghiệp vụ, tổ chức tín dụng mới có thể lựa chọn phương án khởi kiện ra Tòa án để thu hồi nợ.

3- Tranh chấp về việc áp dụng biện pháp thu hồi nợ tín dụng

Theo quy định của pháp luật, việc thu hồi nợ vừa là quyền và cũng là nghĩa vụ của tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với các tổ chức tín dụng có vốn góp của Nhà nước hoặc khoản nợ đã được sử dụng dự phòng đề xử lý rủi ro (Điều 17 Thông tư số 02/2013 TT-NHNN). Pháp luật hiện nay quy định rất rộng quyền của tổ chức tín dụng được thu hồi nợ trước hạn, tổ chức tín dụng có quyền “chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng” (khoản 1 Điều 95 Luật Các tổ chức tín dụng, điểm d khoản 1 Điều 25 Quy chế cho vay 1627, Điều 21 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN về chấm dứt cho vay, xử lý nợ, miễn, giảm lãi tiền vay, phí).
Xu hướng gần đây, các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại thường quy định các điều kiện tín dụng rất chặt chẽ mà khi không thực hiện được nó, khách hàng bị coi là vi phạm hợp đồng tín dụng và ngân hàng có quyền áp dụng các biện pháp để thu hồi nợ trước hạn
Trên thực tế, các tổ chức tín dụng không chỉ quy định rất nhiều trường hợp khi bên khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng sẽ dẫn đến quyền của tổ chức tín dụng được quyết định thu hồi nợ trước hạn, mà còn quy định cả việc khách hàng hoặc bên thế chấp vi phạm hợp đồng bảo đảm tiền vay (hợp đồng thế chấp tài sản) cũng trao cho tổ chức tín dụng quyền thu hồi nợ trước hạn. Đây chính là nguyên nhân làm phát sinh nhiều tranh chấp của khách hàng đối với các tổ chức tín dụng về việc áp dụng biên pháp thu hồi nợ.

Trong thực tiễn nghiệp vụ tín dụng, các tổ chức tín dụng có thể áp dụng nhiều biện pháp để thu hồi nợ. Các biện pháp đó là đôn đốc để khách hàng trả nợ, trực tiếp quản lý nguồn thu của khách hàng để thu hồi nợ, miễn giảm lãi để khuyến khích khách hàng trả nợ, thu hồi tài sản bảo đảm để xử lý nợ, phát mại tài sản bảo đảm, nhận chính tài sản bảo đảm thay thế nghĩa vụ trả nợ, khởi kiện ra tòa, thậm chí là tố cáo ra cơ quan công an đối với những hành vi vi phạm pháp luật hình sự của khách hàng. Trong đó, một trong những biện pháp thu hồi nợ hay phát sinh tranh chấp là thu hồi và phát mại tài sản bảo đảm, đặc biệt là khi tổ chức tín dụng không thực hiện chặt chẽ những thủ tục thu hồi và phát mại tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật.

4- Tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng

Lãi suất trong quan hệ vay vốn là nội dung được thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay vốn, được quy định rõ trong hợp đồng tín dụng. Thông thường, hợp đồng tín dụng sẽ quy định một mức lãi suất cho vay cố định trong suốt thời gian của hợp đồng hoặc quy định cơ chế lãi suất thả nổi, đồng thời quy định lãi suất áp dụng cho khoản trả nợ quá hạn bằng 150% của lãi suất cho vay. Theo quy định tại khoan 1 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, thì: “Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn vay và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp ngân hàng nhà nước có quy định về lãi suất tại khoản 2 điều này". Tuy nhiên, đây lại là một trong những tranh chấp khá phổ biến trong quan hệ tín dụng và đang còn tồn tại những cách hiểu, những hướng giải quyết khác nhau trong thực tiễn xét xử ở Tòa án nhiều địa phương.Các tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng khá đa dạng, trong đó những tranh chấp phố biến là:

Tranh chấp về việc áp dụng mức lãi suất cho vay: theo đó, bên vay là cá nhân thường lập luận trên cơ sở hợp đồng tín dụng là hợp đồng vay tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự 2015, nên lãi suất áp cũng theo thỏa thuận không được vượt quá 20% năm của khoản tiền vay (Khỏan 1 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015); còn các tổ chức tín dụng thì lập luận là Bộ luật dân sự 2015 quy định "trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác" nên lãi suất cho vay áp dụng theo quy định của luật chuyên ngành và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (khoản 2 Điều 13 Luật Các tổ chức tín dụng; khoản 2 Điều 13 Quy chế cho vay 1627; Thông tư số 12/ 2010 TT-NHNN; Thông tư số 39 2016 TT-NHNN).

Tranh chấp về mức lãi suất quá hạn: cũng tương tự như trường hợp trên tranh chấp của các bên cùng xuất phát từ quan điểm khác nhau việc áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự và quy định cua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tranh chấp về việc áp dụng lãi suất quá hạn trên tiền lãi chậm trả một số tổ chức ứng dụng áp dụng cơ chế tính lãi suất quá hạn trên số tiền lãi chậm trả. Quan điểm này xuất phát từ việc áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 305 của Bộ luật dân sự 2005. Tuy nhiên, hiện nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa có quy định về vấn đề này và Bộ luật dân sự 2015 đã bỏ quy đính tại khoản 2 Điều 305 của Bộ luật dân sự 2005. do vậy chỉ có thể vận dụng quy định về phạt vi phạm tại Điều 418 Bộ luật dân sự 2015; để thỏa thuận và tính phạt vi phạm trên tiền lãi chậm trả. Tranh về cách tính lãi suất thả nổi hoặc tranh chấp phái sinh khi bên vay cho rằng tổ chức tín dụng đã tự ý điều chỉnh lãi suất không có cơ sở không đúng trình tự, thủ tục được thỏa thuận, điều chỉnh lãi suất mà không thông báo trước cho bên vay là không đúng quy định.

5- Tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ giải ngân

Trong thực tiễn hoạt dộng tín dụng thời gian gần đây, do tiếp thu những điểm tiến bộ trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài, các tổ chức tín dụng tại Việt Nam thường chia ra hai loại, hợp đồng: hợp đồng tín dụng có cam kết và hợp đồng tín dụng không cam kết, theo đó, đối với hợp đồng tín dụng có cam kết thi giải ngân theo hợp đồng là nghĩa vụ của tổ chức tín dụng, cho dù tổ chức tín dụng có gặp khó khăn về nguồn vốn để giải ngân hoặc bị lỗ do lãi suất khoản giải ngân thấp hơn giá vốn hay vấn đề khác, như đã hết hạn mức cho vay đối với lĩnh vực, ngành nghề.Thông thường, những dự án đầu tư trung và dài hạn có sự phụ thuộc lớn vao cam kết giải ngân của tổ chức tín dụng. Việc vi phạm nghĩa vụ giải ngân của tổ chức tín dụng có thể dẫn đến các dự án đầu tư bị thất bại và thiệt hại đói với khách hàng vay vốn là rất lớn.

Các tranh chấp phổ biến xảy ra khi bên khách hàng vay vốn cho rằng mình đã tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng tín dụng, nhưng tổ chức tín dụng lại giải ngân không đủ hạn mức, không đủ lượng vốn đầu tư, giải ngân chậm trễ so với tiến độ yêu cầu và so với hợp đồng tín dụng, ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án đầu tư, dẫn đến thiệt hại cho khách hàng: còn phía tổ chức tín dụng lại cho rằng việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ giải ngân của họ là xuất phát tư lợi của khách hàng vay vốn.

Tuy nhiên, việc vi phạm nghĩa vụ giải ngân sẽ không đặt ra đối với hợp đồng tín dụng không cam kết, thông thường, xu hướng hiện nay là hợp đồng tín dụng không cam kết không quy định trách nhiệm giải ngân của tổ chức tín dụng mà trao cho họ toàn quyền chủ động quyết định việc giải ngân hay không giải ngân, giải ngân một phần hay toàn bộ hạn mức tín dụng đã cấp.

Tổng hợp từ Giáo trình Kỹ năng chuyên sâu của Luật sư trong việc giải quyết các vụa án dân sự - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.26613 sec| 1143.203 kb