Các điểm cần chú ý khi chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

29/12/2024
Phạm Huyền My
Phạm Huyền My
Doanh nghiệp có mấy loại hình theo quy định của pháp luật. Để lựa chọn loại hình thành lập doanh nghiệp, cần có những lưu ý gì?

1- Các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam

Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020, Việt Nam hiện nay có 05 loại hình doanh nghiệp, bao gồm:

  • Doanh nghiệp tư nhân;

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên;

  • Công ty cổ phần;

  • Công ty hợp danh.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

2- Các tiêu chí cơ bản của 05 loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam

Để có cái nhìn toàn diện nhất và dễ dàng lựa chọn được loại hình công ty phù hợp với nhu cầu và định hướng phát triển của công ty, doanh nghiệp, cần so sánh các tiêu chí đặc trưng và cơ bản nhất của từng loại hình doanh nghiệp với nhau.

[a] Chủ sở hữu

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên chỉ có duy nhất 1 chủ sở hữu là cá nhân hoặc tổ chức;

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có thể có nhiều đồng chủ sở hữu (có thể là cá nhân hoặc tổ chức), tối thiểu là 2 và tối đa không quá 50 đồng chủ sở hữu;

Chủ sở hữu công ty cổ phần chính là cổ đông của công ty (có thể là cá nhân hoặc tổ chức), tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng cổ đông tối đa;

Chủ sở hữu công ty hợp danh là cá nhân và được gọi là thành viên hợp danh. Công ty hợp danh có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty;

Doanh nghiệp tư nhân chỉ có 1 chủ sở hữu duy nhất là cá nhân, được gọi là chủ doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

[b] Số lượng thành viên, cổ đông góp vốn

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên chỉ có duy nhất 1 thành viên (là cá nhân, tổ chức) góp vốn thành lập doanh nghiệp;

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên được thành lập bởi tối thiểu là 2 và tối đa là 50 thành viên (là cá nhân hoặc tổ chức);

Công ty cổ phần: Cổ đông tham gia góp vốn có thể là cá nhân, tổ chức; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng;

Công ty hợp danh: Có tối thiểu 2 thành viên hợp danh là cá nhân và ngoài ra có thể có thêm các thành viên góp vốn. Như vậy, công ty hợp danh không bị giới hạn tối đa số lượng thành viên cùng góp vốn vào công ty;

Doanh nghiệp tư nhân: Chỉ có duy nhất 1 thành viên góp vốn là cá nhân, gọi là chủ doanh nghiệp tư nhân.

[c] Tư cách pháp nhân

Trừ Doanh nghiệp tư nhân thì các loại hình doanh nghiệp còn lại đều có tư cách pháp nhân

[d] Vốn điều lệ

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên: Tổng giá trị tài sản của chủ sở hữu cam kết góp trong điều lệ công ty;

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên: Tổng giá trị tài sản các thành viên cam kết góp trong điều lệ công ty;

Công ty cổ phần: Vốn góp của thành viên, chia thành nhiều phần bằng nhau;

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, nên có thể hiểu rằng tài sản công ty và tài sản chủ doanh nghiệp là một;

Công ty hợp danh: Tổng giá trị tài sản các thành viên cam kết góp trong điều lệ công ty.

[e] Trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên và Công ty cổ phần đều chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn cam kết góp. Tức là thành viên, cổ đông góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong phạm vi số vốn góp vào công ty.

Doanh nghiệp tư nhân sẽ có chế độ chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản đặc biệt nhất, đó là chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Công ty hợp danh có chế độ trách nhiệm được kết hợp và phân chia cụ thể như sau:

  • Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân;

  • Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trên phạm vi số vốn đã góp.

[f] Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chỉ có Công ty hợp danh là không được chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác. Các loại hình doanh nghiệp còn lại muốn chuyển đổi loại hình cần đáp ứng một số điều kiện nhất định.

[g] Cơ cấu tổ chức

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức phức tạp nhất, đặc biệt ở những công ty cổ phần đã được niêm yết trên sàn chứng khoán, số lượng cổ đông rất lớn, cổ đông mới - cũ ra vào liên tục...

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên và công ty hợp danh có cơ cấu tổ chức khá đơn giản. Đa phần các thành viên đều có sự quen biết nên việc quản lý và điều hành công ty không quá phức tạp.

Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và doanh nghiệp tư nhân có cơ cấu tổ chức đơn giản và gọn nhẹ nhất. Đa phần chủ sở hữu trực tiếp là giám đốc và dưới là các phòng ban chức năng.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest

3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Các điểm cần chú ý khi chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

[b] Bài viết Các điểm cần chú ý khi chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê Luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Các điểm cần chú ý khi chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.16628 sec| 960.602 kb