Các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp luật

"Luật lệ hà khắc thường là bất công lớn".

- Marcus Tullius Cicero   
 

Các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp luật

Điều chỉnh pháp luật là một quá trình, quá trình này diễn ra rất phức tạp với nhiều hoạt động, nhiều giai đoạn khác nhau. Ở đây chỉ nêu một số giai đoạn cơ bản có liên quan tới quá trình điều chỉnh pháp luật, cần chú ý là việc phân chia này chỉ mang tính chất tương đối.

Liên hệ

I- XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ, MỤC ĐÍCH CỦA ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT

Nhiệm vụ của điều chỉnh pháp luật cần được xác định ở nhiều cấp độ khác nhau, có nhiệm vụ của toàn bộ hoạt động điều chỉnh pháp luật, có nhiệm vụ của từng lĩnh vực, từng trường hợp nói riêng. Xác định mục đích, nhu cầu điều chỉnh pháp luật (điều chỉnh nhằm mục đích gì, cần đạt được những gì) đề lập chưong trình xây dựng pháp luật. Giai đoạn này cần phân tích tình hình, chính sách cho thật chính xác.

Cần tìm kiếm phương án điều chỉnh tốt nhất trong điều kiện hiện tại để giải quyết vấn đề và phải luôn chú ý là pháp luật không phải là công cụ vạn năng có thể giải quyết được mọi việc mà nó cũng có những hạn chế nhất định.

Khi lập phương án giải quyết các nhiệm vụ đã được xác định cần nghiên cứu kĩ kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật đã được tích lũy ở trong nước và thế giới, tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những tư liệu đã nghiên cứu về vấn đề đó.

Trong những trường hợp phức tạp, cỏn nhiều nghi ngờ, bàn cãi, nếu có thể nên tổ chức những thực nghiệm xã hội " pháp lí, lảm thí điếm trước rồi mói tiến hành trên quy mô’ toàn xã hội.

Xem thêm: Hệ thống pháp luật điều chỉnh về hoạt động đầu tư

II- BAN HÀNH PHÁP LUẬT

Việc ban hành pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành và phải theo những hình thức, thủ tục, trình, tự luật định. Nội dung các quy định pháp luật đtrợc ban hành phải phù họp với trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội... của nhà nước cũng như của nhân dân.

Sau khi ban hành các quy định pháp luật, các cơ quan nhà nước phải tiến hành các hoạt động cần thiết để đưa chúng vào thực hiện như công bố, thông báo cho các đồi tượng phải thực hiện biết được nội dưng các quy định pháp luật...

Trong một số trường họp, các cơ quan nhà nước cỏn phải tiến hành những công việc như ban hành các quy định cbi tiết, hướng dẫn việc thi hành, giải thích pháp luật, cung cấp phương tiện, ngân sách, bổ sung, đào tạo cán bộ, công chức... thỉ quy định, vãn bản quy phạm pháp luật đã ban hành mới có khả năng được thực hiện dễ dàng và thống nhất.

III- TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ĐÃ CÓ HIỆU LỰC

Việc thực hiện pháp luật có thể được tiến hành dưới nhiều hỉnh thức như tuân theo, thỉ hành, sử dụng và áp dụng pháp luật. Các chủ thể pháp luật bằng hành vi thực tế của mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lí của mình làm cho các quy định pháp luật đi vào cuộc sống.

IV- KIỂM TRA, GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁP LUẬT

Trong suốt quá trình điều chỉnh pháp luật, cần tiên, hành kiểm tra, giám sát thường xuyên và sau đó, có những tổng két, đánh giá kết quả tác động của pháp luật. Từ đó, đánh giá hiệu quả của pháp luật và hoàn thiện quá trình điều chỉnh pháp luật.

Trong quá trình điều chỉnh pháp luật, nếu xảy ra hiện tượng vi phạm pháp luật thì xuất hiện thêm giai đoạn truy cứu trách nhiệm pháp lí. Khi xảy ra vi phạm pháp luật thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, bảo đảm cho quá trình điều chỉnh pháp luật được tiến hành kịp thời, nghiêm minh và có hiệu quả cao.

Đời sống xã hội luôn vận động, biến đổi không ngừng, vì vậy điều chỉnh pháp luật cũng là một quá trình không ngừng trong xã hội hiện nay. Các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp luật cứ nối tiếp và đan xen, bổ sung, gắn bó chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của pháp luật.


Luật sư: Nguyễn Thị Bích Phượng - Trưởng phòng Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp (từ Giáo trình Lý luận chung Nhà Nước và Pháp Luật - Đại học luật Hà Nội và một số nguồn khác).

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.1 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp luật

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.50310 sec| 1079.273 kb