Các hình thức xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

21/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật ghi nhận và bảo hộ đã không còn là vấn đề xa lạ đối với chúng ta. Theo đó, pháp luật sẽ xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ một cách nghiêm minh.

 

 

xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

 

Xử lý bằng giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải

 

 

Thương lượng và hòa giải là biện pháp được áp dụng khá phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới và có ưu điểm là tiết kiệm được thời gian, chi phí và giữ được uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên, khả năng tiếp xúc và làm việc của Luật sư. 

 

 

Thông thường quá trình này được tiến hành bằng cách  gửi thư khuyến cáo tới bên xâm phạm quyền, theo dõi phản ứng của bên vi phạm; đề xuất các biện pháp (chấm dứt hành vi vi phạm) và yêu cầu bồi thường (nếu có). Thư khuyến cáo cần nêu đầy đủ và chính xác các thông tin về quyền sở hữu đối tượng Sở hữu trí tuệ (bản sao tài liệu chứng minh quyền sở hữu có thể được đính kèm); hành vi xâm phạm quyền (ảnh chụp ý kiến thẩm định có thể được đính kèm) yêu cầu từ phía chủ sở hữu và thời hạn thực hiện yêu cầu và được gửi đến dùng địa chỉ của bên xâm phạm quyên. 

 

 

Việc theo dõi sát sao phản ứng của bên xâm phạm quyên giúp cho Luật sư có thể kịp thời triển khai công việc tiếp theo như chủ động để xuất tiếp xúc với bên xâm phạm quyền đề yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm thông qua thương lượng hòa giải hoặc khởi động quá trình áp dụng các biện pháp hành chính, dân sự hoặc hình sự.

 

 

Xử lý bằng biện pháp hành chính

 

 

Xử lý hành chính là biện pháp thực thi khá đặc thù và tương đối hiệu quả, trong điều kiện hiện tại ở Việt Nam trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ. Cơ quan có thẩm quyền xử lý gồm thanh tra chuyên ngành, quản lý thị trường, công an và hải quan (đối với hàng hóa nhập khẩu) và Ủy ban nhân dân các cấp. Chế tài xử phạt hành chính thường được áp dụng đối với chủ thể xâm phạm quyền là cảnh cáo, phạt tiền, buộc chấm dứt hành vi vi phạm, tịch thu hàng hóa vi phạm và/hoặc buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm, tước giấy phép kinh doanh (Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005). Quy trình xử lý xâm phạm bằng biện pháp hành chính gồm có các bước cơ bản sau đây: 

 

 

(i) Chủ sở hữu quyền nộp đơn yêu cầu, trong đó chứng minh quyền sở hữu, hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ và cầu thực hiện thủ tục hành chính; 

 

 

(ii) Cơ quan có thẩm quyền thụ lý đơn và tiến hành xử lý vi phạm hành chính nếu có đủ căn cứ.

 

 

Luật sư, với tư cách là người được chủ sở hữu quyền ủy quyền đại diện sẽ tiến hành chuẩn bị đơn yêu cầu và các tài liệu chứng minh; nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền và theo dõi tiến trình xử lý đơn, kịp thời đáp ứng các yêu cầu thông báo từ phía cơ quan có thẩm quyền; nhận kết quả xử lý vi phạm hành chính và thông báo cho chủ sở hữu quyền. 

 

 

Để thuận lợi cho quá trình xử lý đơn và việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính được nhanh chóng, Luật sư nên chủ động chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chứng minh quyền sở hữu đôi với đối tượng bị xâm phạm của chủ sở hữu quyền; cung cấp thông tin đầy đủ về người vi phạm, chứng cứ vi phạm, ý kiến giám định của cơ quan chuyên môn về hành vi xâm phạm quyền; chủ động phối hợp với cơ quan thực thi trong quả trình xử lý xâm phạm.

 

 

Xử lý bằng biện pháp dân sự

 

 

Khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án, yêu cầu bên xâm phạm quyền chấm dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại là biện pháp chủ yếu để thực thi quyền Sở hữu trí tuệ trên thế giới. Việc yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng được tiến hành thông qua Tòa án. 

 

 

Các chế tài dân sự được áp dụng đối với các hành vi xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ gồm: buộc chấm dứt hành vi vi phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại; buộc tiêu hủy, phân phối, đưa vào sử dụng phi thương mại (không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ sở hữu quyền) (Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005). Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm quyền và buộc bồi thường thiệt hại là những chế tài thực thi quan trọng nhất mà chủ sở hữu quyền trong các vụ án dân sự liên quan tới Sở hữu trí tuệ hướng tới. 

 

 

Sự tham gia tích cực và chủ động của Luật sư có tác dụng thúc đẩy nhanh tiến trình thụ lý hồ sơ và áp dụng các biện pháp thực thi. Sự chủ động của Luật sư được thể hiện trong việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ chứng cứ chứng minh quyền sở hữu của chủ sở hữu quyền, chứng minh hành vi xâm phạm quyền; kịp thời cung cấp các thông tin và kiến thức về các đối tượng Sở hữu trí tuệ có liên quan; phân tích và đánh giá chuyên môn về các yếu tố xâm phạm, hành vi xâm phạm quyền; định giá tài sản Sở hữu trí tuệ.

 

 

Xử lý bằng biện pháp hình sự

 

 

Biện pháp hình sự được coi là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình thực thi quyền Sở hữu trí tuệ. Luật sư cần tham khảo nghiên cứu thêm các tội phạm hình sự liên quan tới Sở hữu trí tuệ được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 với các hình phạt cụ thể đã được ghi nhận. 

 

 

Trên thực tế, việc truy cứu trách nhiệm hình sự do xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ còn hạn chế. Khi đại diện cho chủ sở hữu quyền khi tôi và tham gia các vụ án hình sự, Luật sư cần lưu ý: Việc bảo vệ chứng cứ là không dễ dàng do bên có hành vi xâm phạm có thể lợi dụng thời gian chuẩn bị vụ kiện để phá hủy hoặc giấu giếm chứng cứ, làm thay đổi tình trạng của chứng cứ.

 

0 bình luận, đánh giá về Các hình thức xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.21655 sec| 950.633 kb