Các quy định về quản lý và sử dụng một số loại đất

26/02/2023
Nguyễn Thị Thu Hồng
Nguyễn Thị Thu Hồng
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa là một bộ phận của đất phi nông nghiệp được sử dụng vào mục đích chôn cất, hỏa táng người chết. Một số loại đất khác như Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; Đất xây dựng trụ sở cơ quan; Đất xây dựng công trình sự nghiệp; Đất sử dụng vào mục đích công cộng... đều có những quy định về quản lý và sử dụng riêng biệt.

1- Các quy định về quản lý và sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa 

Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa là một bộ phận của đất phi nông nghiệp được sử dụng vào mục đích chôn cất, hỏa táng người chết.

Đề sử dụng loại đất này tiết kiệm, có hiệu quả và bảo đảm vệ sinh môi trường, Luật đất đai năm 2013 quy định:

“1, Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với kế hoạch sử dụng đất, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh, bảo đảm mỗi trưởng và tiết kiệm đất,

2. UBND cấp tỉnh quy định mức đất và chế độ quân lí việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa bảo đảm tiết kiệm và có chính sách khuyến khích việc an táng không sử dụng đất.

3. Nghiêm cấm việc lập nghĩa trang, nghĩa địa trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được ở quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”.

2- Các quy định về quản lý và sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng

Đất có mặt nước sử dụng vào các mục đích chuyên dùng gồm những diện tích đất thuộc vùng lãnh hải, nội thuỷ, sông, đầm, hồ lớn không thuộc sản xuất nông nghiệp bao gồm:

- Hồ chứa nước thủy lợi, sông, đầm, hồ tự nhiên nằm trong hệ thống thuỷ lợi của từng vùng, từng địa phương;

- Hỗ chứa nước thuỷ điện;

- Ao, hễ, đầm nằm trong các khu di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh;

- Đầm, hồ thuộc hệ thống tiêu nước thải của thành phố, khu công nghiệp;

- Đất có mặt nước được quy hoạch để sử dựng vào các mục đích chuyên dùng khác.

Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu đã xác định, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng được quản lí và sử dụng theo quy định sau đây:

- Nhà nước giao cho tổ chức để quản lí kết hợp sử dụng, khai thác đất có mặt nước chuyên dùng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng và khai thác thuỷ sản;

- Nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để nuôi trồng thuỷ sản;

- Nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thu tiền thuê đất hàng năm đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thuỷ sản.

Việc khai thác, sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng phải bảo đảm không ảnh hưởng đến mục đích sử dụng chủ yếu đã được xác định; phải tuân theo quy định về kĩ thuật của các ngành, lĩnh vực có liên quan và các quy định về bảo vệ cảnh quan, môi trường; không làm cản trở dòng chảy tự nhiên; không gây cản trở giao thông đường thủy.

3- Các quy định về quản lý và sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản 

3.1- Khái niệm đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản bao gồm đất để thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.

Dấu hiệu cơ bản để nhận biết đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản là loại đất được sử dụng chủ yếu vào các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác khoáng sản. Vậy hiểu như thế nào là hoạt động tìm kiếm, khai thác khoáng sản? Theo Luật khoáng sản năm 2010 thì:

Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.

Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản.

Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản.

Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.

Từ khái niệm trên có thể hiểu đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản là đất được giao, cho thuê đối với tổ chức, cá nhân thực hiện việc thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phù hợp với quy định của Luật đất đai và Luật khoáng sản.

3.2- Các quy định về quản lý và sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản 

- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản bao gồm đất để thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và khu vực các công trình phụ trợ cho hoạt động khoáng sản và hành lang an toàn trong hoạt động khoáng sản.

- Đất để thăm dò, khai thác khoáng sản được Nhà nước cho thuê đối với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép thực hiện thực hiện dự án thăm dò, khai thác khoáng sản.

Đất để làm mặt bằng chế biển khoáng sản thuộc loại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có chế độ sử dụng như đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp quy định tại Điều 153 Luật đất đai năm 2013.

-Việc sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản phải tuân theo các quy định sau đây:

+ Có giấy phép hoạt động khoáng sản và quyết định cho thuê đất để thăm dò, khai thác khoáng sản hoặc quyết định cho thuê đất để làm mặt bằng chế biến khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Chính phủ;

+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, xử lí chất thải và các biện pháp khác để không gây thiệt hại cho người sử dụng đất trong khu vực và xung quanh.

+ Sử dụng đất phù hợp với tiến độ thăm dò, khai thác khoáng sản; người sử dụng đất có trách nhiệm trả lại đất đúng với tiến độ thăm dò, khai thác khoáng sắn và trạng thái lớp đất mặt được quy định trong hợp đồng thuê đất;

+ Trường hợp thăm dò, khai thác khoáng sản mà không sử dụng lớp đất mặt hoặc không ảnh hưởng đến việc sử dụng mặt đất thì không phải thuê đất mặt.

4- Các quy định về quản lý và sử dụng đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm 

Luật đất đai năm 2013 quan niệm đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đỗ gồm bao gồm đất để khai thác nguyên liệu và đất để làm mặt bằng chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm để gốm. Hiện nay, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gốm ở nước ta đang hoạt động với quy mô khác nhau. Ngoài các doanh nghiệp của Nhà nước còn có hàng ngàn cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng như: gạch ngói, sản xuất đá... của các hợp tác xã, của các tổ chức kinh tế tư nhân và cá nhân. Sản lượng gạch ngói nung sản xuất hàng năm từ 3 đến 4 tỉ viên đã sử dụng hết hàng trăm hecta đất.

Quá trình sản xuất vật liệu xây dựng của một số cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh, do thiếu quy hoạch, thiếu sự chỉ đạo và quản lí của Nhà nước nên đã gây ra thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lí và sử dụng đất đai...; đồng thời, gây thiệt hại cho người tiêu dùng vì chất lượng sản phẩm sản xuất không đúng tiêu chuẩn và ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.

Việc nghiên cứu, tầm hiểu, làm sáng tỏ các quy định về đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm sẽ góp phần chấn chỉnh công tác quản lí sản xuất gạch ngói nung, ngăn chặn tình trạng tuỳ tiện sử dụng đất nông nghiệp vào sản xuất gạch ngói và đưa hoạt động sản xuất gạch ngói nung vào nề nếp, đúng pháp luật.

Việc quản lí và sử dụng đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm phải tuân theo các quy định sau:

1. Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm bao gồm đất, đất có mặt nước để khai thác nguyên liệu và đất làm mặt bằng để chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gồm.

Việc sử dụng đất để khai thác nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm phải tận dụng các loại đất đồi, gò không canh tác, đất hoang, đất lòng sông hoặc ao, hồ cần khơi sâu, đất ven sông ngòi không sản xuất nông nghiệp, đất đê bối không còn sử dụng, đất do cải tạo đồng ruộng.

2, Đất, đất có mặt nước để khai thác nguyên liệu được Nhà nước cho thuê đối với hộ gia đình, cá nhân được phép khai thác nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng, làm đề gốm; đối với tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có yếu tố đầu tư nước ngoài được phép thực hiện dự án đầu tư khai thác nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.

Đất để làm mặt bằng sản xuất vật liệu xây dựng, làm để gốm thuộc loại đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có chế độ sử dụng đất như đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp quy định tại Điều 153 Luật đất đai năm 2013.

3. Việc sử dụng đất để sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm phải tuân theo các quy định sau đây:

- Có quyết định cho thuê đất vào mục đích khai thác nguyên liệu, chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

- Thực hiện các biện pháp cần thiết để không gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống và ảnh hưởng xấu đến môi trường, dòng chảy, giao thông;

- Người sử dụng đất có trách nhiệm trả lại đất đúng với tiến độ

khai thác nguyên liệu và trạng thái mặt đất được quy định trong

hợp đồng thuê đất.

4. Nghiêm cấm sử dụng những loại đất sau đây để khai thác làm nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm:

- Đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bảo vệ;

- Đất nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình.

5. Trong quá trình sử dụng đất để khai thác nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm, người sử dụng đất phải áp dụng các biện pháp công nghệ thích hợp để khai thác, sử dụng đất hợp lí, tiết kiệm; phải thực hiện các biện pháp cần thiết để không gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống của những người sử dụng đất xung quanh và không ảnh hưởng xấu đến môi trường.

5- Các quy định về quản lý và sử dụng đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan gồm đất trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

- Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, ngoại giao và các công trình sự nghiện khác.

- Việc sử dụng đất xây dựng trụ sở cơ quan và đất xây dựng công trình sự nghiệp phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm bảo toàn điện tích đất được giao, được thuê và phải sử dụng đất đúng mục đích,

Nghiêm cấm việc sử dụng đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp vào mục đích khác.

- Nhà nước khuyến khích việc sử dụng đất vào mục đích phát triển văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường.

6- Các quy định về quản lý và sử dụng đất vào mục đích công cộng; đất để thực hiện dự án xây dựng - chuyển giao và dự án xây dụng - kinh doanh - chuyển giao

6.1- Khái niệm đất sử dụng vào mục đích công cộng 

Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm đất để xây dựng đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, sông, hồ, đê, đập, trường học, bệnh viện, chợ, công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em, quảng trường, sân vận động, sân bay, bến cảng; đất xây dựng nhà máy điện, trạm biến thế điện, hồ thuỷ điện, đường dây thông tin, đường dây tải điện, đường ống dẫn xăng dầu, đường ống dẫn khí, đài khí tượng thuỷ văn, các trạm quan trắc phục vụ nghiên cứu và dịch vụ công cộng, công trình thuỷ lợi, bến tàu, bến xe, bến phà, sân ga, vườn quốc gia, khu an dưỡng, khu nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cơ sở huấn luyện, tập luyện thể dục, thể thao, cơ sở phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật, trung tâm dạy nghề, công trình văn hoá, tượng đài, bia tưởng niệm, câu lạc bộ, nhà hát, bảo tàng, triển lãm, rạp chiếu phim, rạp xiếc, trung tâm cai nghiện ma tuý, trại giáo dưỡng, trại phục hồi nhân phẩm, nghĩa trang, nghĩa địa, khu xử lí chất thải, bãi rác.

6.2- Các quy định về quản lý và sử dụng đất vào mục đích công công; đất để thực hiện dự án xây dựng chuyển giao và dự án xây dựng - kinh doanh - chuyển giao 

Việc quản lí và sử dụng đãi sử dụng vào mục đích công cộng: đất để thực hiện dự án xây dựng - chuyên giao và dự án xây dựng - kinh doanh - chuyển giao được pháp luật quy định như sau:

Thứ nhất, việc sử dụng đất sử dụng vào mục đích công cộng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ hai, đối với đất sử dụng vào mục đích công cộng phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng, trong đồ phân tích rõ các khu chức năng sử dụng vào mục đích công cộng không có mục đích kinh doanh và các khu chức năng sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh.

Đối với đất thuộc khu chức năng không có mục đích kinh doanh thì Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 54 Luật đất đai năm 2013; có mục đích kinh doanh thì Nhà nước cho thuê đất theo quy định tại Điều 56 Luật đất đai năm 2013.

Thứ ba, Nhà nước giao cho nhà đầu tư quản lí diện tích đất để thực hiện dự án xây dựng - chuyển giao (BT); giao đất hoặc cho thuê đất đối với nhà đầu tư để thực hiện dự án xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT} và các hình thức khác theo quy định của Chính phủ.

Thứ tư, Nhà nước giao cho nhà đầu tư quản lí diện tích đất để thực hiện dự án xây dựng - chuyển giao (BT); nhà đầu tư không phải trả tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời gian xây dựng công trình theo dự ấn được phê duyệt và có trách nhiệm bảo toàn diện tích đất được giao quản lí, sử dụng theo đúng mục đích đã ghi trong dự án. 

Việc chuyển giao công trình và quỹ đất của dự án phải thực hiện đúng theo thời hạn ghi trong dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc thời hạn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép kéo dài thời hạn chuyển giao. Trường hợp quá thời hạn phải chuyển giao mà nhà đầu tư chưa chuyển giao thì phải thuê đất của Nhà nước, thời điểm thuê đất được tính từ thời điểm kết thúc thời gian xây dựng công trình theo dự án đã được phê duyệt.

Thứ năm, Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất đối với nhà đầu tư để thực hiện dự án xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT); nhà đầu tư được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Chính phủ.

Thứ sáu, người nhận chuyển giao công trình để sử dụng và khai thác thì được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc giao để quản lí diện tích đất có công trình đó theo quy định của pháp luật về đất đai.

0 bình luận, đánh giá về Các quy định về quản lý và sử dụng một số loại đất

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.78559 sec| 1026.039 kb