Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Luật pháp là mạng nhện mà ruồi lớn thì bay qua còn ruồi con thì mắc kẹt"
- Balzac
Trước khi viết bài bào chữa, Luật sư cần nghiên cứu và sắp xếp các tài liệu, chứng cứ cho dễ sử dụng. Đối với loại vụ án xâm phạm sở hữu, tài liệu quan trọng mà Luật sư cần phải hết sức lưu ý là các biên bản định giá thiệt hại, các bản ghi lời khai chứng minh cho ý thức muốn chiếm đoạt tài sản.
Bài bào chữa mà Luật sư chuân bị nên được trình bày dưới hình thức văn bản và cần đảm bảo có ba phần chính: Đó là phần mở đầu, phần quan điểm pháp lý và phần đề xuất giải pháp, kết luận.
Trước khi viết bài bào chữa, Luật sư cần nghiên cứu và sắp xếp các tài liệu, chứng cứ cho dễ sử dụng. Đối với loại vụ án xâm phạm sở hữu, tài liệu quan trọng mà Luật sư cần phải hết sức lưu ý là các biên bản định giá thiệt hại, các bản ghi lời khai chứng minh cho ý thức muốn chiếm đoạt tài sản.
Bài bào chữa mà Luật sư chuân bị nên được trình bày dưới hình thức văn bản và cần đảm bảo có ba phần chính: Đó là phần mở đầu, phần quan điểm pháp lý và phần đề xuất giải pháp, kết luận. Tuy nhiên, trong các vụ án xâm phạm sở hữu cần lưu ý:
Một là, trường hợp bào chữa theo hướng chứng minh sự không phạm tội của bị cáo. để chứng minh cho hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm đối với các tội xâm phạm về sở hữu thì khi chuẩn bị nội dung bài bào chữa, thông thường Luật sư sẽ chuẩn bị các căn cứ để chứng minh khách hàng mình không có mục đích chiếm đoạt tài sản, thực hiện không do lỗi cố ý, chứng minh khách hàng chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thiệt hại về tài sản chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ: Trong vụ án “Cướp tài sản” xảy ra tại xã X, huyện TH, tỉnh TB và vụ án “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại huyện TT, thành phố HN (xem ví dụ 4). Ở cà hai vụ án này các bị cáo đều không có mục đích chiếm đoạt tài sản, nếu Luật sư chuẩn bị nội dung bào chữa cho các bị cáo theo hướng vô tội thì cần phải chứng minh và chuẩn bị những căn cứ sau:
+ Đối với vụ án “Cướp tài sản ” xảy ra tại xã X, huyện TH, tỉnh TB, Luật sư sẽ chuẩn bị toàn bộ các lời khai và căn cứ để chứng minh các vấn đề như: (i) Chứng minh mục đích của các bị cáo trong vụ án này là Trung và Quốc Anh không có mong muốn chiếm đoạt tài sản của Lâm, giữa các bị cáo không có sự bàn bạc việc đánh Lâm (bị hại) để lấy chiếc xe máy của Lảm mà chỉ để trả thù: (hi) Hành vi lấy xe mới của Lảm của các bị cáo Trung và Quốc Anh trong hoàn cảnh như vậy thì chỉ nhằm mục đích tẩu thoát sự truy đuổi của dân phòng, ngày hôm sau các bị cáo đã tự nguyện giao nộp chiếc xe máy đã lẩy; chuẩn bị những căn cứ, tài liệu chứng minh nhân thản của các bị cáo tắt, chưa có tiền án, tiền sự về các tội xâm phạm sở hữu...
+ Đối với vụ án về “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ” xảy ra tại huyện TT, thành pho HN, Luật sư sẽ phải chứng minh mục đích ông Thành không thực hiện cam kết trả nợ đúng hạn, có những hành vi gian dối nhất định trong việc khất nợ đối với bà Vân, nhưng các hành vi đó chì nhằm mục đích giàn nợ và hoãn trả nợ mà thôi. Quan hệ vay nợ giữa ông Thành và bà Vân chỉ là giao dịch dân sự.
Trong trường hợp để chứng minh khách hàng vô tội, Luật sư sẽ chứng minh thiệt hại về tài sản khi bị cáo thực hiện hành vi chưa gây ra hậu quả đến mức phải chịu TNHS, trong các điều luật về xâm phạm sở hữu, mỗi điều luật sẽ dựa vào mức thiệt hại nhất định để làm căn cử buộc tội. Chẳng hạn, khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
“Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; đ) Tài sản là kỳ vật, di vật”.
Ở trường hợp này, Luật sư cần chứng minh trong bản luận cứ của mình hai vấn đề sau đây: Thứ nhất, tài sản mà bị cáo trộm cắp có giả trị không đến 2 triệu đông, (ví dụ: chứng minh kết luận định giả tài sản không phù hợp với giá trị thực tể của tài sản...); Thứ hai, Luật sư cũng cần phải chứng minh khách hàng của mình chưa bị phạt vi phạm hành chính hoặc chưa bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản; tài sản không phải là phương tiện kiếm sếng chính của gia đình người bị hại, không phải là kỷ vật, di vật...
Hai là, trường hợp bào chữa theo hướng thay đổi tội danh nhẹ hơn, giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Khi có căn cứ để đề nghị thay đối tội danh, Luật sư cần chỉ ra các căn cứ trong hồ sơ vụ án để chứng minh hành vi của bị cáo thỏa mãn một tội danh khác nhẹ hơn.
Ví dụ: Trong vụ án "Cướp tài sản "xảy ra tại huyện KM, tinh HD. Trong thời gian nung vôi từ tháng 04/2018 đến tháng 11/2018 anh Cao Văn Mạnh đã mua than của chị Vũ Thị Bích Thủy, tổng số tiền mua than mà Mạnh còn nợ của chị Thùy là 53 triệu đồng. Thùy đã nhieu lan đen nhà Mạnh để đòi số tiền nợ trên, nhưng Mạnh chưa có tiền tra va giữa hai người đã có lời qua tiếng lại. Để đòi được khoản tiền này, Thủy đa nhờ người quen là Lành Văn Hồng cùng trú tại huyện KM, tinh HD de nhở đòi hộ. Vào ngày 16/5/2018, Thùy đến gặp Hồng và đề nghị Hồng lấy lại số tiền mà Mạnh đang nợ Thùy, Thùy hứa sẽ trích trả phần trăm cho Hồng, Hồng đã đồng ý. Trước khi về, Thùy có đưa cho Hông tở giấy biên nhận Mạnh nợ tiền Thùy và Thùy nói với Hồng: Nhìn em từ tướng lại có đông đàn em thế này thì kiểu gì nó cùng sẽ sợ và trả thôi (khi Thùy đến làm việc với Hồng thì có mấy đàn em của Hồng cũng ở đó). Đen tối ngày 20/5/2018, Hồng rủ thêm 10 đàn em nữa cùng đến nhà Mạnh để đòi nợ cho Thùy, khi vào đến nôi Hồng yêu cầu Mạnh trả tiền cho Thùy, nhưng Mạnh nói: "Tao không nợ chúng mày, đứa nào vào đáy tao chém ”. Sau đó Mạnh chạy vào nhà lấy dao tự chế ra đèn đuổi Hồng và đồng bọn ra khỏi nhà. Thấy vậy, Hồng cùng đồng bọn đã lao vào đấm, đá, đánh vào người của Mạnh. Sau đó, Hồng đã ra lệnh cho đồng bọn: "Nợ không trả thì sẽ bắt đồ ”, đế bắt được đồ của nhà Mạng, một xo đồng bọn đã giữ tay, chăn Mạnh, số còn lại đã lẩv toàn bộ tài sản có giá trị của nhà Mạnh để trừ nợ, bao gồm: 1 tivi, 2 xe máy và một sổ tài sản giá trị khác. Sau đó, Thùy, Hồng và đồng bọn đã bị CQĐT khởi tố về tội cướp tài sản. Thùy với vai trò là chủ mưu đầu vụ trong vụ án này.
Trong vụ án trên, khi tham gia bào chữa cho bị cáo Thùy, Luật sư đã bào chữa theo hướng thay đổi tội danh đối với Thùy, từ tội "Cướp tài sản ” sang tội "Cưỡng đoạt tài sản ”. Luật sư đã lập luận và chứng minh rằng, Thùy chỉ có mục đích nhở Hồng sang nhà Mạnh đòi giúp tiền Mạnh còn nợ Thùy. Do Hồng vừa dữ tướng lại có đông đàn em, đè Mạnh sợ và phải trả tiền, chứ không có bàn bạc với Chồng về việc đánh Mạnh và bắt tài sản nhà Mạnh... Những hành vi của Hông và đàn em là hành vi thái quá của người thực hành. Luật sư trước khi viết bài bào chữa sẽ chuẩn bị các lời khai trong hồ sơ vụ án, như: lời khai của Hồng, lời khai của những người làm chứng (các đàn em của Hồng) đã chứng kiến cuộc trao đổi giữa Thùy và Hồng về nội dung đến nhà Mạnh đòi nợ, lời khai của Thùy về việc chỉ nhờ Hồng sang đòi giúp chừ không có bàn bạc với Hồng về việc đánh Mạnh và bắt tài sản nhà Mạnh... Khi xét xử sơ thẩm vụ án trên, HĐXX đã chấp nhận thay đổi tội danh cho bị cáo Thùy từ tội "Cướp tài sản” sang tội "Cưỡng đoạt tài sản”.
Thay đổi khung hình phạt nhẹ hơn: Để chứng minh theo hướng này, đối với các vụ án về xâm phạm sở hữu, Luật sư sẽ phải tim ra căn cứ về tình tiết định khung như: phạm tội không có tố chức, phạm tội không có tính chất chuyên nghiệp, không dùng thủ đoạn xào quyệt... Ngoài ra, Luật sư cũng lưu ý khai thác và đánh giá lại mức thiệt hại đối với tài sản do hành vi của bị can, bị cáo gây ra.
Ví dụ: Trong vụ án "Cướp tài sân ” xảy ra tại quận c, thành phô HN (xem vỉ dụ 11). Khi Luật sư tham gia vụ án đế hào chữa cho Quàn Trung A/ và Quàn Trung N, đã tập trung vào việc tìm căn cứ để hảo chữa theo hưởng vận dụng các tình tiết giâm nhẹ cho các bị cáo bằng cách đề nghị bố sung các tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo, là tình tiết về nguyên nhân dần đến các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội, cụ thể trong trường hợp này nguvên nhản dan đên hành vi phạm tội bắt nguồn do lỗi của người bị hại, do Tr đã không thanh toán sòng phang tiền còng xây dựng cho M. Ngoài ra, khi tiếp cận người bị hại, Luật sư đã phản tích cho Tr về tình cảm, cà Tr và M cùng làm xây dựng, lại cùng quê nên Tr đã đồng ý viết đom xin giám nhẹ cho các bị cảo. Tại phiên tòa cấp phúc thấm, các bị cáo đểu được giảm nhẹ hình phạt.
Ngoài ra đối với loại án về xâm phạm sở hữu, Luật sư nên lưu ý: Các bị cáo đối khi còn rất trẻ, nên Luật sư cũng cần chuẩn bị những tình tiết về nhân thân các bị cáo, nếu bị cáo dưới 18 tuổi thì phải xem xét quy định của pháp luật về người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm tội. về tình tiết thành khẩn khai báo, Luật sư cũng lưu ý tại CQĐT không khai, nhưng khi ra Tòa khai nhận vần được tính là tình tiết giảm nhẹ. Thực tế có trường hợp bị cáo kêu oan trong suốt quá trình điều tra, truy tố, nhưng đến trước phiên tòa sơ thẩm, bị cáo nhận thức được sai phạm của mình, thống nhất với Luật sư về việc thay đổi nội dung khai báo từ kêu oan sang thành khẩn khai báo. Trong trường hợp này, Luật sư cần đánh giá và có thể coi là một sự chuyển biến căn bản về nhận thức, là tình tiết mới có thể tác động lớn đến phiên tòa, Luật sư cần tập trung phân tích về căn nguyên sự chuyển biến nhận thức từ chỗ kêu oan sang nhận tội để đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ cho bị cáo...
Ba là, bào chữa theo hướng đề xuất Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi có căn cứ.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý hình sự
Trong kế hoạch xét hỏi đối với các vụ án xâm phạm sở hữu, Luật sư sẽ phải lưu ý những kỹ năng sau:
Một là, xác định đối tượng hỏi và mục đích hỏi: Trong các vụ án xâm phạm sở hữu có nhiều bị cáo, người làm chứng và người liên quan, nhưng không phải lúc nào Luật sư cũng có thể hỏi hết những người này, việc này sẽ do Tòa và Cơ quan kiểm sát. Do vậy, khi lập kế hoạch xét hỏi Luật sư phải nghiên cứu và xem xét để xác định sự liên quan giữa những người này đối với bị cáo mà Luật sư bào chữa để có kế hoạch xét hỏi cho phù hợp. Luật sư không nên hỏi những bị cáo khác, người làm chứng, người liên quan về những vấn đề không liên quan đến khách hàng mà mình bào chữa.
Ví dụ: Trong vụ án "Cướp tài sản” xảy ra tại huyện KM, tỉnh HD (xem ví dụ 15), có rất nhiều bị cáo, bị cáo Hồng là người tố chức và cùng khoảng 10 bị cáo khác là người thực hành, xông vào nhà Mạnh để khống chế Mạnh và lấy đi tài sản, có một số người hàng xóm là người làm chứng. Với vụ án này, Luật sư khi bào chữa cho bị cảo Thùy thì sẽ không cần phải hỏi hết các bị cáo, người làm chứng, mà chỉ cần hỏi người bị hại là Mạnh đế làm rõ việc Mạnh có nợ tiền Thùy hay không, hỏi Hồng và mấy người đàn em chứng kiến việc Thùy có đên nhà Hồng, bàn bạc và nhở Hồng đến nhà Mạnh để đòi nợ giúp Thùy, hỏi Thùy về nội dung buổi trao đối giữa Thày và Hồng. Những bị cáo khác thực hiện các hành vi đãnh Mạnh và lấy tài sản của Mạnh, nhũng người chứng kiến sẽ không có tình tiết liên quan đến Thùy, do vậy Luật sư không cần phải hỏi những người này.
Hai là, xác định trình tự hỏi và nội dung câu hỏi: Khi hỏi Luật sư không nhất thiết phải hỏi theo lần lượt các bị cáo, phải chọn người nào mà câu trả lời của họ có thể làm rõ nhất những vấn để Luật sư cần làm sáng tỏ. Đối với mỗi đối tượng Luật sư nên đặt một loại câu hỏi, một cách hỏi khác nhau sao cho phù hợp nhất với việc khai thác các thông tin mà Luật sư định làm rõ. Trước khi lập những câu hỏi cho bị cáo, Luật sư cần phải trao đổi với bị cáo để bị cáo chủ động trả lời tại phiên tòa.
Ví dụ: Trong vụ án “Cướp tài sản” xảy ra tại huyện KM, tỉnh HD (xem ví dụ 15), khi bào chữa cho Thùy, Luật sư nên hỏi theo trình tự các đối tượng như sau: Hỏi Mạnh đầu tiền để làm rõ nguyên nhãn xảy ra vụ án là có phải Mạnh đã nợ Thùy tiền mua than để nung vôi mà khòng chịu trà hay không: sau đó hỏi đền các bị cáo là đàn em của Hồng hôm chứng kiến sự trao đổi, bàn bạc giữa Thùy và Hồng để làm rõ mục đích Thùy nhở Hồng đến nhà Mạnh làm gì, đế đòi sổ nợ Mạnh đang nợ Thùy, hay để lẩy tài sản của Mạnh. Tiếp sau đó mới hỏi Hồng về nội dung buổi hội thoại của Thùy và Hồng về việc Thùy nhở Hồng đến nhà Mạnh đòi nợ. Cuối cùng hỏi lại Thùy để xác định lại nội dung của những người trên xem có chinh xác hay không.
Ba là, cách đặt câu hỏi: Khi hỏi, nhất thiết Luật sư phải đặt câu hỏi sao cho rõ ràng, ngắn gọn, chính xác và không làm cho người được hỏi hiểu theo nhiều nghĩa. Trong các vụ án về xâm phạm sở hữu, vì đối tượng khách hàng có trình độ nhận thức pháp luật không cao, do vậy trước khi xây dựng câu hỏi, Luật sư phải nghiên cứu kỳ hô sơ vụ án, năm băt được những đặc diêm tâm lý của các đối tượng sẽ tham gia xét hỏi để có những câu hỏi phù hợp với sự nhận thức và trình độ của họ. Thực tiền xét xử các vụ án cho thấy, đã có những Luật sư đưa ra các câu hỏi dài dòng, khó hiểu, hay vừa hỏi vừa giải thích làm cho đương sự khó trả lời; cá biệt có những trường hợp đưa ra câu hỏi có tính chất mớm cung, ép cung... sau đó sẽ bị HĐXX nhắc nhở.
Nguồn tổng hợp từ Giáo trình "Kỹ năng Luật sư khi tham gia giải quyết các vụ án hình sự" của Học viện Tư pháp và các nguồn khác.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm