Các tội xâm phạm sở hữu - Kỹ năng tại phiên tòa

"Chúng ta bị luật pháp trói buộc, để chúng ta có thể tự do"

- Marcus Tullius Cicero

Các tội xâm phạm sở hữu - Kỹ năng tại phiên tòa

Trong các vụ án về xâm phạm sở hữu, có nhiều vụ án, Luật sư phải đặt câu hỏi để đấu tranh với bị cáo (nếu là Luật sư bảo vệ), với người bị hại (nếu là Luật sư bào chữa) để làm rõ sự thật khách quan. Trong trường hợp đó, Luật sư nên sử dụng phối hợp giữa hai cách đặt câu hỏi là câu hỏi đóng và câu hỏi dùng từ để hỏi "tại sao". Câu hỏi dùng từ để hỏi "tại sao" là cách hỏi khiến cho người bị hỏi dễ bộc lộ những điểm mâu thuẫn, không logic trong vấn đề trả lời. Tuy nhiên, để có câu hỏi "tại sao" có hiệu quả Luật sư phải phát hiện vấn đề không hợp lý, không logic trong lời khai. Tư duy của Luật sư cần phải nhạy bén, sắc sảo và bám sát với câu trả lời để liên tục đưa ra được các vấn đề khiến người khai phải lý giải.

Liên hệ

1- Kỹ năng của Luật sư trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa

Trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, Luật sư cần lưu ý những kỹ năng sau đây:

- Theo dõi danh sách những người được triệu tập tại phiên tòa: Trong các vụ án xâm phạm sở hữu, nếu người bị hại vang mặt, Luật sư cần xem xét việc đề nghị tách vấn đề dân sự để xét xử sau theo thủ tục dân sự. Luật sư chỉ đề xuất khi vấn đề dân sự không ảnh hường đến việc xác định tội danh, khung khoản trong vụ án và việc vắng mặt người bị hại không ảnh hưởng đến việc bào chữa cho khách hàng. Ngoài ra, việc tách vấn đề dân sự ra giải quyết riêng cũng là một điểm có lợi cho khách hàng khi xem xét xóa án tích do khách hàng không phải thi hành vấn đề bồi thường trong bản án.

Nếu người làm chứng vắng mặt, cũng giống các vụ án khác cần xem xét việc đề xuất hoàn phiên tòa hoặc dần giải người làm chứng.

- Về việc đảm bảo quyền tố tụng cho khách hàng: Đối với các bị cáo trong tội danh xâm phạm sở hữu, trong trường hợp khi bị cáo bị tạm giam, Cơ quan cảnh sát tư pháp hay còng tay bị cáo, Luật sư nên đề nghị HĐXX tháo bỏ còng tay cho bị cáo, việc tháo bỏ còng tay cho bị cáo tại phiên tòa sẽ đãm bảo được vẩn đề về tâm lý cho bị cáo trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp bị cáo có sức khỏe yếu, Luật sư cũng nên đề nghị HĐXX cho phép bị cáo được ngồi trong quá trình xét xử để tránh gây khó khăn cho bị cáo trong quá trình diễn ra phiên tòa, hoặc cũng có thể đề nghị HĐXX cho bị cáo được gặp người thân sau khi giải lao hoặc đã kết thúc phiên tòa...

- Về việc bổ sung chứng cứ tài liệu: Trong thực tế đối với các loại vụ án xâm phạm sở hữu, thông thường các chứng cứ được bổ sung như giấy biên nhận bồi thường thiệt hại, đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo của gia đình người bị hại, bổ sung huân, huy chương gia đình có công với cách mạng, giấy chứng nhận của chính quyền địa phương... Ngoài ra, trong những vụ án liên quan đến tội lừa đào chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản liên quan đến các hợp đông mua bán, hợp đồng tín dụng hoặc việc góp vốn, Luật sư có thể cung câp cho HĐXX chúng cứ là các chứng từ hoặc tài liệu làm rõ việc khách hàng đã sử dụng đúng mục đích tiền, tài sản.

- Về thay đổi tư cách tố tụng: Trong vụ án xâm phạm sở hữu, có rất nhiều trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng xác định sai tư cách tố tụng của người tham gia tố tụng. Khi gặp trường hợp như vậy, Luật sư cần đề xuất HĐXX xem xét và thay đổi tư cách tố tụng cho phù hợp, đãm bảo quyền của khách hàng. Kí dụ: Nguyền Văn s đã có hành vi trộm cắp một bọc màu đen trong ngăn kéo bàn làm việc của chị Nguyễn Thị N. Khi mở bọc màu đen trộm được, s đếm được 50 triệu đồng. Đây là số tiền mà Công ty V giao cho chị N bảo quản, cất giữ. CQĐT, VKS đều xác định chị N là người bị hại, ông Nguyền Văn T (Giám đốc Công ty V) được xác định là người làm chứng. Trong trường hợp này, Luật sư của s cần đề nghị xem xét lại tư cách tố tụng của chị N và ông T để đãm bào việc bản án sơ thẩm không bị hủy vì vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

2- Kỹ năng của Luật sư trong phần xét hỏi tại phiên tòa

Luật sư qua xét hỏi sẽ khai thác và làm rõ những vấn đề có lợi cho khách hàng tùy theo định hướng bào chữa. Ví dụ: Bào chữa theo hướng vô tội thì phải làm sáng tỏ có mục đích phạm tội hay không, có thiệt hại gây ra theo quy định của pháp luật hình sự hay không. Hoặc bào chữa theo hướng giảm nhẹ TNHS thì phải làm rõ các tình tiết về nhân thân, các tình tiết giảm nhẹ, lời khai có lợi, những khoản bồi thường bất hợp lý... Để xét hỏi có hiệu quả và đạt mục đích, Luật sư cần chú ý những yếu tố sau đây:

- Kỹ năng nghe, đọc cáo trạng: Thông thường Kiểm sát viên sẽ đọc nguyên văn bản cáo trạng. Tuy nhiên đối với một số trường hợp trong các vụ án về xâm phạm sở hữu, sát đến ngày xét xử phía bị cáo mới có biên ban bồi thường cho người bị hại, đơn xin giảm nhẹ của người bị hại hoặc một số tình tiết khác có lợi cho khách hàng... nên các tình tiết này có thể sẽ chưa được VKS bổ sung vào cáo trạng.

- Kỹ năng nghe Chủ tọa, Kiểm sát viên và những người khác hỏi: Luật sư lắng nghe và đối chiếu với kế hoạch xét hỏi được chuẩn bị để xác định vấn đề gì đã làm rõ tại phiên tòa, vấn đề chưa rõ; lời khai thay đổi hoặc có tình tiết mới phát sinh theo hướng có lợi cho khách hàng..., Luật sư phải đánh dấu lại để đến phần mình hỏi sẽ không bị hỏi lặp lại.

- Phương pháp đặt câu hỏi: Luật sư tránh đặt các câu hỏi theo kiểu mớm cung, đặc biệt khi hỏi về ý thức chiếm đoạt tài sản của khách hàng xuất hiện ở thời điểm nào hay có ý thức chiếm đoạt tài sản hay không. Vỉ dự. Trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Luật sư hói khách hàng: “Ý thức chiếm đoạt tài sản của anh xuất hiện trước khi lấy tài sản có phải không”. Trong các vụ án xâm phạm sở hữu, làm rõ ý thức chiếm đoạt là vấn đề quan trọng nhưng nếu hỏi theo cách mớm cung sẽ khiến cho người nghe cảm thấy câu trả lời của khách hàng không khách quan.

Luật sư tránh đặt những câu hỏi quá dài, không đi vào trọng tâm hoặc vừa đặt câu hỏi vừa phân tích, bình luận làm lần lộn với phần tranh luận. Ví dụ: Luật sư khi hỏi để làm rõ việc hành hung khi khách hàng bị phát hiện là hành hung để tẩu thoát hay hành hung để giữ bằng được tài sản đã giải thích quy định của pháp luật về trường hợp hành hung; sau đó mới hỏi khách hàng khi đó đã có hành vi gì, mục đích khi thực hiện hành vi đó.

Trong các vụ án về xâm phạm sở hữu, có nhiều vụ án, Luật sư phải đặt câu hỏi để đấu tranh với bị cáo (nếu là Luật sư bào vệ), với người bị hại (nếu là Luật sư bào chữa) để làm rõ sự thật khách quan. Trong trường hợp đó, Luật sư nên sử dụng phối hợp giữa hai cách đặt câu hỏi là câu hỏi đóng và câu hỏi dùng từ để hỏi “tại sao”. Câu hỏi dùng từ để hỏi “tại sao” là cách hỏi khiến cho người bị hỏi dễ bộc lộ những điểm mâu thuẫn, không logic trong vấn đề trả lời. Tuy nhiên, để có câu hỏi “tại sao” có hiệu quả Luật sư phải phát hiện vấn đề không hợp lý, không logic trong lời khai. Tư duy của Luật sư cần phải nhạy bén, sắc sảo và bám sát với câu trả lời để liên tục đưa ra được các vấn đề khiến người khai phải lý giải.

Ví dụ: Nguyền Mạnh Hà (19 tuồi) quen Nguyễn Hoài Nam (15 tuổi), sáng ngày 20/10/2018. Hà thiếu tiền nén tìm đến Nam để vay. Nam không có tiền, Hà liền bảo Nam cho mượn dây chuyền đeo ở cỏ. Lúc đâu Nam không cho vì sợ mẹ mắng, Hà nài ni, dồ dành Nam khoáng 30 phút vãn không được, Hà bèn nói: “Không lẽ anh lại giật dây chuyên của mảy ”. Nam không nói gì khi Hà báo: “Anh lấy nhé ” và Hà dùng tay tháo sợi dây chuyền của Nam. Nam ngồi im cho Hà lây. Khi Hà đi về, Nam có nói với theo: “Anh nhớ trả dây chuyển cho em nhé". Tại CQĐT, Nam khai Nam sợ Hà nên ngồi im để Hà lấy vì Hà là “đâu gau ”. Trong vụ việc này, lời khai của Nam về việc sợ Hà là đủng hay sai, Luật sư can phải hỏi Nam để xác định, đẩu tranh làm rõ. Luật sư có thể hỏi Nam: “Tại sao Nam nói là sợ Hà mà khi Hà hôi mượn dây chuyển Nam đã không cho? ”.

Về vấn đề xem xét vật chứng tại phiên tòa: Thông thường trong các vụ án, hoạt động tố tụng này rất ít khi được thực hiện và trong vụ án về xâm phạm sở hữu cũng như vậy.

Xem thêm: KỸ NĂNG THAM GIA VỤ ÁN VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ

3- Kỹ năng của Luật sư trong phần tranh luận tại phiên tòa

- Về việc nghe, ghi chép của Luật sư khi Kiểm sát viên hoặc các Luật sư đồng nghiệp trình bày quan điểm: Khi nghe, Luật sư sẽ tập trung và lưu ý vào những phần liên quan đến khách hàng mà mình bào chữa, điểm nào có lợi cho khách hàng mà chưa rõ ràng, những điểm bất lợi cho khách hàng không đúng như hướng bào chữa để chuẩn bị cho việc đổi đáp.

- Về kỹ năng của Luật sư khi trình bày luận cứ bào vệ: Với những vụ án về xâm phạm sở hữu, các tình tiết của vụ án thường không quá phức tạp, do vậy Luật sư nên trình bày một cách trọng tâm những vân đề liên quan đến khách hàng. Luật sư không nên trình bày bài bào chữa quá dài dòng, dàn trải quá nhiều vấn đề dẫn đến HĐXX và những người tham dự phiên tòa mất tập trung, như vậy sẽ làm mất đi sự cảm hoá, thuyết phục lớn lao của lời nói. Khi trình bày các vấn đề liên quan đến con số cụ thể (như số tiền bị chiếm đoạt, giá trị tài sản bị thiệt hại) trong vụ án, Luật sư nên nhìn vào tài liệu đọc chính xác con số đó.

Sau khi Luật sư trình bày xong bài bào chữa, thông thường trong vụ án về xâm phạm sở hữu, các bị cáo bị hạn chế về khả năng trình bày lời bào chữa, do vậy Luật sư sẽ trình bày và ít khi bị cáo bổ sung.

- Đối đáp: Ở phần đối đáp, pháp luật quy định mọi người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, nhưng chỉ được phát biểu một lần đối với mỗi ý kiến mà mình không đồng ý. Luật sư cần tận dụng cơ hội này để kịp thời để nghị HĐXX bác bỏ nhưng ý kiến không có cơ sở chấp nhận.

Khi đối đáp, Luật sư cần năm chắc và bám sát vào các quy định của pháp luật để đưa ra lập luận của mình như: sự khác biệt giữa hành  vi cướp ở dạng đe dọa sử dụng vũ lực ngay tửc khắc (Điều 168 BLHS năm 2015) và hành vi cường đoạt tài sản (Điều 170 BLHS năm 2015); tình tiết hành hung khi bị phát hiện thì khi nào là hành hung để tẩu thoát, khi nào thì sẽ chuyển hóa sang tội danh khác nặng hơn; tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng trong các tội từ Điều 168 đến Điều 178 BLHS năm 2015, đặc biệt là hậu quả gây thiệt hại về tài sản; tình tiết sử dụng thủ đoạn nguy hiểm khác hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm trong các điều 168, 169, 171 BLHS năm 2015.

4- Kỹ năng của Luật sư trong phần tuyên án

Đối với các vụ án về xâm phạm sở hữu, do nhận thức và nắm bắt các thông tin về bản án của bị cáo rất hạn chế, nền trong phần tuyên án, để có thể giúp đỡ được khách hàng Luật sư cần phải lưu ý những kỹ năng sau:

- Luật sư cần chăm chú lắng nghe những nhận định về tội phạm, hình phạt và các quyết định của HĐXX đối với khách hàng của mình. Ngoài tội danh, hình phạt, Luật sư cần chú ý đến trách nhiệm dân sự của khách hàng được tuyên trong bản án như thế nào...

- Cần ghi tóm tắt những quyết định của Toà án về phần tội danh, điều khoản BLHS mà Tòa án áp dụng, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, hình phạt với từng bị cáo và các quyết định bồi thường thiệt hại.

- Giúp khách hàng xem biên bản phiên tòa, do đặc thù của vụ án xâm phạm sở hữu, các bị cáo thường có nhận thức xã hội và pháp lý hạn chế, đối với một số tội trong nhóm tội này (như cướp tài sản, cường đoạt tài sản, cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản...) thì tuổi đời của các bị cáo thấp và nhân thân đã có tiền án tiền sự, trong một số trường hợp Thư ký ghi biên bản phiên tòa cũng không cẩn trọng, kỳ càng dẫn đến những sai sót không đáng có ảnh hưởng đến quyền lợi của bị cáo. Hoặc đối với những vụ án tiền biển phức tạp, Toà án không chấp nhận quan điểm của Luật sư hoặc khi xét hỏi, tranh luận thấy Thư ký rất ít ghi chép thì Luật sư cần đề nghị với Toà án cho xem biên bản phiên tòa. Sau khi kết thúc phiên tòa, Luật sư sẽ giúp bị cáo xem lại biên bản phiên tòa, chú ý những lời khai quan trọng có lợi hoặc gây bất lợi cho bị cáo.

- Chia sẻ cùng bị cáo và gia đình bị cáo: Trong trường hợp mà nội dung bản án đã tuyên không được như kỳ vọng của bị cáo và gia đình bị cáo thì bị cáo và gia đình bị cáo sẽ rất bức xúc. Trong những trường hợp này Luật sư cần phải có những chia sẻ, cảm thông sâu sắc để động viên bị cáo và gia đình của họ. Tránh trường hợp Luật sư tỏ ra thản nhiên, vô cảm trước nỗi đau và mất mát đối với bị cáo và gia đình. Có những trường hợp vui vẻ ra bắt tay, hỏi thăm nói chuyện với Luật sư đồng nghiệp, vị đại diện VKS... như vậy là điều không nên vì sẽ rất gây phản cảm đối với khách hàng. Còn trong trường hợp bản án đúng như nguyện vọng và mong muốn mà Luật sư và bị cáo đã định hướng thì Luật sư cần ra động viên, dặn dò bị cáo, về việc cải tạo thật tốt để sớm trở về hòa nhập với cộng đồng.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.7 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Các tội xâm phạm sở hữu - Kỹ năng tại phiên tòa

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
2.32597 sec| 1135.719 kb