Kỹ năng tham gia vụ án về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

"Có hai sức mạnh mang đến sự yên ổn: pháp luật và đạo đức".

- Geothe (Đức)

Kỹ năng tham gia vụ án về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, các tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thông qua hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Nhóm tội này được quy định tại Chương XVIII, bao gồm 3 mục với 47 điều luật từ Điều 188 đến Điều 234 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Liên hệ

I- ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VỤ ÁN VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đặc điểm của các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nảy sinh trong điều kiện nền kinh tế - xã hội phát triển còn nhiều bất cập và mặt trái của nền kinh tế thị trường, khung pháp luật về quản lý kinh tế chưa được định hình rõ nét và thiếu tính khả thi, thậm chí còn nhiều sơ hở, thiếu sót. Quy mô, mức độ và số lượng vụ án loại này gia tăng tùy thuộc vào sự thay đổi của các chính sách và pháp luật về quản lý kinh tế. Chẳng hạn, vào thời kỳ đầu của đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tình hình kinh doanh bắt đầu cởi mờ, các vụ án buôn lậu bắt đầu gia tăng rõ rệt. Có những trường hợp, chính sách quản lý vĩ mô về lĩnh vực, ngành hàng nào đó thay đổi là nguyên nhân gián tiếp cho một số kẻ lợi dụng sơ hở để thực hiện hành vi phạm tội. Vào năm 2011, thực hiện chủ trương tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, nhiều cổ đông mới tham gia mua cổ phần, hình thành các nhóm chi phối, rút tiền của chính ngân hàng mình làm chủ để thực hiện hành vi phạm tội, làm phát sinh các vụ “đại án" ngân hàng.

Đó là chưa kể, trong cơ chế quản lý và điều hành, một số cán bộ có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng cương vị được giao, thực hiện các hành vi vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Sự nhận biết một số đặc điểm nói trên có thể giúp cho Luật sư định hướng tập trung sự chú ý về nguyên nhân, bối cảnh, đặc trưng của từng lĩnh vực ngành nghề trong quá trình thao tác kỹ năng hành nghề của mình.

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, các tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thông qua hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. Nhóm tội này được quy định tại Chương XVIII, bao gồm 3 mục với 47 điều luật từ Điều 188 đến Điều 234 BLHS năm 2015.

Mục 1: Các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, gồm các tội được quy định từ Điều 188 đến Điều 199;

Mục 2: Các tội trong lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, gồm các tội được quy định từ Điều 200 đến Điều 216;

Mục 3: Các tội phạm khác xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, bao gồm các tội được quy định từ Điều 217 đến Điều 234.

1- Khách thể của tội phạm

Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân.

2- Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện ở các hành vi vi phạm các quy định về trật tự quản lý kinh tế, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và các lĩnh vực khác.

3- Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực TNHS và pháp nhân thương mại.

Pháp nhân thương mại có thể là chủ thể của tội phạm được quy định tại các điều luật sau: Điều 188 (tội buôn lậu); Điều 189 (tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 190 (tội sản xuất, buôn bán hàng cấm); Điều 191 (tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm); Điều 192 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả); Điều 193 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm); Điều 194 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 195 (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi); Điều 196 (tội đầu cơ); Điều 200 (tội trốn thuế); Điều 203 (tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước); Điều 209 (tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán); Điều 210 (tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán); Điều 211 (tội thao túng thị trường chứng khoán); Điều 213 (tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm); Điều 216 (tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động); Điều 217 (tội vi phạm các quy định về cạnh tranh); Điều 225 (tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan); Điều 226 (tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp); Điều 227 (tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên); Điều 232 (tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản); Điều 234 (tội vi phạm quy định bảo vệ động vật hoang dã).

4- Hình phạt

Thứ nhất, hình phạt chính: Đối với người phạm tội, hình phạt chính bao gồm hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm - Điều 193 BLHS năm 2015) hoặc tử hình (tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh - Điều 194 BLHS năm 2015). Đối với pháp nhân thương mại phạm tội, hình phạt chính bao gồm: phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chì hoạt động vĩnh viễn.

Thứ hai, hình phạt bổ sung: Đối với người phạm tội, ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghê hoặc làm công việc nhất định; đối với pháp nhân thương mại phạm tội, ngoài hình phạt chính, còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn, phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính.

II- KỸ NĂNG TIẾP XÚC, TRAO ĐỔI VỚI KHÁCH HÀNG

Do tính chất, đặc điểm của các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như đã nêu trên, liên quan trực tiếp đến các vấn đề kinh tế, lợi ích, tìm kiếm lợi nhuận trái pháp luật, hoặc gây thiệt hại về tài sàn, sức khỏe, từ các nguồn thông tin khác nhau, khách hàng hoặc thân nhàn gia đình họ biết được những nguy cơ có thể xảy ra đối với người thực hiện hành vi bị coi là tội phạm. Họ tìm đến Luật sư với mong muốn có đánh giá, tiên lượng về diễn biến vụ việc, khả năng bị khởi tố, bắt tạm giam, những hệ lụy có thể phát sinh, từ đó có nhu cầu bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho họ. Đó là chưa kể, nếu khách hàng bị khởi tố, bắt tạm giam, thân nhân của họ tìm đến Luật sư trong tâm trạng lo lắng, hoảng sợ, lúng túng, nên Luật sư là người khách quan đứng bên ngoài vụ việc, có kiến thức và trải nghiệm, có thể chia sẻ, tư vấn ban đầu cho khách hàng. Tuy nhiên, những áp lực của khách hàng đến lượt mình đã tác động đến nhận thức, trách nhiệm của Luật sư khi tiếp nhận yêu cầu và tham gia tố tụng, thậm chí họ đưa ra những yêu cầu vượt quá khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý của Luật sư. Do đó, khó khăn chủ yếu đối với Luật sư khi tiếp xúc khách hàng ban đầu là làm sao nhận diện, chia sẻ được những vấn đề phát sinh trong thực tế và nhu cầu rất cao của khách hàng, xác định được hướng đi của tiến trình tố tụng. Vì vậy, khi tiếp xúc, trao đổi với khách hàng, Luật sư cần lưu ý những điểm sau đây:

Thứ nhất, thông qua thông tin do khách hàng hoặc gia đình họ cung cấp, việc nhận diện ban đầu về tính chất, mức độ, hậu quả và những hệ lụy phát sinh từ vụ án có ý nghĩa rất quan trọng đối với Luật sư, quyết định việc Luật sư có khả năng tiếp nhận yêu cầu của khách hàng hay không. Mặt khác, do thời hạn điều tra các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thường kéo dài, cần dự liệu những bước đi, giải pháp khi Luật sư tham gia tố tụng, những khó khăn và tình huống có thể gặp phải, những việc Luật sư có thể giúp cho thân nhân của bị can, bị cáo...

Luật sư thông qua các câu hỏi khi tiếp xúc, cần nắm bắt thêm thông tin từ khách hàng về nhân thân, quá trình công tác, lịch sử thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, nguyên nhân, bối cảnh xảy ra vụ án, hoàn cảnh hiện nay của khách hàng và gia đình. Nếu khách hàng cởi mở, Luật sư có thể hỏi thêm về mối quan hệ nội tại trong gia đình, lý giải động cơ thực hiện hành vi bị coi là vi phạm, suy nghĩ, nhận thức của khách hàng về nhu cầu nhờ Luật sư. Mỗi Luật sư, tùy theo kinh nghiệm và khả năng của mình, cần trao đổi thẳng thắn với khách hàng về tính chất, mức độ và sự quan tâm của dư luận về vụ án, không nên hứa hẹn về khả năng giải quyết hoặc cam kết về kết quả vụ án. Không gian ấm áp, tác phong ứng xử cẩn trọng, tìm hiểu chi tiết và sự chân thành lắng nghe sẽ tạo sự tin cậy của khách hàng đối với Luật sư. Có thể nói, buổi tiếp xúc đầu tiên và những gì Luật sư trao đổi với khách hàng sẽ còn đi theo suốt chặng đường tố tụng gian nan sắp tới.

Thứ hai, trong buổi tiếp xúc khách hàng đầu tiên, Luật sư cần trao đổi, định hướng về việc thu thập, tiếp cận các nguồn tài liệu, chứng cứ do khách hàng hoặc gia đình cung cấp, cần nhận thức là trong điều kiện việc tiếp xúc ban đầu với khách hàng, bản thân Luật sư cũng chưa có nhiều thông tin, tài liệu để cân nhắc, xem xét quyết định có nhận trách nhiệm bào chữa hay không. Do đó, bên cạnh việc trình bày trực tiếp, Luật sư có thể đề nghị khách hàng cung cấp hoặc tự mình tìm hiểu một số thông tin, tài liệu ban đầu như sau:

- Cần thu thập từ khách hàng, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của họ các tài liệu về pháp nhân mà khách hàng làm Giám đốc hoặc có trách nhiệm quản lý, hoặc liên hệ nhờ sự giúp đỡ của chính doanh nghiệp; các quyết định bổ nhiệm, phân công công việc; điều lệ, nội quy, quy chế hoạt động của doanh nghiệp...

- Liên quan tới việc quản lý tài sản hoặc ngành nghề kinh doanh mà khách hàng là người chịu trách nhiệm, cần thu thập các văn bản pháp luật điều chình phạm vi của các quan hệ nói trên. Nguồn văn bản này là từ các tập hệ thống hóa các văn bản pháp luật chuyên ngành, các website dữ liệu văn bản pháp quy chính thức của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, các công ty kinh doanh và cung cấp phần mềm các văn bản pháp quy...

- Cần thu thập các chứng từ, tài liệu liên quan đến nội dung, tính chất vụ việc bị coi là xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà khách hàng bị quy kết, cụ thể như các hợp đồng, chứng từ thanh toán, thu chi, các biên bản thanh lý, hồ sơ báo cáo, quyết toán thuế, các tài liệu giao dịch, trao đổi qua lại giữa các pháp nhân, cá nhân liên quan...

- Thu thập các tài liệu về nhân thân và gia đình, quá trình công tác, làm việc, thành tích cá nhân, khen thưởng của Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền, các hoạt động thiện nguyện, tình trạng sức khỏe...

Thứ ba, nếu giữa Luật sư và khách hàng đã tạo được sự đồng thuận để có thể đảm nhận trách nhiệm bào chữa cho khách hàng hoặc theo đề nghị của thân nhân gia đình, một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng là hai bên thảo luận để đi đến ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thỏa thuận thù lao Luật sư một cách hợp lý, minh bạch. Có một thực tế khó khăn là nhận thức của Luật sư và khách hàng về trách nhiệm cung cấp dịch vụ pháp lý và xác định mức thù lao như thế nào là hợp lý? Về nguyên tắc, theo quy định tại Điều 54 Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012), khách hàng phải trả thù lao khi sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật sư; việc nhận thù lao được thực hiện theo quy định của Luật Luật sư và quy định khác cua pháp luật có liên quan. Điều này được hiểu, khi cung cấp dịch vụ pháp lý, Luật sư được nhận thù lao của khách hàng, nhưng bản chất việc cung cấp dịch vụ của Luật sư khác với các “dịch vụ mua ban hàng hóa” khác, bởi lẽ khả năng cung cấp dịch vụ của Luật sư chính là kiến thức, kỹ năng, sự trải nghiệm, luận lý của Luật sư và tấm lòng tận tâm, trách nhiệm trong việc thực hiện chức năng xã hội cao quý của nghề nghiệp Luật sư. Do đó, điều quan trọng trong nhận thức là không để yếu tố dịch vụ lấn át tính chất phục vụ của Luật sư. Niềm tin của khách hàng đối với Luật sư không chỉ thông qua yếu tố thù lao luật sư, mà còn vào hình ảnh “hiệp sĩ” bảo vệ công lý, là chỗ dựa đáng tin cậy cho khách hàng.

III- KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA, TRUY TỐ

Kỹ năng của Luật sư trong các giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có vị trí quan trọng, được thể hiện xuyên suốt trong quá trình tham gia tố tụng, trong mối quan hệ tương tác không chỉ với khách hàng đang bị khởi tố, bắt tạm giam, mà còn với CQĐT và Điều tra viên, VKS và Kiểm sát viên. Các quy định về sự tham gia của Luật sư trong giai đoạn điều tra và giai đoạn truy tố đã được quy định chi tiết tại Chương V Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 và Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012). Theo đó, những kỹ năng cụ thể sau đây các Luật sư có thể tham khảo trong quá trình tham gia tố tụng nhằm bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng:

Xem thêm: KỸ NĂNG THAM GIA VỤ ÁN VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ

1- Kỹ năng chuẩn bị thủ tục, đăng ký bào chữa, tham dự hỏi cung, đối chất và một số hoạt động khác trong giai đoạn điều tra

Về chuẩn bị thủ tục và gửi hồ sơ đăng ký bào chữa

Để khởi đầu cho quá trình tham gia tố tụng, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong vụ án hình sự xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Luật sư cần chủ động chuẩn bị cho khách hàng các thủ tục cần thiết, trong đó bao gồm việc dự thảo văn bản yêu cầu nhờ Luật sư (do Hợp đồng dịch vụ pháp lý không phải cung cấp cho CQĐT theo hồ sơ thủ tục đăng ký bào chữa). Để tránh những vướng mắc hoặc yêu cầu không hợp lý của CQĐT, nên chủ động kèm theo các tài liệu, thông tin, có thể bao gồm chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người yêu cầu nhờ Luật sư, số điện thoại, giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (photo có chứng thực) để chứng minh, giải thích nếu có yêu cầu.

Về thủ tục khi gửi hồ sơ đăng ký, Luật sư cần chuẩn bị giấy giới thiệu hoặc văn bản gửi CQĐT do người đứng đầu tổ chức hành nghề ký. Kèm theo là các tài liệu sau đây: Nếu trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện thì gồm Thẻ Luật sư kèm theo bản sao Thẻ Luật sư có chứng thực và giấy yêu cầu Luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện hoặc của người thân thích của nthể phgười bị buộc tội. Không thuộc trường hợp bắt buộc, những Luật sư có photo bằng Chứng chỉ hành nghề hoặc Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề trong trường hợp có yêu cầu. Việc này cốt yếu để phòng ngừa những khả năng gặp khó khăn và Luật sư có thể chủ động xử lý. Việc xuất trình các giấy tờ đối với trường hợp chỉ định người bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng cũng tương tự như vậy.

Nhằm thực hiện thủ tục đăng ký, khoản 4 Điều 78 BLTTHS năm 2015 quy định: "Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giầy tờ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tổ tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa quy định tại khoản 5 Điều này thì vào sổ đăng ký người bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu các giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa trong hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản". Tuy quy định như vậy, nhưng vấn đề đặt ra là cách thức gửi thủ tục đăng ký bào chữa như thế nào và làm thế nào Luật sư biết được “đường đi” của hồ sơ đã gửi?

BLTTHS đã rút ngắn thời hạn cấp Thông báo đăng ký bào chữa (từ 3 ngày xuống còn 24 giờ), tuy nhiên trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau, thời hạn này chưa được tôn trọng. Nếu nhận thấy thời hạn đãng ký bào chữa bị xâm phạm, Luật sư có thể làm văn bản gửi Thủ trưởng CQĐT, VKS cùng cấp, hoặc Liên đoàn Luật sư Việt Nam để nhờ can thiệp, hỗ trợ giải quyết đúng theo quy định của pháp luật.

Khoản 6 và 7 Điều 78 BLTTHS năm 2015 quy định văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tố tụng, trừ các trường hợp sau: (a) Người bị buộc tội từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa; (b) Người đại diện của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của BLTTHS năm 2015 từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra thông báo hủy bỏ và thu hồi văn bản thông báo người bào chữa khi thuộc một trong những trường hợp: (a) Khi phát hiện người bào chữa thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của BLTTHS năm 2015 và quy định của Luật Luật sư; (b) Vi phạm pháp luật khi tiến hành bào chữa.

Việc đăng ký bào chữa sẽ được các cơ quan có thẩm quyền tố tụng từ chối khi phát hiện thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 BLTTHS năm 2015. Tuy nhiên, thực tiễn tố tụng cho thấy trong một số vụ án, CQĐT bắt buộc người bào chữa phải làm cam kết mình không thuộc trường hợp không được bào chữa như một thủ tục bắt buộc mới cấp Thông báo đăng ký bào chữa. Do đó, việc xác định các trường hợp không được bào chữa đương nhiên là một trong những vấn đề đầu tiên mà Luật sư khi tiếp nhận yêu cầu phải tự xác định trước khi đăng ký bào chữa. Trong quá trình tham gia tố tụng, nếu phát hiện người bào chữa thuộc các trường hợp không được bào chữa thì khi đó CQĐT mới yêu cầu làm rõ hoặc hủy bỏ việc đăng ký bào chữa.

Vậy xác định thế nào là “vi phạm pháp luật” khi bào chữa theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 78 BLTTHS năm 2015? Đây là một khái niệm mà nội hàm của nó khá rộng, có thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Trong quá trình tham gia tố tụng, hành vi của người bào chữa được soi xét nhiều chiều, bị chi phối, điều chỉnh bởi nhiều văn bản pháp quy khác nhau, từ Luật Luật sư, BLTTHS, các văn bản dưới luật hoặc Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư. Đó là chưa kể, “vi phạm pháp luật” ở đày còn có thề được hiểu là vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý về mặt hình sự hoặc vi phạm pháp luật chỉ ở mức xử lý về mặt hành chính. Vì thế, nội hàm của khái niệm “vi phạm pháp luật” trong quá trình tham gia tố tụng hình sự của người bào chữa cần được giới hạn trong việc thực thi các nghĩa vụ của người bào chữa được quy định tại khoản 2 Điều 73 BLTTHS năm 2015 hoặc vi phạm các điều cấm đối với hoạt động hành nghề Luật sư được quy định tại Điều 9 Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012). Khoản 3 Điều 73 quy định người bào chữa nếu vi phạm pháp luật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị hủy bỏ việc đăng ký bào chữa, bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu TNHS; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của luật.

Có một tình huống phát sinh là sau khi gửi thủ tục đăng ký bào chữa, Luật sư nhận được văn bản từ CQĐT từ chối cấp Thông báo đăng ký bào chữa do người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam có đơn từ chối Luật sư. Đây cũng là một thực tế diễn ra nhiều thời gian qua, khiến gia đình khách hàng lo lắng, bản thân Luật sư cũng không hiểu lý do vì sao khách hàng từ chối mình.

2-  Kỹ năng gặp, làm việc, tham dự hỏi cung với bị can trong Trại tạm giam

Kỹ năng gặp, làm việc, tham dự các buổi hỏi cung của Luật sư với bị can trong Trại tạm giam là một kỹ năng quan trọng, dựa trên nền tảng pháp luật thực định rõ ràng, nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn, cản trở mà bắt nguồn từ những nhận thức về phía Điều tra viên cũng như bản thân Luật sư. Thực trạng này thường xảy ra khi Luật sư tham gia tố tụng trong nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, bởi trong các vụ “đại án” liên quan đến ngân hàng, các vụ án buôn lậu, làm hàng giả với số lượng bị can đông, kế hoạch xét hỏi của Điều tra viên cho nhiều bị can; thậm chí do các bị can là doanh nhân, người điều hành tổ chức kinh tế có trình độ hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực mà họ phạm tội, trải nghiệm nhất định, nên họ không dễ dàng nhận tội danh bị khởi tố. Chính vì bị can không nhận tội hoặc do tính chất phức tạp của vụ án, nên tâm lý một số Điều tra viên chưa muốn sự có mặt Luật sư trong giai đoạn điều tra, theo họ sự có mặt của Luật sư chỉ gây cản trở cho hoạt động điều tra.

Để bảo đảm quyền gặp mặt, nhằm thực hiện quyền tự bào chữa và nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa cho mình, vấn đề giải thích cho người bị tạm giữ, tạm giam, bị can có ý nghĩa rất quan trọng. Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 46/2019/TT-BCA ngày 10/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an, ngay khi giao các quyết định tố tụng và trong buổi hỏi cung đầu tiên, Điều tra viên phải giải thích quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa và thực hiện thủ tục nhờ người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can. Phù hợp với các quy định của BLTTHS hiện hành, khi giao Quyết định tạm giữ cho người bị tạm giữ, Quyết định khởi tố bị can cho bị can, Điều tra viên phải đọc và giải thích cho họ biết rõ về quyền, nghĩa vụ của họ theo quy định tại các Điều 58, 59,60 BLHS năm 2015 và ghi vào biên bản giao nhận. Trong biên bản phải ghi rõ ý kiến của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can về việc có nhờ người bào chữa hay không.

Trường hợp bị can phạm tội mà khung hình phạt đôi với tội đó có mức cao nhất từ 20 năm tù trở lên được quy định tại Điều 188; 193; 194; 195; 206; 207; 219; 222; 223; 230 BLHS năm 2015, trong đó Điều 207 quy định mức hình phạt cao nhất là chung thân, Điều 194 quy định mức hình phạt cao nhất là tử hình; bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất, nếu sau khi giải thích và thông báo cho bị can, người đại diện hợp pháp của họ về quyền được nhờ người bào chữa mà họ từ chối thì CQĐT phải làm văn bản yêu cầu Đoàn Luật sư thuộc địa bàn CQĐT đang thụ lý vụ án cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên tổ chức mình; trường hợp Đoàn Luật sư, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận đã cử người bào chữa nhưng bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ đề nghị thay đổi hoặc từ chối người bào chữa thì Điều tra viên phải lập biên bản ghi rõ ý kiến của họ. Trường hợp người bị tạm giữ, bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ đề nghị thay đổi người bào chữa thì CQĐT phải có văn bản yêu cầu Đoàn Luật sư cử người khác bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tôổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người khác bào chữa cho thành viên tổ chức mình.

Như vậy, trên cơ sở các quy định của BLTTHS năm 2015, đã phân biệt rõ ràng hai trình tự gặp mặt giữa người bào chữa với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và hoạt động tố tụng khác:

Một là, cuộc gặp, hỏi một cách chủ động giữa người bào chữa với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (điểm a khoản 1 Điều 73 BLTTHS năm 2015): về nội hàm của Điều luật, cần khẳng định trình tự cuộc gặp này hoàn toàn do Luật sư chủ động tiến hành trong bất cứ giai đoạn tố tụng nào và không bị hạn chế số lần, thời gian gặp; được hỏi, trao đổi hoàn toàn riêng tư với người bị buộc tội trong điều kiện giám sát theo quy định của cơ sở giam giữ mà không bắt buộc phải có mặt những người tiến hành tố tụng. Thực tế không có nội dung nào quy định việc gặp, hỏi giữa người bào chữa với người bị buộc tội trong giai đoạn điều tra lại phải xin phép hoặc được sự chấp thuận của CQĐT hoặc Điều tra viên.

Để được gặp người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, đang bị tạm giam, theo quy định tại Điều 80 BLTTHS năm 2015, người bào chữa chỉ cần xuất trình văn bản thông báo người bào chữa, Thẻ Luật sư để gặp bị can đang bị tạm giam mà không phải xin phép Điều tra viên, trừ trường hợp các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia. Khi Luật sư vào gặp, cơ quan quản lý người bị bắt, bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam sẽ phổ biến nội quy, quy chế của cơ sở giam giữ và yêu cầu Luật sư chấp hành nghiêm chỉnh. Chỉ trong trường hợp phát hiện người bào chữa vi phạm các quy định về việc gặp thì cán bộ giám sát của Trại mới phải dừng ngay việc gặp và lập biên bản, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Hai là, Luật sư tham dự cuộc gặp do người có thẩm quyền lây lời khai, hỏi cung chủ động tiến hành (điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 73 BLTTHS năm 2015):
Theo điểm b khoản 1 Điều 73 BLTTHS năm 2015, Luật sư có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì Luật sư có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Đây là trình tự thứ hai của Luật sư được gặp bị can theo thông báo và kế hoạch hỏi cung của Điều tra viên.

Như vậy, liên quan đến cuộc gặp theo trình tự này, Luật sư chỉ được hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can khi Điều tra viên tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của Điều tra viên kết thúc thì Luật sư có thể hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can (điểm b khoản 1 Điều 73 BLTTHS năm 2015). Quy định này là phù hợp vì Luật sư đã chủ động có các buổi gặp, làm việc riêng với người bị buộc tội, nên trong buổi gặp do Điều tra viên, Kiểm sát viên tiến hành, người bào chữa chỉ hỏi khi được họ đồng ý.

Một số điểm cần chú ý khi Luật sư tham gia các buổi hỏi cung:

Trước hết, Luật sư cần nắm vững các quy định liên quan việc tham gia hỏi cung. Theo khoản 1 Điều 183 BLTTHS năm 2015, trước khi tiến hành hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và Luật sư thời gian, địa điểm hỏi cung. Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 184 BLTTHS năm 2015, trong trường hợp hỏi cung có mặt Luật sư, Điều tra viên, cán bộ điều tra phải giải thích cho những người này biết quyền và nghĩa vụ của họ trong khi hỏi cung bị can. Bị can, Luật sư cùng ký vào biên bản hỏi cung. Trường hợp Luật sư được hỏi bị can thì trong biên bản phải ghi đầy đủ câu hỏi của Luật sư và trả lời của bị can. Luật sư cũng cần lưu ý, trước khi ký Biên bản hỏi cung, cần giúp bị can xem lại nội dung đã khai có phù hợp không, nếu phát hiện ghi không đúng thì phải đề nghị chỉnh sửa ngay. Nếu bị can khai nhận liên quan đến hành vi của người khác, hoặc người khác khai về hành vi của bị can, Luật sư có thể ghi cuối biên bản cho bị can được tiến hành đối chất với người đó. Ngoài việc ký tên cuối biên bản, Luật sư cần ký nháy trên từng trang biên bản và đề nghị Điều tra viên gạch chéo những phần bỏ trống. Trong quá trình tham dự hỏi cung do Điều tra viên chủ trì, Luật sư tuyệt đối không được mang theo máy điện thoại, máy tính nếu Trại tạm giam không cho phép, không nên trao đổi riêng tư với bị can nếu Điều tra viên không đồng ý, nhận hoặc chuyển giao thư từ, đồ thăm nuôi. Sắp tới các Trại tạm giam, Nhà tạm giữ sẽ từng bước trang bị hệ thống ghi âm, ghi hình, nên việc giám sát buổi gặp, làm việc của Luật sư với bị can càng chặt chẽ, Luật sư cần chú ý những điều cấm trong nội quy cơ sở giam giữ để bảo đảm việc hành nghề được đúng đắn và thuận lợi.

3-  Luật sư tham gia một số hoạt động tố tụng khác

Theo điểm c, d và đ khoản 1 Điều 73 BLTTHS năm 2015, ngoài các thao tác trong giai đoạn điều tra nói trên, Luật sư còn có quyền có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác; được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của BLTTHS năm 2015; xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa... Việc tham gia các hoạt động điều tra này trên thực tế nhiều Luật sư chưa hình dung và tận dụng cơ hội để tham gia nhằm tối đa hóa sự hỗ trợ về mặt pháp lý cho khách hàng.

Trong các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, các hoạt động nói trên rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến việc xác định sự thật khách quan của vụ án, có hay không có hành vi phạm tội xảy ra, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS. Theo quy định tại Điều 189 BLTTHS năm 2015, trường hợp có mâu thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn thì Điều tra viên tiến hành đôi chất. Trước khi tiến hành đối chất, Điều tra viên phải thông báo cho VKS cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc đối chất. Đáng chú ý, điều luật không quy định việc thông báo cho Luật sư, nhưng một trong những kỹ năng quan trọng của Luật sư là phải chủ động đề nghị được tham gia đối chất, chuẩn bị các nội dung và trong trường hợp cần thiết, đề nghị đặt câu hỏi để làm rõ các mâu thuẫn trong lời khai giữa những người được đối chất.

Khi tham gia tiến hành đối chất, Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố tình khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản. Khi bắt đầu đối chất, Điều tra viên hỏi về mối quan hệ giữa nhùng người tham gia đối chất, sau đó hỏi họ về những tình tiêt cần làm sáng tỏ. Sau khi nghe đối chất, Điều tra viên có thể hỏi thêm từng người. Trong quá trình đối chất, Điều tra viên có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật có liên quan; có thể để cho những người tham gia đối chất hỏi lẫn nhau; câu hỏi và trả lời của những người này phải ghi vào biên bản. Chỉ sau khi những người tham gia đối chất đã khai xong mới được nhắc lại những lời khai trước đó của họ. Cần chú ý là biên bản đối chất được lập theo quy định tại Điều 178 của BLTTHS năm 2015 và việc đối chất có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Hiện nay, một số phòng hỏi cung của CQĐT đã xây dựng và bố trí các thiết bị ghi âm, ghi hình, nên Luật sư cùng cần hết sức lưu tâm ứng xử chuẩn mực để đảm bảo việc thực hành kỹ năng tuân thủ đúng theo các quy định pháp luật nêu trên.

Điều 190 BLTTHS nãm 2015 quy định về nhận dạng, đó là khi cần thiết, Điều tra viên có thể đưa người, ảnh hoặc vật cho người làm chứng, bị hại hoặc bị can nhận dạng, số người, ảnh hoặc vật đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là ba và bề ngoài phải tương tự nhau, trừ trường hợp nhận dạng tử thi. Điều luật không quy định về sự tham gia của Luật sư trong hoạt động này, nhưng trong trường hợp cần thiết, Luật sư có thể chủ động đề nghị Điều tra viên, Kiểm sát viên cho phép tham gia.

Riêng hoạt động nhận biết giọng nói, Điều 191 BLTTHS năm 2015 quy định khi cần thiết, Điều tra viên có thể cho bị hại, người làm chứng hoặc người bị bắt, bị tạm giữ, bị can nhận biết giọng nói. số giọng nói được đưa ra để nhận biết ít nhất phải là ba và phải có âm sắc, âm lượng tương tự nhau. Đây là những hoạt động mới mà Luật sư có thể chủ động đề nghị tham gia để bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp của người bị tình nghi phạm tội.

Những việc Luật sư cần làm trong giai đoạn điều tra, truy tố trong các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Ngoài việc tham gia các buổi hỏi cung, đối chất và một số hoạt động tố tụng khác, tiếp cận, nghiên cứu và xử lý hồ sơ vụ án, trong các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, “mảnh đất” mà các Luật sư có thể dụng võ rất rộng rãi. Khác với các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, xâm phạm tính mạng, sức khỏe của công dân, các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thường xảy ra tranh cãi, phân biện giữa cơ quan buộc tội và người gỡ tội về xác định hành vi có cấu thành tội phạm hay không, mức độ thiệt hại, hậu quả vụ án, đồng thời còn có các hoạt động giám định tư pháp, định giá tài sản. Mặt khác, do tinh chất phức tạp, liên quan đến các hoạt động kinh doanh, thương mại, thời hạn điều tra thường kéo dài, chính các cơ quan tiến hành tố tụng cũng có nhiều ý kiến khác nhau, có trường hợp phải tạm đình chỉ điều tra hoặc tách vụ án. Vì thế, Luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng có thể và không bị giới hạn, trực tiếp tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng và gia đình những việc sau đây:

Một là, do thời hạn tạm giam bị can được gia hạn nhiều lần, căn cứ vào tình trạng sức khỏe, hồ sơ y tế, nếu thành khẩn khai báo, hợp tác tích cực với CQĐT, Luật sư làm văn bản kiến nghị, dự thảo cho gia đình làm đơn bảo lĩnh hoặc đặt tiền để xin tại ngoại. Tuy nhiên, vai trò của Luật sư không nên chỉ giới hạn trong việc làm kiến nghị hay soạn thảo đơn từ, mà trong phạm vi cho phép, phù hợp với quy định của pháp luật, Luật sư có thể trực tiếp trình bày với Điều tra viên, Kiểm sát viên về các điều kiện có thể xem xét cho tại ngoại. Trong thực tiễn tố tụng, một trong những vấn đề khá quan trọng là bản thân bị can hay gia đình có nguyện vọng khắc phục hậu quả vụ án, trong khi vụ án chưa kết thúc điều tra, hành vi bị can chưa có kết luận và đề nghị truy tố. Bản thân Luật sư và khách hàng thường có tâm lý băn khoăn, không biết việc nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án có đồng nghĩa với việc thừa nhận hành vi phạm tội hay không, hệ quả pháp lý thế nào? Để xử lý tình huống này, Luật sư cần chủ động liên hệ Điều tra viên đăng ký vào làm việc với bị can trong Trại tạm giam nhằm xác định nguyện vọng xin khắc phục hậu quá vụ án là tự nguyện, mức độ, thời gian, cách thức khắc phục hậu quả.

Hai là, trong trường hợp vụ án đã được kết thúc điều tra, hồ sơ vụ án chuyển sang VKS xem xét quyết định truy tố, Luật sư có cơ hội được tiếp cận toàn bộ hồ sơ vụ án. Việc tiếp xúc, gặp và làm việc riêng với bị can trong Trại tạm giam đã thông thoáng, thuận lợi hơn, không phụ thuộc vào sự đồng ý của Điều tra viên, nên Luật sư cần hết sức tranh thủ tiến hành các thủ tục vào gặp bị can để nắm bắt tư tưởng, nhận thức và ý kiến về nội dung bản kết luận điều tra. Thông qua việc trao đổi ý kiến này, cùng với kết quả nghiên cứu hồ sơ, Luật sư đặt câu hỏi về những nội dung quan trọng, liên quan đến việc xác định tội danh, các tình tiết làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, thông tin về những bước đi sắp tới trong kế hoạch chuẩn bị của Luật sư cho phiên tòa. Do bị can trong giai đoạn điều tra không nắm được các thông tin, tài liệu, kết quả điều tra, Luật sư cần chỉ ra những điểm còn mâu thuẫn trong lời khai của chính bị can, trao đổi về lời khai của những bị can khác và các đương sự trong cùng vụ án, từ đó tìm hiểu, thống nhất quan điểm và hướng bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho bị can. Trong trường hợp bị can không được CQĐT thông báo về kết quả giám định tư pháp, giám định về tài chính - kế toán hoặc định giá tài sản trong tố tụng hình sự, Luật sư cần trao đổi xem cơ sở, căn cứ, phương pháp giám định, định giá có phù hợp không, từ đó kiến nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung, đề nghị tổ chức đối chất với người có lời khai khác biệt với bị can... Đây là một thao tác vô cùng quan trọng, tạo sợi dây liên kết, tin tưởng giữa Luật sư và bị can, đồng thời cũng tạo sự động viên, tin tưởng đúng đắn cho bị can chuẩn bị bước vào giai đoạn xét xử công khai.

Ba là, từ tiếp cận hồ sơ ban đầu do gia đình cung cấp hoặc tự mình thu thập được, trên cơ sở đối chiếu với các quy định pháp luật liên quan, Luật sư cần chủ động xây dựng các kiến nghị ban đầu gửi các cơ quan tiến hành tố tụng, đề nghị xem xét bản chất, sự thật khách quan của vụ án, nguyên nhân, bối cảnh, các yếu tố tác động để xem xét lại việc truy cứu TNHS hoặc có dấu hiệu của tội danh khác với tội danh bị khởi tổ. Các kiến nghị này có ý nghĩa quan trọng ở chỗ, không phải chờ đến khi phiên tòa được mờ, ngay từ trong giai đoạn điều tra, Luật sư đã nhận thức được nguyên tắc tranh tụng, tinh thần phản biện và tham gia tận tâm, có trách nhiệm đối với khách hàng. Hình thức của các kiến nghị này có thể là các văn bản yêu cầu làm rõ những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự, kiến nghị xem xét lại tội danh trong trường hợp không đủ căn cứ buộc tội. Cơ sở của kiến nghị này dựa trên nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định tại Điều 13 BLTTHS năm 2015.

Trong trường hợp bị can thừa nhận tội danh CQĐT khởi tố, VKS truy tố, thông qua việc tham dự các buổi hỏi cung, Luật sư tìm kiếm các tinh tiết giảm nhẹ TNHS, thu thập các tài liệu về nhân thân, tình trạng sức khỏe, làm văn bản gửi chính quyền địa phương, doanh nghiệp nơi bị can làm việc, công tác xác nhận các thành tích đóng góp cá nhân và công tác xã hội, từ đó có kiến nghị kịp thời gửi đến các cơ quan tiến hành tố tụng để ghi nhận trong Kết luận điều tra, Cáo trạng về thái độ khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải, khắc phục hậu quả vụ án, các tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định tại Điều 51 BLHS năm 2015.

Nguồn tổng hợp từ Giáo trình "Kỹ năng Luật sư khi tham gia giải quyết các vụ án hình sự" của Học viện Tư pháp và các nguồn khác.

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
3.8 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Kỹ năng tham gia vụ án về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.56919 sec| 1239.523 kb