Cách thức đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ

21/06/2021
Everest Law Firm
Everest Law Firm

 

Đối với các tài sản trí tuệ mà quyền chỉ được xác lập quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở Văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thì cách thức quan trọng nhất để có được sự bảo hộ pháp lý cho các tài sản này là tiến hành đăng ký quyền sở hữu càng sớm càng tốt.

 

 

lập quyền sở hữu trí tuệ Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198

 

Các tài sản trí tuệ được đăng ký bảo hộ

 

 

- Sản phẩm hoặc quy trình (thông qua việc bảo hộ sáng chế)

 

 

- Tác phẩm văn hóa, nghệ thuật và văn học (thông qua việc bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan);

 

 

- Các kiểu dáng mang tính thẩm mỹ (thông qua việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp);

 

 

- Các dấu hiệu có khả năng phân biệt (phần lớn là thông qua việc bảo hộ nhãn hiệu);

 

 

- Mạch tích hợp điện tử (thông qua việc bảo hộ thiết kế bố trí);

 

 

- Tên gọi của hàng hóa có chất lượng hoặc danh tiếng nhất định được tạo nên do xuất xứ địa lý (thông qua việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý);

 

 

- Bí mật thương mại (thông qua việc bảo hộ thông tin bí mật có giá trị thương mại).

 

 

Một số công việc Luật sư sở hữu trí tuệ thông thường xử lý, liên quan tới việc xác lập quyền Sở hữu trí tuệ là:

 

 

- Tư vấn trong giai đoạn đầu về giải thích và định nghĩa quyền;

 

 

- Tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ;

 

 

- Soạn thảo hồ sơ và tiến hành thủ tục nộp đơn và xử lý đơn cấp bằng độc quyền sáng chế, đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp;

 

 

- Duy trì/gia hạn hiệu lực các đối tượng được bảo hộ.

 

 

Một số điểm cần lưu ý khi tư vấn trong quá trình xác lập quyền sở hữu trí tuệ

 

 

- Đối với sáng chế, việc tư vấn trong giai đoạn đầu cho người nộp đơn là đặc biệt quan trong. Mục đích của việc tư vấn là giúp cho người nộp đơn có thể quyết định liệu có khả năng có được Bằng độc quyền sáng chế hay không, liệu người nộp đơn có nên nộp yêu cầu cấp Bằng độc quyền sáng chế hay nên giữ bí mật sáng chế; nếu quyết định xin bảo hộ sáng chế thì người nộp đơn sẽ nộp đơn ở các quốc gia nào; nếu xin bảo hộ ở nhiều quốc gia thì người nộp đơn sẽ nộp một đơn quốc tế và hoặc một đơn theo vùng hay nên nộp các đơn quốc gia riêng biệt. Việc chuẩn bị hồ sơ đơn sáng chế đòi hỏi Luật sư sáng chế phải có kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp trong các công việc: phân loại sáng chế, tra cứu thông tin, soạn thảo bản mô tả yêu cầu bảo hộ. Mặc dù, phần lớn các thông tin liên quan tới đối tượng yêu cầu bảo hộ nếu trong đơn là do người nộp đơn cung cấp và đó là trách nhiệm của người nộp đơn nhưng cách thể hiện các thông tin đó trong đơn sao cho đáp ứng các yêu cầu của luật và bộc lộ vừa đủ vì quyền lợi của người nộp đơn là trách nhiệm của luật sử sáng chế Luật sư sáng chế cần bảo đảm cho đơn luôn được nộp đồng thời hạn, trong hầu hết các trường hợp, là càng sớm càng tốt bởi theo quy định của hầu hết các quốc gia, khi có nhiều đơn được nộp cho cùng một sáng chế thì bằng độc quyền sáng chế sẽ được cấp cho người có đơn nộp vào ngày sớm nhất hoặc có xin hưởng ngày ưu tiên sớm nhất. Thời hạn xin hưởng quyền ưu tiên theo đơn nộp sớm hơn, đối với đơn sáng chế, theo Công ước Paris là 12 tháng. Giai đoạn nộp đơn bắt đầu khi đơn được nộp và kết thúc với một trong những sự kiện sau người nộp đơn rút đơn; người nộp đơn từ bỏ đơn; Cơ quan sáng chế từ chối đơn; Cơ quan sáng chế cấp bằng độc quyền sáng chế, Luật sư sáng chế cần theo dõi sát sao quá trình thẩm định đơn, xác định rõ các thời hạn của các công việc, thông báo và tư vấn kịp thời cho người nộp đơn các thông báo của cơ quan sáng chế, phản hồi/phúc đáp các yêu cầu của cơ quan sáng chế, bảo đảm quy trình thẩm định sáng chế được nên hành thuận lợi và bằng độc quyền sáng chế có thể được cấp nếu đối tượng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định pháp luật. Việc nộp phí duy trì hiệu lực Bằng sáng chế hàng năm đúng thời hạn là một trong những việc quan trọng và mang tính trách nhiệm của Luật sư sáng chế. Việc lỡ mất ngày nộp phí duy trì hiệu lực trong giai đoạn gia hạn sẽ phải nộp thêm phí bổ sung. Việc lỡ thời hạn của giai đoạn gia hạn có thể tước mất tất cả quyền đối với sáng chế của chủ sở hữu. Khi người nộp đơn có yêu cầu bảo hộ sáng chế tại nước ngoài, Luật sư sáng chế cần phần tích rõ cho người nộp đơn ưu điểm và nhược điểm của việc nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế theo Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT) và nộp đơn trực tiếp tại từng quốc gia cũng như đặc biệt lưu ý tới các thời hạn: xin hưởng quyền ưu tiên, nộp đơn quốc tế. vào giai đoạn quốc gia, nộp yêu cầu xét nghiệm nội dung, v,v. để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp đơn.

 

 

- Đối với kiểu dáng công nghiệp, việc xác định đối tượng cần bảo hộ dựa vào các đặc điểm tạo dáng (hình dáng bên ngoài) của sản phẩm, bao gồm các đường nét, hình khối, màu sắc hoặc tổ hợp các yếu tố đó. Do đó, trong hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp, cùng với bản mô tả, hình vẽ thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp là một bộ phận quan trọng thể hiện khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ của đối tượng. Một số kiểu dáng công nghiệp có thể được bảo hộ theo các quy định của quyền tác giả với tư cách là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

 

 

- Đối với nhãn hiệu, việc tư vấn cho doanh nghiệp lựa chọn nhãn hiệu phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh và có khả năng đăng ký cho các sản phẩm/dịch vụ xác định là quan trọng nhất. Nhãn hiệu đề xuất cần được đánh giá khả năng đăng ký theo các quy định pháp luật và trên cơ sở tra cứu các nhãn hiệu đã được đăng ký nộp đơn cho các sản phẩm dịch vụ trùng, tương tự và/hoặc có liên quan. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần được chuẩn bị đầy đủ với việc phân nhóm sản phẩm/dịch vụ chính xác và nộp càng sớm càng tốt ngay khi xác định nhãn hiệu có khả năng đăng ký để bảo đảm cho người nộp đơn có thể trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu theo nguyên tắc “Nộp đơn đầu tiên (-first-to-file”) được áp dụng ở hầu hết các quốc gia.

 

 

Công việc của luật sư nhãn hiệu sau khi nộp đơn là đại diện cho người nộp đơn giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình đăng ký, ví dụ việc từ chối bởi thẩm định viên hoặc sự phản đối từ bên thứ ba tư vấn nên đem đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài (nếu người nộp đơn có yêu cầu và xin hưởng quyền ưu tiên theo đơn nhãn hiệu đã nộp theo con đường đăng ký quốc tế (theo Thỏa ước và hoặc Nghị định thư Madrid) hoặc theo con đường quốc gia trực tiếp tại cơ quan đăng ký của từng quốc gia. Sau khi nhãn hiệu được đăng ký, vấn đề của thời hạn hiệu lực và sử dụng nhãn hiệu cần được Luật sư lưu tâm, tư vấn và nhắc nhở chủ sở hữu nhãn hiệu để bảo đảm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đã đăng ký.

 

0 bình luận, đánh giá về Cách thức đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.19315 sec| 954.43 kb