Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
"Hợp tác là chìa khóa để thành công."
- W. Clement Stone
Thông thường, chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là chế tài mà luật sư tư vấn cho bên bị vi phạm áp dụng trước tiên. Xuất phát từ thỏa thuận cam kết trong hợp đồng của các bên là nhằm đạt được lợi ích nhất định, việc hợp đồng bị vi phạm khiến các bên chưa đạt được mục đích của việc giao kết.
Do vậy, để đảm bảo những lợi ích hướng tới khi giao kết hợp đồng mà luật sư tư vấn cho bên bị vi phạm yêu cầu áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, trừ trường hợp việc thực hiện hợp đồng tại thời điểm tư vấn không còn ý nghĩa với bên bị vi phạm nữa.
Thông thường, chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là chế tài mà luật sư tư vấn cho bên bị vi phạm áp dụng trước tiên. Xuất phát từ thỏa thuận cam kết trong hợp đồng của các bên là nhằm đạt được lợi ích nhất định, việc hợp đồng bị vi phạm khiến các bên chưa đạt được mục đích của việc giao kết. Do vậy, để đảm bảo những lợi ích hướng tới khi giao kết hợp đồng mà luật sư tư vấn cho bên bị vi phạm yêu cầu áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, trừ trường hợp việc thực hiện hợp đồng tại thời điểm tư vấn không còn ý nghĩa với bên bị vi phạm nữa.
Việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng ở các quốc gia có sự khác nhau. Ở các nước theo dòng họ pháp luật châu Âu lục địa, xuất phát từ quan điểm cho rằng yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng là yêu cầu cơ bản, được ưu tiên số một trong số các chế tài thương mại.
Ví dụ: Ở Đức, chế tài bồi thường thiệt hại được giải thích như một hình thức đặc biệt nếu thực hiện đúng hợp đồng trở thành điều không thể bồi hoàn đầy đủ cho bên bị vi phạm. Khác biệt với quan điểm của dòng họ pháp luật châu Âu lục địa, dòng họ pháp luật Anh - Mỹ lại xuất phát từ quan điểm ngược lại khi cho rằng mấu chốt của vấn đề là trong trường hợp có hành vi vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm luôn có thể yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại bằng tiền. Vì vậy, buộc thực hiện đúng hợp đồng nhìn chung không được Tòa án áp dụng, Tòa án chỉ công nhận tính hợp pháp của yêu cầu thực hiện đúng hợp đồng trong trường hợp việc bồi thường bằng tiền mặt không đáp ứng quyền lợi của bên bị vi phạm.
Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng ở Việt Nam theo quan điểm của các nước châu Âu lục địa được quy định tại khoản 1 Điều 297 Luật Thương mại năm 2005: “Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh”.
Luật sư cần lưu ý, mục đích của việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng đã ký kết, làm cho nghĩa vụ giữa các bên phải tiếp tục được thực hiện. Trong nhiều trường hợp, các loại chế tài khác như bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm không thể thay thế lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng đã ký kết của các bên. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, luật sư có thể tư vấn cho khách hàng là bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác. Việc áp dụng các chế tài khác chỉ được thực hiện sau thời hạn cho phép thực hiện đúng hợp đồng.
Căn cứ áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng chỉ cần một căn cứ duy nhất là có hành vi vi phạm hợp đồng mà không cần các bên phải có thỏa thuận trong hợp đồng, không cần biết thiệt hại đã phát sinh hay chưa.
Luật sư tư vấn cho khách hàng gửi thông báo yêu cầu bên kia phải thực hiện hợp đồng trong thời gian nhất định. Nếu hết thời gian được ấn định mà bên vi phạm hợp đồng không thực hiện đúng hợp đồng thì sẽ áp dụng các chế tài khác để đảm bảo quyền lợi của mình.
Phạt vi phạm là hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng, theo đó bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm hợp đồng một khoản liên nhât đinh theo sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở quy định của pháp luật. Chế tài này được quy định tại hai điều: Điều 300 và Điều 301 Luật Thương mại năm 2005. Điều 300 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này". Mục đích của chế tài phạt vi phạm chủ yếu nhằm phòng ngừa, răn đe, trừng phạt bên có hành vi vi phạm.
Luật sư cần lưu ý, căn cứ để tư vấn cho khách hàng áp dụng chế tài phạt hợp đồng gồm có: (i) có hành vi vi phạm hợp đồng; (ii) có thỏa thuận của các bên về hành vi vi phạm này phải chịu phạt. Mức phạt mà luật sư tư vấn cho khách hàng phải phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của Luật Thương mại năm 2005.
Luật Thương mại năm 2005 quy định mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng đều không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này. Đó là trường hợp trong các hợp đồng giám định thì mức phạt hợp đồng không quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
Các hợp đồng xây dựng mà các bên chủ thể là thương nhân được coi là hợp đồng thương mại. Trong quan hệ hợp đồng này, Luật Thương mại được coi là luật chung điều chỉnh quan hệ hợp đồng thương mại, Luật xây dựng là luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Đối với các hợp đồng trong hoạt động xây dựng, Luật xây dựng năm 2014 đã mở rộng mức phạt đến 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm đối với các công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn nhà nước (Điều 146).
Khoản 2 Điều 418 BLDS năm 2015 quy định: “Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác". Như vậy, đối với các hợp đồng dân sự thì các bên không bị khống chế thỏa thuận về mức phạt hợp đồng. Luật sư có thể tư vấn cho khách hàng áp dụng mức phạt theo thỏa thuận này của các bên trong hợp đồng.
Xem thêm: Dịch vụ Luật sư hợp đồng
Bồi thường thiệt hại là hình thức chế tài nhằm khôi phục, bù đắp lợi ích vật chất bị mất của bên bị vi phạm hợp đồng trong thương mại. Chế tài buộc bồi thường thiệt hại được quy định từ Điều 302 đến Điều 307 Luật Thương mại năm 2005. Tại khoản 1 Điều 302 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm”.
Luật sư cần lưu ý, căn cứ áp dụng chế tài buộc bồi thường thiệt hại gồm: (i) có hành vi vi phạm hợp đồng; (ii) có thiệt hại thực tế; (iii) hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Luật sư cần lưu ý về mức thiệt hại được bồi thường để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Do chức năng chủ yếu của chế tài này là bồi hoàn, bù đắp, khôi phục lợi ích vật chất, bên vi phạm phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại vật chất cho bên bị vi phạm. Thiệt hại vật chất ở đây là giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng. Các khoản thiệt hại này phải được tính toán và chứng minh một cách hợp lý mà không phải kê khai khống, không có căn cứ.
Các khoản thiệt hại thực tế, trực tiếp được xác định như sau:
- Giá trị hàng hóa bị mất mát, hư hỏng;
- Chi phí đã được sử dụng hay sẽ được sử dụng để phục hồi hay loại bỏ các khuyết tật của hàng hóa như các chi phí liên quan đến việc sửa chữa, tiền chênh lệch giá mua bù hàng hóa của đối tác khác...
- Khoản tiền mà bên bị vi phạm phải bồi thường và phạt hợp đồng cho bên thứ ba vì hành vi vi phạm hợp đồng của phía bên kia.
Luật sư cùng cần lưu ý, việc xác định thiệt hại vật chất phải được thể hiện bằng các chứng cứ chứng minh thiệt hại này là có thật, đã xảy ra và bên bị vi phạm đã phải chịu do hành vi vi phạm của phía bên kia. Các chứng cứ chứng minh có thể là biên bản giám định, hợp đồng ký với bên thứ ba để sửa chữa, khắc phục thiệt hại, mua bán bù hàng, hóa đơn, chứng từ... Luật Thương mại năm 2005 không quy định thiệt hại về tinh thần được bồi thường như uy tín của doanh nghiệp bị giảm sút.
Khoản lợi đáng lẽ được hưởng là những khoản lợi nhuận mà bên bị vi phạm được thụ hưởng trong điều kiện phía bên kia thực hiện đúng nghĩa vụ. Việc chứng minh cho khoản lợi nhuận đáng lẽ được hưởng khó khăn hơn so với giá trị thiệt hại thực tế phát sinh, đòi hỏi sự tính toán từ các chi phí và so sánh với việc thực hiện các hợp đồng cùng loại khác. Luật sư cần lưu ý tư vấn cho khách hàng cung cấp các số liệu kế toán so sánh quá trình thực hiện hợp đồng trước đây hoặc tính toán lợi nhuận dựa trên doanh thu trừ đi chi phí.
Hiện nay, với quy định mới của BLDS năm 2015 tại Điều 13 nguyên tắc bồi thường thiệt hại là cho phép các bên trong hợp đồng được thỏa thuận về mức bồi thường, nếu các bên không có thỏa thuận thì thiệt hại được bồi thường là toàn bộ thiệt hại. Điều 360 BLDS năm 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ cũng quy định cụ thể hóa nguyên tắc trong: Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác, vấn đề này sẽ được giải quyết như thế nào nếu trong hợp đồng thương mại các bên có thỏa thuận về mức bồi thường? Thỏa thuận về mức bồi thường của các bên có trái pháp luật không và có được chấp nhận nếu có thiệt hại xảy ra không? Luật sư có thể tư vấn cho khách hàng áp dụng thỏa thuận về mức bồi thường trong hợp đồng mà không phụ thuộc vào thiệt hại xảy ra hay không?
Một trong những nguyên tắc của BLDS năm 2015 là nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được các chủ thể khác tôn trọng. Thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại của các bên trong hợp đồng thương mại phải được tôn trọng vì không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Trong trường hợp này, các quy định về bồi thường thiệt hại trong Luật Thương mại năm 2005 chỉ được áp dụng nếu không trái với các nguyên tắc của BLDS năm 2015. Như vậy, luật sư có thể tư vấn cho khách hàng yêu cầu bồi thường thiệt hại theo mức các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Luật sư cùng cần lưu ý việc áp dụng đồng thời chế tài phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại cũng khác với hợp đồng dân sự. Nếu trong hợp đồng dân sự các bên phải thỏa thuận áp dụng phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại thì mới được áp dụng đồng thời hai chế tài này nếu xảy ra hành vi vi phạm, còn trong hợp đồng thương mại, các bên chỉ cần có thỏa thuận phạt hợp đồng, nếu xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng và hành vi đó gây ra thiệt hại thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt hợp đồng và chế tài bồi thường thiệt hại để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Luật sư cần lưu ý xem xét bên bị vi phạm đã phải thực hiện biện pháp hạn chế thiệt hại hay chưa. Nếu khách hàng của luật sư là bên bị vi phạm thì phải tư vấn cho khách hàng áp dụng các biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm hợp đồng của phía bên kia. Đây là việc cụ thể hóa một trong những nguyên tắc của pháp luật dân sự là thiện chí, trung thực. Nếu bên bị vi phạm không áp dụng các biện pháp để hạn chế thiệt hại xảy ra thì bên vi phạm có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường bằng mức thiệt hại đáng lẽ có thể hạn chế được.
Ví dụ: Khi bên mua không nhận hàng thì luật sư tư vấn cho bên bán phải bán hàng cho bên thứ ba nhằm hạn chế tổn thất cho hàng hóa đối với những hàng hóa dễ hư hỏng, có thời hạn sử dụng. Trường hợp bên bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng thì luật sư tư vấn cho khách hàng là bèn mua cân thực hiện một cách nhanh chóng mua hàng thay thê đê có nguyên liệu sản xuất hoặc đề bán hàng hóa cho bên thứ ba nhảm hạn chế thiệt hại phát sinh.
Đây là các chế tài liên quan đến tổ chức hợp đồng mà bản chất là tạm ngừng việc thực hiện hợp đồng trong một khoảng thời gian nhất định, chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm nhất định (đình chỉ hợp đồng) và hủy bỏ hợp đồng kể từ thời điểm giao kết. Căn cứ áp dụng của các chế tài này giống nhau ở điểm:
- Xảy ra hành vi vi phạm là vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng;
- Xảy ra hành vi vi phạm được các bên thỏa thuận trong hợp đồng là điều kiện để tạm ngừng hợp đồng, đình chỉ hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng.
Trong đó, hành vi vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Như vậy, luật sư cần phải xác định được mục đích các bên giao kết hợp đồng là gì để trong trường hợp bên kia vi phạm hợp đồng có ảnh hưởng đến mục đích giao kết của hợp đồng không. Ví dụ, bên mua máy photocopy về để phục vụ cho hoạt động của văn phòng nhưng máy không đúng chất lượng theo thỏa thuận, không thể vận hành được. Hành vi vi phạm của bên bán khiến bên mua không đạt được mục đích giao kết. Luật sư có thể tư vấn cho bên mua có quyền yêu cầu hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp này.
Thứ nhất, chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng trong thương mại là hình thức chế tài, theo đó một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thương mại. Điều 308 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, tạm ngừng thực hiện hợp đồng làm việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng”.
Như vậy, căn cứ áp dụng là chỉ cần có hành vi vi phạm hợp đồng: hành vì đó là hành vi vi phạm nghĩa vụ cơ bản hoặc là hành vi các bên thỏa thuận trong hợp đồng là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng. Và không cần đến các yếu tố khác như thiệt hại xảy ra hoặc ảnh hưởng của một bên như thế nào.
Luật sư lưu ý khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn có hiệu lực. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với những tổn thất đã xảy ra do hành vi vi phạm của bên kia.
Luật sư lưu ý tư vấn cho khách hàng soạn thảo Thông báo về việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng, trong đó có các nội dung về căn cứ áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, thời điểm tạm ngừng thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm (nếu có).
BLDS năm 2015 dùng khái niệm “hoãn thực hiện nghĩa vụ” cũng cùng tính chất với “tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ” trong thương mại, đó là “tạm dừng” thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, theo pháp luật dân sự thì đây không phải là biện pháp chế tài khi có hành vi vi phạm mà là phía bên vi phạm khi không thể thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn thì có thể thông báo với bên có quyền để đề nghị hoãn thực hiện nghĩa vụ. Bên có nghĩa vụ chỉ được hoãn nếu bên có quyền đồng ý.
Thứ hai, chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng
Đình chỉ thực hiện hợp đồng là hình thức chế tài, theo đó một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng và hợp đồng không có hiệu lực kể từ thời điểm bên vi phạm nhận được thông báo chấm dứt. Khi tư vấn cho khách hàng cách áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng, luật sư cần lưu ý căn cứ áp dụng là có hành vi vi phạm hợp đồng. Hành vi vi phạm hợp đồng này là hành vi vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng hoặc nếu không phải là hành vi vi phạm nghĩa vụ cơ bản hợp đồng thì phải là hành vi vi phạm các bên có thỏa thuận trong hợp đồng là điều kiện đình chỉ thực hiện hợp đồng.
Luật sư cần lưu ý, hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng.
Luật sư tư vấn cho khách hàng soạn thảo Thông báo đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng kể từ thời điểm nhất định (có thể là thời điểm nhận được thông báo đình chỉ) gửi cho phía bên kia. Nội dung của Thông báo gồm: căn cứ của việc áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng, thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng có hiệu lực, yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm). Nếu không thông báo cho bên kia biết về việc đình chỉ thực hiện hợp đồng thì sẽ phải bồi thường thiệt hại phát sinh (nếu có).
Luật sư lưu ý, chế tài này sẽ làm triệt tiêu hợp đồng khiến cho các bên không đạt được mục đích của việc giao kết. Vì vậy, luật sư tư vấn áp dụng chế tài này chỉ là biện pháp cuối cùng khi không thể áp dụng các chế tài khác.
Pháp luật dân sự sử dụng thuật ngữ “đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng” thay vì “đình chỉ thực hiện hợp đồng” và cũng coi đó là chế tài áp dụng khi có hành vi vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng hoặc hành vi vi phạm mà các bên thỏa thuận là điều kiện áp dụng học pháp luật có quy định. Hai chế tài này có cùng bản chất là chấm dứt thực hiện hợp đồng từ thời điểm bên vi phạm nhận được thông báo chấm dứt. Luật sư cần lưu ý là khi áp dụng chế tài đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng thì các bên trong hợp đồng không phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng nữa, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp .
Ví dụ, thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một trung tâm trọng tài thương mại vẫn tiếp tục có hiệu lực ngay cả khi các bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.
Thứ ba, chế tài hủy bỏ hợp đồng
Hủy bỏ hợp đồng là hình thức chế tài, theo đó một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và làm cho họp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Khi tư vấn cho khách hàng áp dụng chế tài này, luật sư cần lưu ý những vấn đề sau:
Hủy bỏ hợp đồng có hai hình thức: hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bài bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
Luật sư lưu ý, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp bên vi phạm vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng hoặc hành vi vi phạm là vi phạm được các bên thỏa thuận là điều kiện hủy bỏ hợp đồng.
Hủy hợp đồng thể hiện sự trừng phạt và thái độ nghiêm khắc nhất của bên bị vi phạm đối với bên vi phạm trong quan hệ hợp đồng. Khi một hợp đồng bị hủy bỏ toàn bộ, hợp đồng được coi là không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Chế tài này làm triệt tiêu hợp đồng giữa các bên khiến cho các bên không thể đạt được mục đích giao kết. Vì vậy, tùy tình huống cụ thể, luật sư cân nhắc tư vấn cho khách hàng áp dụng chế tài này.
Hậu quả của chế tài hủy bỏ hợp đồng là các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và giải quyết tranh chấp . Các bên có quyền đòi lại các lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền. Ngoài ra, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 314 Luật Thương mại năm 2005).
Luật sư cần lưu ý, chế tài hủy bỏ hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên vi phạm nhận được Thông báo về việc hủy bỏ hợp đồng. Vì vậy, luật sư tư vấn cho khách hàng soạn thảo Thông báo về việc hủy bỏ hợp đồng. Nội dung thông báo bao gồm: căn cứ của việc áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng, thời điểm hủy bỏ hợp đồng có hiệu lực và yêu cầu bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ đối ứng nếu một bên đã thực hiện nghĩa vụ, nghĩa vụ thanh toán nếu đã thực hiện nghĩa vụ giao hàng và yêu cầu bồi thường thiệt hại phát sinh. Nếu không thông báo về việc hủy bỏ hợp đồng cho phía bên vi phạm mà phát sinh thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại.
Đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán, pháp luật đã “thiết kế” riêng chế tài yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm thanh toán. Pháp luật thương mại quy định về quyền yêu cầu đòi tiền lãi trên số tiền chậm thanh toán, còn pháp luật dân sự quy định trách nhiệm của bên vi phạm chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Đó là trường hợp bận có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
Khi bên vi phạm vi phạm nghĩa vụ thanh toán, trước hết luật sư tư vấn cho khách hàng kiểm tra thỏa thuận trong hợp đồng về lãi suất trong trường hợp một bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Lãi suất đó được các bên thỏa thuận như thế nào? Có phù hợp với quy định của pháp luật không? Trường hợp lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật thì tư vấn cho khách hàng áp dụng mức lãi suất theo thỏa thuận để tính tiền lãi chậm thanh toán. BLDS năm 2015 quy định lãi suất thỏa thuận của các bên trong hợp đồng không được vượt quá 20%/năm. Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 không hạn chế mức thỏa thuận về lãi của các bên trong hợp đồng với quy định:
Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên, với quan điểm BLDS là luật chung điều chỉnh quan hệ hợp đồng dân sự (theo nghĩa rộng) thì thỏa thuận về lãi suất của các bên trong hợp đồng thương mại không được vượt quá mức trần theo quy định của BLDS năm 2015.
Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về lãi suất chậm thanh toán thì đối với hợp đồng thương mại, luật sư tư vấn cho khách hàng áp dụng lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán để tính tiền lãi. Thời điểm thanh toán chính là thời điểm bên bị vi phạm nghĩa vụ thanh toán yêu cầu bên kia trả nợ. Hiện nay, để xác định thế nào là lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán thì luật sư căn cứ vào Án lệ số 09/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 07/10/2016 và được công bổ theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17/10/2016 cua Chánh án Tòa án nhân dân tối cao .
Trong trường hợp này, Luật sư cần lấy mức lãi suất quá hạn trung bình của ít nhất ba ngân hàng tại địa phương (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam...) để tính lại tiền lãi do chậm thanh toán cho đúng quy định của pháp luật. An lệ không quy định rồ lãi suất này là lãi suất cho vay đối với kỳ hạn nào (ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn), như vậy, tùy vào thời hạn vi phạm của bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán mà luật sư có thể tư và mức lãi suất cho vay quá hạn của hợp đồng tín dụng có thời hạn tương ứng.
Ví dụ, bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán đã hơn 2 năm thì Luật sư có thể tư vấn áp dụng mức lãi suất cho vay quá hạn của ngân hàng trong hợp đồng tín dụng tương ứng. Luật sư cũng cần lưu ý, mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán là mức lãi suất trần (cao nhất) được pháp luật cho phép. Khách hàng có thể áp dụng mức lãi suất thấp hơn tùy thuộc vào mong muốn của họ.
Trong các hợp đồng dân sự mà các bên không có thỏa thuận về lãi suất chậm thanh toán thì luật sư tư vấn cho khách hàng mức lãi suất phù hợp không quá mức trần về lãi suất là 10%/năm trên số tiền chậm thanh toán theo quy định tại Điều 357 BLDS năm 2015.
Nguồn tổng hợp từ Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật và tham gia giải quyết tranh chấp ngoài tòa án của luật sư - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác.
Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!
Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm