Chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta trước năm 1945

19/10/2024
Khổng Minh
Khổng Minh
Chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam trước Cách mạng tháng tám năm 1945 mang đậm dấu ấn của phong kiến và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tập quán địa phương và sự khác biệt giữa các vùng miền. Chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam trước năm 1945 là một hệ thống phức tạp, mang nhiều yếu tố bất bình đẳng, đặc biệt là đối với phụ nữ.

1- Khái quát về chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta trước cách mạng tháng tám năm 1945

Hệ thống pháp luật của Nhà nước ta nói chung, pháp luật Về hôn nhân và gia đình nói riêng đều có những giai đoạn phát triển đến dần hoàn thiện; phụ thuộc vào các điều kiện phát triển Về kinh tế - xã hội, thực tiễn các quan hệ hôn nhân và gia đình, nhiệm vụ chính trị của đất nước.

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến. Cùng với việc duy trì quan hệ sản xuất phong kiến, thực dân Pháp và giai cấp địa chủ phong kiến còn lợi dụng chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến đã tồn tại và được duy trì từ nhiều thế kí ở nước ta để củng cố nền thống trị của chúng. Vào ngày 25/8/1883, triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp bản “Hiệp ước Hảc-mãng' theo đó nước ta được chia làm ba miền: Nam kì là thuộc địa của Pháp, Bắc kì là xứ bảo hộ của Pháp và Trung kì do triều đình quản lí. Dựa theo Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Pháp (1804), thực dân Pháp đã cho ban hành ba Bộ luật Dân sự. Trong đó, chế độ hôn nhân và gia đình được quy định và áp dụng tại Bắc kì (Bộ luật Dân sự năm 1931); tại Trung kì (Bộ luật Dân sự năm 1936) và tại Nam kì (tập Dân luật giản yếu năm 1883).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý về hợp đồng hôn nhân của Công ty Luật TNHH Everest

2- Đặc điểm của chế độ hôn nhân và gia đình thời kỳ thực dân phong kiến

Mặc dù mỗi bộ dân luật được ban hành và áp dụng ở từng miền (vùng) nhưng tựu trung lại, chế độ hôn nhân và gia đình do nhà nước thực dân - phong kiến đều có chung các đặc điểm sau:

- Duy trì chế độ hôn nhân cưỡng ép phụ thuộc vào cha mẹ hoặc các bậc thân trưởng trong gia đình, dù con đã thành niên, với quan niệm “cha mẹ đặt đầu con ngồi đó ”. Vì dụ: Điều 77 Bộ luật Dân sự Bắc kì năm 1931 quy định: “Phàm con cái đã thành niên cũng như chưa thành niên, không Khi nào không có cha mẹ bằng lòng mà kết hôn được ”.

- Thừa nhận chế độ nhiều vợ (chế độ đa thê). Cho phép người chồng có quyền được lấy nhiều vợ. Vì dụ: Điều 79 Bộ luật Dân sự Bắc kì năm 1931 quy định: “Có hai cách giả thú hợp phép: Giá thú Về chính thất và giá thú Về thứ nhất” và “chưa lấy vợ chỉnh thì không được lấy vợ thứ” (Điều 80).

- Duy trì quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ trong gia đình với quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một con trai coi như có, mười con gái cũng như không).

- Thực hiện nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ chồng với quan niệm “thuyền theo lái, gái theo chồng”, “phu xướng phụ tuỳ”... người đàn bà lấy chồng bị coi là “vô năng lực”; người vợ phụ thuộc chồng Về mọi mặt trong gia đình.

- Bảo vệ và củng cố quyền của người gia trưởng. Đó là quyền của chồng đối với vợ, quyền của cha mẹ đối với các con... phân biệt đối xử giữa các con, coi rẻ quyền lợi của con cái, con ngoài giá thú không được khởi kiện đế truy tìm cha, mẹ của mình trước Tòa án.

Ví dụ: Điều 204 Bộ luật Dân sự Bắc kì năm 1931 quy định: “Quyền chủ tế đối với tất cả mọi người đồng cư trong nhà là quyền của người gia trưởng... ” hoặc theo quy định tại Điều 168 cũng của Bộ luật này: “Nếu là con loạn luân hay con ngoại tình của người mẹ thì hộ lại không được đãng kí sự khai nhận đứa con hoang ấy

- Nếu hộ lại đã trót khai nhận thì coi như không và vô hiệu “Phàm con hoang vó thừa nhận thì không được phép thưa trước Tòa án Để truy nhận gốc tích cha mẹ là ai” (Điều 174).

- Quy định giải quyết ly hôn dựa trên cơ sở lỗi của vợ, chồng. Pháp luật quy định những duyên cớ ly hôn riêng cho người chồng (dựa vào lỗi của người vợ); những duyên cớ ly hôn riêng cho người vợ (dựa vào lỗi của người chồng) và những duyên cớ ly hôn chung cho cả hai vợ chồng.

Vì dụ: Theo Điều 118 Bộ luật Dân sự Bắc kì năm 1931 quy định: “Chổng có thế xin ly hôn Vì duyên cớ sau:

1. Vì vợ phạm gian.

2. Vì vợ bỏ nhà chong mà đi, tuy đã bách phải Về mà không Về.

3. Vì vợ thứ đảnh, chửi, bạo hành với vợ chính ” (đây cũng là nội dung được quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự Trung kì năm 1936).

Cũng theo Điều 119 - Bộ luật Dân sự Bắc kì năm 1931 và Điều ly8 Bộ luật Dân sự Trung kì năm 1936 thì người vợ có quyền yêu cầu ly hôn nếu người chồng không thi hành nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho vợ con tuỳ theo tư lực; người chồng bỏ cư sở hôn nhân hơn 02 năm (theo Bộ luật Dân sự Bắc kì năm 1931) và hơn 01 năm (theo Bộ luật Dân sự Trung kì năm 1936) mà không có duyên cớ chính đáng và không cấp dưỡng cho vợ, con...

Đặc biệt tập Dân luật giản yếu năm 1883 áp dụng ở Nam kì đã áp dụng chế độ “tam bất khứ” cho người vợ. Theo cồ luật phong kiến Việt Nam, chồng không có quyền “rẫy” (ly hôn) vợ nếu: Lấy nhau trước nghèo sau giàu (tiền bần tiện, hậu phú quý); người vợ đã để tang nhà chồng 3 năm (giữ canh tam niên tang); có chỗ nương tựa lúc đi lấy chồng mà không có chỗ Về (hữu sở thú, vô sở quy).

- Ngoài ra, chế độ hôn nhân và gia đình được quy định trong các bộ dân luật nói trên đều quy định việc để tang những người tôn thuộc trong gia đình là điều kiện để hôn nhân có giá trị pháp lí (Điều 84 Bộ luật Dân sự Bắc kì). Nếu trong gia đình có ông, bà, cha, mẹ chết, con cháu phải để đại tang sau 27 tháng mới được kết hôn; nếu gia đình có “trùng tang” thì việc để tang không quá 30 tháng. Trường hợp vợ chết, chồng phải để tang sau 12 tháng mới được tái thú; nếu người chồng chết trước, người vợ phải để tang chồng sau 27 tháng mới được tái giá. Nếu vợ chồng ly hôn, người vợ phải chờ sau 300 ngày kể từ ngày phán quyết ly hôn có hiệu lực, mới được kết hôn với người khác (thời kì cư sương).

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest

3- Ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam tới chế độ hôn nhân và gia đình

Chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 là công cụ pháp lí của nhà nước thực dân, phong kiến nhằm củng cố và bảo vệ lợi ích của giai cấp địa chủ phong kiến. Các văn bản pháp luật do nhà nước thực dân phong kiến ban hành đã dựa trên những phong tục, tập quán lạc hậu của xã hội phong kiến Việt Nam và phỏng theo Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp (1804) với quan điểm thuần tuý coi các quan hệ hôn nhân và gia đình là một chế định do dân luật điều chỉnh.

Đảng Cộng sản Việt Nam ngay sau khi ra đời ngày 03/02/1930 đã đề ra nhiệm vụ phải xóa bỏ chế độ hôn nhân và gia đình phong kiến lạc hậu; coi đó là một yêu cầu cấp thiết của cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ nói riêng, của sự nghiệp cách mạng nói chung. Trong chương trình hành động của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 6/1932, đã đề ra yêu cầu đấu tranh đòi “bỏ hết thảy các pháp luật và tục lệ hủ bại làm cho đàn bà không được bình đẳng với đàn ông, chế độ áp bức của cha mẹ đố1 với con cái, của chồng đối với vợ... cấm tục lấy nhiều vợ, vợ hầu, vợ lẽ; quyền đàn bà được giữ lại con mình lúc ly dị”. Vào thời kì này, trong các chương trình hành động của thanh niên, phong trào dân tộc dân chủ cũng thể hiện nội dung yêu cầu đấu tranh đó.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư ly hôn của Công ty Luật TNHH Everest

4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Bài viết Chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta trước năm 1945 được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại. 

[b] Bài viết Chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta trước năm 1945 có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail:  info@everest.org.vn.

0 bình luận, đánh giá về Chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta trước năm 1945

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
0.16730 sec| 968.445 kb