Tư vấn áp dụng chế tài khi không thực hiện đúng hợp đồng

"Nơi không có quyền lực cộng đồng thì không có pháp luật, nơi không có pháp luật thì không có gì gọi là công bằng"

- Oliver Wendell Holmes (Mỹ)

Tư vấn áp dụng chế tài khi không thực hiện đúng hợp đồng

Hợp đồng có hiệu lực pháp luật trở thành cơ sở pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đó, việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ những nghĩa vụ của hợp đồng thì phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, căn cứ áp dụng là theo sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Luật Thương mại năm 2005 quy định các loại chế tài tại Điều 292, theo đó có các chế tài sau: (i) Buộc thực hiện đúng hợp đồng, (ii) Phạt vi phạm, (iii) Buộc bồi thường thiệt hại, (iv) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng, (v) Đinh chỉ thực hiện hợp đồng, (vi) Hủy bỏ hợp đồng, (vii) Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật.

Liên hệ

I- TƯ VẤN VỀ VIỆC LỰA CHỌN CHẾ TÀI ÁP DỤNG ĐỐI VỚI HÀNH VI KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG:

Hợp đồng có hiệu lực pháp luật trở thành cơ sở pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đó, việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ những nghĩa vụ của hợp đồng thì phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, căn cứ áp dụng là theo sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. Luật Thương mại năm 2005 quy định các loại chế tài tại Điều 292, theo đó có các chế tài sau: (i) Buộc thực hiện đúng hợp đồng, (ii) Phạt vi phạm, (iii) Buộc bồi thường thiệt hại, (iv) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng, (v) Đình chỉ thực hiện hợp đồng, (vi) Hủy bỏ hợp đồng, (vii) Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật.

Khi một bên trong quan hệ hợp đồng có hành vi vi phạm hợp đồng thì họ có thể phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mang tính vật chất. Do hợp đồng thương mại được các bên ký kết là những hợp đồng mang tính chất đền bù ngang giá, phản ánh mối quan hệ mang tính chất hàng hóa tiền tệ, nên việc áp dụng các chế tài mang tính chất tài sản là tất yếu, trừ khi chính bản thân người bị vi phạm trong cùng quan hệ hợp (lòng không muốn áp dụng chế tài hợp đồng đối với bên vi phạm. Hậu quả bất lợi mang tính chất tài sản thể hiện ở việc bên có hành vi vi phạm phải nộp một khoản tiền phạt hợp đồng, nộp tiền bồi thường hợp đồng hay những chi phí cần thiết để thực hiện đúng hợp đồng... Các chế tài tài sản áp dụng đối với bên vi phạm dưới những hình thức khác nhau đều dẫn đến việc bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản. Tuy nhiên, có những chế tài không mang tính chất tài sản như chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng và hủy hợp đồng.

Có thể phân loại các chế tài trong thương mại thành 3 nhóm:
(i) Chế tài đảm bảo hợp đồng được thực hiện nhằm thỏa mãn mục đích của các bên khi ký kết: chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng.
(ii) Các chế tài liên quan đến tài sản nhằm ngăn ngừa và bù đắp các thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra: chế tài phạt hợp đồng, chế tài bồi thường thiệt hại.
(iii) Các chế tài mang tính tổ chức của hợp đồng như chế tài đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng, tạm ngừng việc thực hiện hợp đồng.

Việc luật sư tư vấn cho khách hàng lựa chọn áp dụng hình thức chế tài nào phụ thuộc vào các nội dung sau:

Thứ nhất, căn cứ vào tình hình thực tế thực hiện hợp đồng, luật sư cần ưu tiên áp dụng chế tài tạo điều kiện cho các bên đạt được lợi ích mà họ mong đợi khi giao kết hợp đồng trước (áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng); trong trường hợp không thể áp dụng được chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thì mới áp dụng đến chế tài triệt tiêu một phần hoặc toàn bộ hợp đồng vì như vậy các bên không đạt được lợi ích đặt ra khi giao kết hợp đồng (áp dụng chế tài đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng, tạm ngừng việc thực hiện hợp đồng). Các chế tài liên quan đến tài sản như bồi thường thiệt hại, phạt hợp đồng có thể được áp dụng đồng thời với việc áp dụng các chế tài trên.

Thứ hai, phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng và quy định của pháp luật

Trên thực tế, bên có hành vi vi phạm hợp đồng có bị áp dụng chế tài hay không, áp dụng chế tài nào còn phải phụ thuộc vào việc chứng minh có hội tụ đủ các căn cứ xác định trách nhiệm hợp đồng đối với từng hình thức chế tài cụ thể. Có những chế tài mà căn cứ áp dụng phải có thỏa thuận trong hợp đồng như chế tài phạt hợp đồng hoặc một trong số các căn cứ áp dụng chế tài là hành vi vi phạm là thỏa thuận để áp dụng chế tài này như chế tài hủy bỏ hợp đồng, đình chỉ hợp đồng. Hoặc đối với chế tài tạm ngừng hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng, đình chỉ hợp đồng thì việc áp dụng chế tài này khi bên vi phạm có hành vi vi phạm cơ bản hợp đồng. Trong trường hợp này, luật sư phải kiểm tra hành vi vi phạm của phía bên kia có căn cứ áp dụng chế tài nào.

Thứ ba, luật sư cần lưu ý rằng chủ thể có quyền lựa chọn và quyết định áp dụng chế tài nào, phạm vi áp dụng đến đâu chính là bên bị vi phạm hợp đồng

Bên bị vi phạm có toàn quyền quyết định áp dụng chế tài nào, phạm vi áp dụng như thế nào phù hợp với tình hình thực tế, thỏa thuận của các bên và quy định của pháp luật. Khi luật sư tư vấn cho bên bị vi phạm áp dụng các chế tài trong thương mại, nhưng bên vi phạm không thừa nhận hành vi vi phạm hay không tuân thủ các biện pháp chế tài đưa ra thì tiếp tục tư vấn cho bên bị vi phạm có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền (Tòa án hoặc Trọng tài thương mại) giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bên bị vi phạm được toàn quyền quyết định việc yêu cầu bên vi phạm thực hiện một phần hay toàn bộ trách nhiệm tài sản đối với mình. 

Ví dụ: khi xác lập hợp đồng, căn cứ vào Điều 307 Luật Thương mại năm 2005 hai bên thỏa thuận trong trường hợp vi phạm hợp đồng sẽ áp dụng đồng thời hai chế tài là phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, bên bị vi phạm có thể chỉ áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại mà không áp dụng phạt vi phạm. Trong trường hợp này, Tòa án hoặc trọng tài thương mại được bên bị vi phạm yêu cầu giải quyết tranh chấp phải tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự.

Xem thêm về: Dịch vụ pháp lý về đầu tư

II- TƯ VẤN THỦ TỤC ÁP DỤNG CÁC CHẾ TÀI ĐỐI VỚI BÊN VI PHẠM

Luật sư tư vấn cho khách hàng soạn thảo công văn về việc áp dụng các chế tài phù hợp với hoàn cảnh thực tế, thỏa thuận của các bên và quy định của pháp luật. Trong công văn cũng phải ấn định một thời gian cụ thể buộc bên vi phạm hợp đồng phải thực hiện trong khoảng thời gian đó và khẳng định nếu bên vi phạm không tự nguyện thực hiện thì bên bị vi phạm sẽ phải dùng đến các phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài thương mại (tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên) để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Đặc biệt, đối với việc áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng thi bên bị vi phạm khi áp dụng chế tài này phải gửi ngay thông báo cho phía bên kia. Nếu không thông báo mà áp dụng chế tài này gây ra thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh.

Đồng thời với việc gửi thông báo, luật sư giúp khách hàng gửi các tài liệu chứng minh hành vi vi phạm và các tài liệu làm căn cứ để áp dụng chế tài đó như các tài liệu chứng minh thiệt hại đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Các bên trong hợp đồng có quyền tự do lựa chọn biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phù hợp với quy định của pháp luật dân sự. Khi nghĩa vụ được bảo đảm bị vi phạm (không thực hiện đúng nghĩa vụ) thì bên bị vi phạm có quyền thực hiện các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm. Biện pháp bảo đảm có thể là một điều khoản trong hợp đồng hoặc trong một hợp đồng riêng (hợp đồng phụ) đi kèm hợp đồng chính. Trước khi tư vấn xử lý tài sản bảo đảm, luật sư phải kiểm tra giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp và có hiệu lực pháp luật.

Thứ nhất, các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

Luật sư lưu ý trường hợp xử lý tài sản bảo đảm phổ biến nhất là khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ trong hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trường hợp thứ hai là bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

Ví dụ: Ngân hàng A ký hợp đồng tín dụng với công ty B. Thời hạn trả nợ là 3 năm. Hợp đồng có thỏa thuận trả tiền nợ gốc và tiền lãi thành 5 kỳ, mồi kỳ 6 tháng. Để đảm bảo cho nghĩa vụ thanh toán, công ty B đã thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất của công ty cho Ngân hàng A. Công ty B vi phạm nghĩa vụ trả nợ, cụ thể là không trả được kỳ hạn nào. Mặc dù chưa hết thời hạn vay là 3 năm, luật sư vẫn có thể tư vấn cho khách hàng thu giữ để xử lý tài sản bảo đảm vì công ty B đã vi phạm nghĩa vụ.

Thứ hai, phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm

Luật sư cần kiểm tra trong hợp đồng nghĩa vụ bảo đảm bao gồm những nghĩa vụ gì. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì phạm vi bảo đảm được coi là bảo đảm toàn bộ nghĩa vụ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.

Thứ ba, trình tự xử lý tài sản bảo đảm

- Một là, trước khi xử lý tài sản bảo đảm, luật sư tư vấn cho khách hàng thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác. Trường hợp không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.

Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.

- Hai là, yêu cầu giao tài sản bảo đảm để xử lý

Luật sư tư vấn cho khách hàng yêu cầu người đang giữ tài sản bảo đảm giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý. Trường hợp người đang giữ tài sản bảo đảm không giao thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

- Ba là, xử lý tài sản bảo đảm

Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành có 9 biện pháp bảo đảm: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản. Có thể phân thành 3 nhóm khác biệt nhau về việc xử lý tài sản bảo đảm như sau: 

Nhóm biện pháp bảo đảm nếu có vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm sẽ được quyền sở hữu tài sản bảo đảm. Cụ thể, bên nhận đặt cọc, ký cược và ký quỹ sẽ được quyền sở hữu tài sản đặt cọc, ký cược và ký quỹ;

Nhóm biện pháp bảo đảm nếu có vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm được quyền xử lý tài sản bảo đảm. Cụ thể, bên nhận cầm cố, thế chấp, bảo lãnh được quyền xử lý tài sản cầm cố, thế chấp và bảo lãnh theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật;

Nhóm biện pháp bảo đảm còn lại thì không bao giờ có việc xử lý tài sản bảo đảm. Gồm có: tín chấp, bảo lưu quyền sở hữu (chỉ có tài sản của chủ sở hữu trong quan hệ hợp đồng mua bán, chứ không có tài sản bảo đảm) và cầm giữ tài sản (chỉ có tài sản của người có nghĩa vụ thanh toán bị cầm giữ trong quan hệ hợp đồng mua bán, chứ không có tài sản bảo đảm).

Trường hợp luật sư tư vấn cho khách hàng trong hợp đồng có thỏa thuận về biện pháp cầm cố, thế chấp thì sẽ xử lý tài sản theo một trong bốn phương thức sau theo quy định tại Điều 303 BLDS năm 2015:

- Bán đấu giá tài sản theo pháp luật về đấu giá tài sản;
- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
- Phương thức khác.

Việc xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức nào sẽ căn cứ vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng không có thỏa thuận thì việc xử lý tài sản bảo đảm sẽ theo phương thức bán đấu giá tài sản.

Nguồn tổng hợp từ Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật và tham gia giải quyết tranh chấp ngoài tòa án của luật sư - Học viện Tư pháp và một số nguồn khác.

 

Liên hệ tư vấn
Liên hệ tư vấn

Chuyên viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ!

Tư vấn sử dụng dịch vụ miễn phí

Hoặc
Đăng ký tư vấn
Công ty luật TNHH Everest - Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Everest
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu
Thương hiệu tư vấn pháp lý hàng đầu

Top 20 thương hiệu vàng Việt Nam

Tự hào là đối tác thương hiệu lớn
Video
Everest - Hành trình vượt khó cùng đối tác
Hợp đồng góp vốn thành lập doanh nghiệp
Gặp các chuyên gia Đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm
Để làm được những điều đó, mỗi một luật sư thành viên thuộc Hãng luật của chúng tôi đều phải rèn luyện không ngừng để có kiến thức Uyên thâm về chuyên môn, luôn đặt Tình yêu và Trách nhiệm vào công việc
4.4 5 (1 đánh giá)
0 bình luận, đánh giá về Tư vấn áp dụng chế tài khi không thực hiện đúng hợp đồng

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận sản phẩm
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
Tổng đài tư vấn: 024-66 527 527
Giờ làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 8h30 - 18h00
1.32497 sec| 1126.25 kb